Bài học bỏ sót từ chiếc điện thoại thông minh

Ngày nay, trẻ em ở thành thị đã quá quen thuộc với điện thoại thông minh, thậm chí là sở hữu riêng một hoặc vài chiếc smartphone. Nhưng không phải em nhỏ nào cũng nắm được kỹ năng sử dụng các thiết bị thông minh một cách... thông minh.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh nh họa

Đã bao giờ bạn hỏi con mình rằng: Hàng ngày, con dùng điện thoại vào việc gì? Sẽ không bất ngờ nếu câu trả lời của chúng là: Học online, chơi game, lướt mạng xã hội…

Nhưng điều khiến chúng ta lo lắng, chính những chiếc smartphone kia sẽ trở thành "cánh cửa thần kỳ" dẫn lũ trẻ đến thẳng những điều nguy hại mà chúng không hề hay biết. Và "cánh cửa" đó không có ổ khóa, hoặc nếu có, thì khóa không kỹ.

Đã từng có những vụ việc trẻ em bị kẻ xấu dụ dỗ tự quay clip nóng, chụp hình khỏa thân của mình, sau đó bị chúng khống chế và lạm dụng. Đó là khi "cánh cửa" nêu trên được các em chủ động mở toang. Các em chưa được dạy về rủi ro này khi cha mẹ giao máy.

Cũng sẽ có những em ý thức hơn trong việc bảo vệ bản thân, nhưng lại thiếu kiến thức về các phần mềm gián điệp, cài đặt, sử dụng phần mềm nguy hại và bị hack camera của điện thoại, dẫn đến bị lộ hình ảnh riêng tư. Đó là lúc "cánh cửa" bị phá khóa. Và ngay cả cha mẹ các em cũng có thể là nạn nhân.

Một điều nữa khiến chúng ta lo lắng, đó là trẻ con vẫn là trẻ con, vẫn sợ hãi khi phạm lỗi, và có xu hướng làm theo mọi yêu cầu của người lớn. Chúng sẽ dễ dàng giao nộp điện thoại của mình, kèm theo mật khẩu cho thầy, cô, thậm chí là cơ quan công an (nếu vi phạm), và mọi thứ riêng tư trong chiếc điện thoại của chúng sẽ không còn là riêng tư nữa.

Do vậy, khi giao máy điện thoại cho con, đừng đơn thuần nghĩ rằng chúng chỉ sử dụng để học bài, chơi game, hay lướt Facebook, mà phải có sự kiểm soát.

Và đừng quên dạy chúng nhớ rằng, điện thoại thông nh không phải là nơi lưu trữ thông tin an toàn, các bậc làm cha, làm mẹ nhé!

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: