Bài học từ kết quả phiên tòa Vinasun và Grab

VOVGT - Tòa chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, buộc Grab Việt Nam bồi thường 4,8 tỷ đồng...

>>> Vụ Vinasun kiện Grab: VKS cho rằng không đủ cơ sở buộc Grab bồi thường 41,2 tỷ đồng

>>> Hòa giải bất thành, Grab từng đề nghị mua cổ phiếu của Vinasun

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Vụ kiện giữa Grab Việt Nam và Vinasun, sau thời gian thưa kiện kéo dài, nhiều lần tạm hoãn, đến sáng ngày 28/12/2018, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TPHCM cũng đã đưa ra phán quyết cuối cùng.

Kết quả này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với các bên liên quan và người sử dụng dịch vụ; cũng như bài học rút ra từ phía cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng bằng ô tô.

Đại diện Vinasun (bên trái) và đại diện Grab tại tòa sáng nay (28/12). Ảnh: Dương Trọng Nghĩa

Sau nhiều lần xét xử, thu thập và xác nh các chứng cứ, cũng như cho đôi bên được tự thảo thuận hòa giải không đi đến kết quả thống nhất, sáng 28/12, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TPHCM thông qua các chứng cứ và tranh luận, khẳng định không có căn cứ đồng ý toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun.

Tòa chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, buộc Grab Việt Nam bồi thường 4,8 tỷ đồng.

Trước khi đưa ra quyết định trên, hội đồng xét xử đã nhận định, Grab đã vi phạm Nghị định 86 về kinh doanh vận tải bằng ôtô, Đề án 24 về thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ quản lý vận tải, Thông tư 63 về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng bàng ô tô, Luật Thương mại, Luật lao động... Bởi Grab chỉ được phép cung ứng dịch vụ kết nối nhưng thực tế lại trực tiếp kinh doanh vận tải taxi.

Đây là hành vi có lỗi của Grab, vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật. Minh chứng là, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, trong 6 tháng đầu năm nay, đã xử lý đối với xe hợp đồng có sử dụng phần mềm ứng dụng vi phạm không giấy phép kinh doanh, không có hợp đồng vận chuyển, không phù hiệu, hợp đèn, không nêm yết tên số điện thoại, vi phạm trật tự an toàn giao thông, không khẩu hiệu an toàn là trên hết…

Đồng thời, trong năm 2017, hai lần Bộ GTVT yêu cầu, Grab Việt Nam dừng dịch vụ Grab share do không nằm trong đề án 24 nhưng Grab không chấp hành. Ngoài ra, Grab đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, giảm và tăng giá cước trong ngày, trực tiếp gửi đến hành khách các chương trình khuyến mãi mà chưa thông qua Bộ Công Thương.

Do đó, lượng hành khách cũng như người lao động chuyển từ Vinasun sang Grab là có mối liên hệ nhân quả. Từ đó, Grab Việt Nam đã gây thiệt hại một phần cho phía Vinasun và ảnh hưởng đến hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô. Tuy nhiên, về kết quả giám định bồi thường thiệt hại, Tòa cho rằng, những thiệt hại phía Vinasun đưa ra là chưa thỏa đáng, do Grab không phải là nguyên nhân duy nhất khiến vinasun gặp khó khăn. Nên thay vì 42 tỷ đồng, Grab chỉ bồi thường 4,8 tỷ đồng cho Vinasun.

Đồng thời kiến nghị, các Sở ngành như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài Chính cần có những chính sách điều chỉnh để quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có ứng dụng phần mềm công nghệ, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Đồng tình với kiến nghị của tòa, luật sư Nguyễn Văn Đức đánh giá: "Tôi nghĩ rằng các công ty liên quan như chính phủ bộ giao thông vận tải cũng đã nhìn ra được vấn đề và trong dự thảo nghị định 86 sửa đổi bổ sung thì theo tôi viết cũng đã có phương án đưa Grab vào quản lý giống như một doanh nghiệp taxi thì cái đó tôi cho rằng thời điểm mà bản án được tuyên cũng đã phù hợp với dự thảo sửa đổi bổ sung nghị định 86 về kinh doanh vận tải".

Ảnh: Dương Trọng Nghĩa

Với phán quyết trên, phía Grab Việt Nam cho rằng, Tòa án nhân dân TPHCM đã “vượt xa” thẩm quyền và can thiệp quá sâu vào công tác quản lý của nhà nước. Nhất là không thể lợi dụng vụ kiện, thủ tục tư pháp để can thiệp vào hoạt động kinh doanh, cạnh tranh thị trường, hoạt động kinh tế - xã hội.

Luật sư Lưu Tiến Dũng nói: "Đây là một phiên tòa mà tòa đã đi quá xa so với thẩm quyền của mình, cái việc tòa án không có chức năng định danh một doanh nghiệp hoạt động theo lĩnh vực nào mà tòa án lại tuyên định danh hoạt động của công ty Grab (bị đơn) là hoạt động kinh doanh vận tải là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai là bị đơn Grab đã vi phạm đề án thí điểm về giao thông vận tải, Đây là điểm tôi thất vọng về phán quyết của tòa. Điểm thứ 3 tòa đã can thiệp vào các công việc quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực bảo hiểm, trong lĩnh vực thuế, vì đây không phải là thẩm quyền của tòa án mà tòa án đã đưa ra những kiến nghị mà tôi cho rằng không có căn cứ cuối cùng tôi cho rằng tòa không có cơ sở để chấp nhận kết quả giám định của công ty Cửu Long, và cũng không có cơ sở để đưa ra con số bồi thường 4.8 tỷ là con số tròn để buộc Grab bồi thường cho Vinasun".

Với kết quả cuối cùng này, chắc chắn sẽ tác động ít nhiều đến hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, cũng như những lợi ích của người sử dụng dịch vụ trong thời gian tới. Đề cập thêm một khía cạnh khác, để vụ kiện kéo dài và gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian qua, là vấn đề mà cơ quan quản lý nhà nước cần nhìn nhận trong công tác quản lý các loại hình hoạt động vận tải hành khách.

Bởi trên thực tế, Grab là mô hình vận tải hành khách đem lại nhiều tiện lợi cho người dân, nh bạch trong giá cước, phù hợp với xu thế và nên được khuyến khích nhưng cần phải có một quy định cụ thể và phù hợp.

Không thể cứng nhắc áp dụng theo mô hình chia sẻ như các nước đã áp dụng, các Sở ngành cần sớm điều chỉnh những chính sách hợp lý để quản lý hiệu quả các loại hình vận tải hành khách bằng ô tô.