Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

'Miễn' kiểm tra định kỳ, 'thẻ xanh' cho doanh nghiệp nghiêm túc bảo vệ môi trường

Phóng viên - 24/08/2020 | 6:03 (GTM + 7)

Siết chặt quản lý các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có nguy cơ rủi ro cao về ô nhiễm môi trường nhưng “miễn” quan trắc định kỳ, tạo hành lang thông thoáng những doanh nghiệp tuân thủ tốt các quy định về bảo vệ môi trường. Đây là một điểm mới đáng chú ý tro

Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp, mặc dù có kết quả quan trắc chất thải định kỳ đạt quy chuẩn, nhưng chỉ khi các cơ quan chức năng thực hiện thanh, kiểm tra mới phát hiện vi phạm
Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp, mặc dù có kết quả quan trắc chất thải định kỳ đạt quy chuẩn, nhưng chỉ khi các cơ quan chức năng thực hiện thanh, kiểm tra mới phát hiện vi phạm (Ảnh minh họa)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mới đây, Công ty TNHH liên danh Lever Việt Nam có trụ sở tại thị xã Mỹ Hào vừa bị UBND tỉnh Hưng Yên xử phạt hơn 700 triệu đồng do làm ô nhiễm môi trường, trong đó có hành vi xả nước thải vượt quá quy chuẩn trên 10 lần. Đây chỉ là một trong số ít những doanh nghiệp bị phát hiện có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp, mặc dù có kết quả quan trắc chất thải định kỳ đạt quy chuẩn, nhưng chỉ khi các cơ quan chức năng thực hiện thanh, kiểm tra mới phát hiện vi phạm.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Tài Nguyên và môi trường đã đề xuất thay đổi cơ chế quản lý môi trường theo phương thức quản lý rủi ro.

Theo đó, tăng cường giám sát, theo dõi đối với những cơ sở có nguồn thải lớn, thuộc loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; không bắt buộc các doanh nghiệp duy trì chế độ quan trắc định kỳ, mà chỉ áp dụngđối với những các cơ sở có hành vi xả chất thải, nguồn tiếp nhận chất thải bị ô nhiễm bất thường hay có khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường. 

Ông Nguyễn Hưng Thịnh- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường- Bộ Tài Nguyên và Môi trường kỳ vọng về hiệu quả của đề xuất này:

"Với quy định mới vừa đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước  yêu cầu giám sát hoạt động quản lý xả thải của các DN, vừa giúp các DN giảm chi phí tuân thủ, ước tính giảm chi phí tuân thủ khoảng 20 nghìn tỷ đồng/ năm".

TS Trần Văn Miều- Phụ trách truyền thông Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam băn khoăn, nếu doanh nghiệp không thực hiện quan trắc định kỳ 3,6 tháng, rất khó để phát hiện ra những sự cố môi trường.

Chẳng hạn, một số doanh nghiệp đã hoàn thành việc đánh giá tác động môi trường, hệ thống xử lý nước thải, nước thải đầu ra đáp ứng các yêu cầu, nhưng trong quá trình vận hành vẫn có thể xảy ra những sự cố gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, việc phân loại doanh nghiệp phải thực hiện quan trắc định kỳ không đơn giản, TS Trần Văn Miều phân tích: 

"Tôi cho rằng là cái mà lại quy định là đơn vị nào làm tốt rồi thì không quan trắc mà đơn vị nào chưa làm tốt thì phải quan trắc phân loại tốt, chưa tốt là nó rất khó để thực hiện và cũng không rõ ràng. Nó có thể chạy theo theo cái này. Nó lại chạy theo cái kia làm cho công tác quản lý nhà nước của mình đã gặp rất nhiều khó khăn".

Ở góc độ doanh nghiệp sản xuất, ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam ủng hộ với quy định mới của Dự Luật. Theo ông Giang, cần phải phân chia các doanh nghiệp dệt may thành 2 nhóm để có những biện pháp đánh giá quản lý môi trường phù hợp.

Đối với những doanh nghiệp may và dệt, nguồn nước xả thải không gây ảnh hưởng đến môi trường thì việc giảm tần suất quan trắc định kỳ tại doanh nghiệp sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Tuy nhiên đối với nhóm doanh nghiệp dệt nhuộm, trong nước xả thải có nhiều hóa chất liên quan đến mùi và màu nhuộn cần phải kiểm soát chặt chẽ. Ông Vũ Đức Giang lưu ý: 

"Những doanh nghiệp dệt nhuộm cũng cần kiểm soát theo quan trắc tự động giữa  nhà máy xử lý nước thải của khu công nghiệp này với Sở Tài nguyên và Môi trường. Khi cấp phép đầu tư cho các khu công nghiệp thì yêu cầu các KCN phải đầu tư vào hệ thống công nghệ phần mềm để quan trắc trực tiếp gắn với hệ thống quan trắc trực tiếp giữa nhà máy với Sở TNMT".

Ông Giang cho biết thêm, Luật bảo vệ môi trường sửa đổi cũng cần bổ sung những điều khoản quy định chính quyền địa phương cần phải thực hiện kiểm soát và đánh giá về công nghệ xử lý nước thải của các nhà máy dệt nhuộm trong quá trình trước, trong và sau đầu tư. 

Đối với quy định, các cơ sở, doanh nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường phải lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và truyền dữ liệu 24/24 về Sở Tài Nguyên và môi trường địa phương để theo dõi, giám sát, nhiều ý kiến cho rằng, quy định này giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp tự giác thực hiện tốt các quy định về thu gom, quản lý và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động, đồng thời giúp phân loại mức độ doanh nghiệp chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.  

Tại Nghị định số 40 và Thông tư 25 ban hành ngày 31/12/2019 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường cũng đã quy định thời hạn các doanh nghiệp phải hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc tự động liên tục. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch covid, đại diện Hiệp hội Giấy đề xuất lùi thời hạn lắp đặt:

"Việc không chuẩn bị được do vướng nhiều nhất là ảnh hưởng dịch, có nhà máy đóng cửa mấy tháng liền không hoạt động được, việc lắp đặt cái này cực kỳ khó. Đề nghị Thông tư đó cho lui lại thời hạn đến 31/12/2021".

Tập trung quản lý và đánh giá những rủi ro của các cơ sở, doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm để có những biện pháp ngăn ngừa, ứng phó là việc làm cần thiết.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng cần nới lỏng các điều kiện về đầu tư mở rộng, phát triển cho những doanh nghiệp đơn vị sử dụng những công nghệ thân thiện với môi trường hay thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường. 

Giám sát môi trường cần phải thường xuyên, nhưng sẽ không hiệu quả nếu chỉ cố “nắm tay” mà xem nhẹ hoặc không biết cách phát huy dữ liệu từ các “trạm quan trắc” cộng đồng.
Giám sát môi trường cần phải thường xuyên, nhưng sẽ không hiệu quả nếu chỉ cố “nắm tay” mà xem nhẹ hoặc không biết cách phát huy dữ liệu từ các “trạm quan trắc” cộng đồng

Để đạt hiệu quả trong công tác quản lý việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, ngoài những quy định của pháp luật cần có sự giám sát thường xuyên từ các cơ quan chức năng và  phát huy sự giám sát của cộng đồng dân cư xung quanh các cơ sở, doanh nghiệp.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOVGT qua bài bình luận với nhan đề: “Giám sát môi trường, đừng cố “Nắm tay đến tối”

Việc giám sát doanh nghiệp chấp hành các quy định bảo vệ môi trường có thể thực hiện bằng nhiều công cụ khác nhau, song quan trọng nhất vẫn là tính hiệu quả.

Biện pháp tự quan trắc tự báo cáo, đương nhiên không có tác dụng, chỉ tốn kém chi phí, đánh lừa cảm giác và gây ức chế cho người dân. Bởi một khi đã gây ô nhiễm, chẳng có doanh nghiệp nào “lạy ông tôi ở bụi này”. 

Bỏ yêu cầu kiểm tra định kỳ, đương nhiên doanh nghiệp vô cùng mong đợi. Bởi mỗi năm, ngoài kiểm tra về môi trường, còn vô số các cuộc, các đoàn kiểm tra khác, đột xuất và định kỳ, đoàn này chưa đi đoàn kia đã tới.

Chưa rõ vi phạm hay không, nhưng gây phiền toái rất lớn cho doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp chấp hành tốt, đó còn là một sự thiếu niềm tin vào cam kết của họ.

Còn đối với các doanh nghiệp cẩu thả hoặc “tắt mắt” trong thực hiện quy định bảo vệ môi trường, cũng khó lòng mong đợi gì ở các kết quả kiểm tra định kỳ. Các chỉ số xả thải-bằng một cách nào đó, sẽ đều đạt quy chuẩn, khi chuyến kiểm tra được báo trước.

Ngay cả việc giám sát 24/24 thông qua các dữ liệu quan trắc được truyền trực tiếp từ nguồn xả của doanh nghiệp về cơ quan chứ năng, thì cũng chưa có gì đảm bảo các kết quả đó phản ánh đúng những gì đang diễn ra hay không. Tình trạng lén lún đổ trộm chất thải có thể sẽ gia tăng như một trong các hệ quả của việc đối phó với quy định này.

Ứng dụng công nghệ vào trong giám sát bảo vệ môi trường là xu thế tất yếu, song, với sự đa dạng về quy mô, loại hình, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, thì ứng dụng công nghệ một cách đại trà, cũng không hề dễ. Đó thự sự là những thách thức, áp lực lớn đặt ra cho cơ quan giám sát, quản lý công tác bảo vệ môi trường. 

Nhưng mọi cố gắng để giám sát chặt hơn, e rằng khó phát huy tác dụng. Cái cần hơn lúc này là một sự đổi mới trong tiếp cận vấn đề từ cơ quan quản lý.

Một mặt, sự cố gắng và thái độ nghiêm túc bảo vệ môi trường của doanh nghiệp cần được nhìn nhận, ghi nhận xác đáng hơn, nếu họ đã duy trì được sự ổn định và tương đối lâu dài.

Giảm bớt mật độ kiểm tra, khuyến khích bằng các “thẻ xanh” trong cơ hội thu hút đầu tư, cạnh tranh, tiếp cận thị trường, bằng ưu đãi về thuế và phí sẽ là những khích lệ thiết thực để cho doanh nghiệp tiếp tục phát huy tinh thần bảo vệ môi trường.

Đó cũng sẽ là động lực, khơi dậy mong muốn của các doanh nghiệp khác đi theo xu hướng này.

Mặt khác, đối với các doanh nghiệp đã để xảy ra vi phạm về bảo vệ môi trường, công tác giám sát sẽ cần phải hiệu quả hơn, với nhiều cách kiểm tra đột xuất, với yêu cầu xử lý đến nơi đến chốn trong từng vụ việc, để doanh nghiệp không dám tái phạm.

Không chỉ dừng lại ở mức phạt hành chính, mà các quyền lợi trong kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ bị hạn chế đi,  nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường.

Áp lực và động lực luôn là hai mặt song song cần duy trì trong giải pháp quản lý việc chấp hành bảo vệ môi trường, nếu muốn đạt hiệu quả bền vững. Các biện pháp quan trắc, cũng đừng trông đợi vào dữ liệu truyền trực tiếp 24/24, mà nên cậy nhờ vào các trạm “quan trắc” ở cộng đồng dân cư, nơi mà ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. 

Các trạm “quan trắc” đó được xây bằng sự công khai thông tin về hoạt động sản xuất và nguy cơ ô nhiễm, được vận hành bằng sự liên lạc dễ dàng, thuận tiện giữa cư dân với những người có trách nhiệm, bằng việc giải quyết kịp thời, thấu đáo các phản ánh của người dân về những dấu hiệu ô nhiễm nếu có.

Không ai nắm tay đến tối, gối đầu đến sáng. Giám sát môi trường cần phải thường xuyên, nhưng sẽ không hiệu quả nếu chỉ cố “nắm tay” mà xem nhẹ hoặc không biết cách phát huy dữ liệu từ các “trạm quan trắc” cộng đồng.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

Phí bốc dỡ hàng hoá “thiếu mỏ neo”, doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị “thả trôi”

Phí bốc dỡ hàng hoá “thiếu mỏ neo”, doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị “thả trôi”

Việc tăng phí xếp dỡ hàng hóa của các hãng tàu nước ngoài những tháng gần đây được cho là đang cao hơn gấp 3 lần mức điều chỉnh giá bốc dỡ container tại cảng biển Việt Nam theo Thông tư 39 của Bộ GTVT, với hàng chục loại phụ phí khác nhau, đang gây bức xúc cho DN xuất nhập khẩu VN.

// //