Bảo vệ người già khỏi lừa đảo qua điện thoại

Trước sự bùng nổ của các công cụ kết nối trực tuyến, khả năng nắm bắt, cập nhật thông tin của người dân phụ thuộc chủ yếu vào mức độ am hiểu công nghệ. Đây lại là điểm yếu của đa số người trung niên, người cao tuổi. Lại thừa sự “cả tin”, họ dễ trở thành m

Ảnh nh họa

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Với tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân ở mức phổ biến tại Việt Nam hiện nay, không khó để giới tội phạm có đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, nghề nghiệp, nơi cư trú của một cá nhân. Từ đó, chúng sẽ xây dựng một kịch bản giả tưởng nhằm dẫn dụ hoặc uy hiếp nạn nhân chuyển tiền.

Phổ biến nhất là lừa nạn nhân trúng thưởng, sau đó yêu cầu trả một khoản phí, hoặc giả danh công an đang “đánh án”, xử lý vi phạm, đề nghị nạn nhân hợp tác để tránh bị phạt nặng, rơi vào vòng lao lý. Một thủ đoạn khác thường nhằm vào người già là lừa mua các sản phẩm liên quan sức khỏe như thực phẩm chức năng với giá “cắt cổ”.

Theo các chuyên gia y tế, bên cạnh việc khó khăn trong kiểm chứng thông tin, người già bị suy giảm khả năng phán đoán tình huống và trí nhớ, họ có xu hướng quay về một số tính cách như thời trẻ con.

Do đó, hỏi han, chia sẻ từ con cái rất quan trọng với người già, vừa giúp họ đỡ nhạy cảm, tủi thân, vừa bảo vệ kịp thời trong trường hợp đang bị lừa đảo.

Đơn giản nhất là thường xuyên giúp bố mẹ, ông bà kiểm tra, cập nhật phần mềm điện thoại, hướng dẫn cách lên mạng, chơi mạng xã hội an toàn, kể những câu chuyện cảnh giác khi nhận cuộc gọi từ người lạ. Trái lại, sự thiếu thốn về thông tin, thiếu sự quan tâm luôn đẩy người già vào nhiều mối nguy cơ, không riêng lừa đảo.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: