TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Như VOV Giao thông đã phản ánh, thời gian qua, một số dự án trọng điểm tại Hà Nội đều gặp phải các vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng phục vụ công tác đầu tư, thi công.
Các dự án đường vành đai 2, Đường sắt đô thị trước đây, và mới nhất là công viên Kim Quy, Thành phố Thông minh không thể đẩy nhanh tiến độ khi đất nghĩa trang nằm kẹt trong đất dự án.
Theo lý giải của bà Nguyễn Thị Mai, trưởng thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, một số hộ dân chưa đồng tình giao mặt bằng vì muốn giữ lại nghĩa trang để thuận tiện trong việc mai táng và thăm viếng mồ mả: “Các hộ không đồng tình với chủ trương nhà nước trong việc thu hồi nghĩa trang Đồng Dồi với nghĩa trang trung tâm xã để nhường đất cho Thành phố Thông minh, nên 7 hộ đó không di chuyển. Nhân dân có ý kiến, nếu được giữ lại nghĩa trang Đồng Dồi thì sẽ di chuyển.
Nguyện vọng của người dân, sau khi thành phố thu hồi nghĩa trang trong dự án Thành phố Thông minh, Công viên Kim Quy thì các hộ dân thôn Ngọc Chi có người thân qua đời thì sẽ tiếp tục được về Công viên nghĩa trang của thành phố trong 20 năm tới sẽ không phải đóng góp các khoản lệ phí”.
Ông Nguyễn Xuân Tưởng, chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh cho biết, trên địa bàn xã có 4 nghĩa trang hiện hữu lâu năm thì cả 4 đều thuộc diện di dời do nằm trên đất quy hoạch các dự án của thành phố. Còn nghĩa trang thứ năm là nghĩa trang công viên cây xanh do huyện quản lý cũng đã gần kín chỗ.
Ông Tưởng nêu giải pháp trước mắt: “Xã bình quân mỗi năm có 60-70 người qua đời. Diện tích còn lại các nghĩa trang của xã đã di chuyển hết, không còn vị trí. Việc này thành phố cũng nên xem xét để tạo điều kiện giúp xã đạt nguyện vọng của nhân dân, giúp công tác giải phóng mặt bằng công viên Kim Quy và các dự án khác được giải quyết một cách sớm nhất”.
Mặc dù vậy, ở góc nhìn khác, theo một số chuyên gia, đây không phải giải pháp mang tính bền vững. Vì nó có thể gây nên sự thiếu thống nhất và công bằng, khi giữ lại nghĩa trang này mà nghĩa trang khác thì không, xã này được giữ lại đất mà xã khác lại không.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Đặng Hùng Võ cho rằng, không thể viện lý do thiếu đất nghĩa trang để làm chậm tiến độ dự án. Bởi lẽ, đất đai phải theo quy hoạch, kể cả nơi chôn cất, rất khó để thay đổi quy hoạch chỉ vì ý chí của một bộ phận nhỏ dân cư, không phải dự án nào cũng chiều được ý nguyện của tất cả.
"Dự án đó tương lai làm công viên thế thì cho người ta vẫn để mộ ở công viên. Không phải huyện, xã nào cũng có nghĩa trang. Chắc chắn sau này không thể có chuyện nghĩa trang chôn lung tung. Thế thì nghĩa trang phải quy về, có khi cả thành phố có 1 nghĩa trang thôi chứ không phải muốn chôn chỗ nào cũng được", ông Đặng Hùng Võ nói.
Đồng tình quan điểm này, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng Vũ Thế Khanh khẳng định, nếu tiếp tục duy trì tập tục địa táng, ở nhiều địa phương sẽ hết quỹ đất để chôn người đã khuất.
Bên cạnh đó, tập tục này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng không khí, môi trường sống. Giải pháp bền vững, theo ông Khanh, là cần thay đổi tư duy và nhận thức của thế hệ đang sống về phong tục mai táng, văn hóa thăm viếng: “Ví dụ Bác Hồ có nói, khi mất đi mong muốn hỏa thiêu đem lên đồi để người dân trồng cây. Những người có nguyện vọng như vậy làm tốt cho môi trường, tiện cho con cháu.
Chúng ta nên cho nhân dân hiểu được tư duy: quan trọng, mồ mả đặt trong tâm của con cháu, hiếu nghĩa, làm việc thiện hồi hướng với tổ tiên, còn không phải là trụ vào mộ to hay mộ bé. Nếu mọi người hiểu được thì sẽ dễ dàng thôi”.
Phân tích của ông Vũ Thế Khanh cho rằng, hỏa táng sẽ tiết kiệm được rất nhiều diện tích đất, chỉ cần xây một tòa tháp, có thể chứa được tro cốt của cả xã. Nó giải quyết được vấn đề người dân cần nơi gần gũi để đi lại thăm viếng, đảm bảo được cảnh quan xanh mát, không thê lương, hài hòa được yếu tố tâm linh.
Chia sẻ quan điểm với VOV Giao thông, một số thính giả cũng có chung nhận định với các chuyên gia. Anh Lê Trung, cư trú ở phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy nói: “Đối với người dân VN, việc mai táng rất quan trọng. Sang đến thế kỷ 21 chúng ta có thể thấy nghĩa trang dành cho người mất nằm ở khu vực nội đô nngày càng ít đi, các khu nghĩa trang có từ trước giờ cũng đã chật rồi.
Ví dụ nghĩa trang Mai Dịch hay nghĩa trang Văn Điển… Hỏa táng xong họ cũng chỉ cho để bát hương và tro đến một thời gian, nếu người dân muốn có chỗ để lâu dài thì bắt buộc phải đi rất xa như Bát Bạt, Thái Nguyên hay di chuyển lên Hòa Bình.
Cá nhân tôi nghĩ rằng việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mà vẫn giữ được phong tục tập quán thờ cúng của mình thì Hà Nội cũng nên để dành quỹ đất để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Quỹ đất này chúng ta cũng phải tính đến phương án bảo vệ môi trường, giữ cảnh quan đô thị”.
Trong khi đó, chị Thùy Linh, trú tại huyện Đông Anh chia sẻ: “Nếu như ở ngoại thành việc chôn cất sẽ không quy hoạch ngăn nắp, mọi người dành đất với nhau vì người ta không hỏa thiêu mà sẽ chôn quan tài rất to, nghĩa trang bây giờ còn không còn chỗ chôn cất nữa.
Ở trong nội thành thì người dân sẽ chọn hỏa thiêu, nhiều người muốn giữ nguyên vẫn phải đưa về ngoại thành và vùng đất chưa có quy hoạch để chôn và sau này sẽ phải mất công để di dời mộ, rất bất lợi và ảnh hưởng đến môi trường.
Thậm chí đất đai đấy có thể quy hoạch thành đất canh tác nhưng người ta lại lấy làm đất chôn cất vì người ta không thể bỏ qua những tín ngưỡng.
Nếu có thể xây dựng được khu nghĩa trang hỏa thiêu rồi để ngăn nắp thành tầng thì sẽ rất tiết kiệm diện tích mà sạch sẽ văn minh và cũng bớt đi rác thải và những thứ thừa thãi không cần thiết”.
Mộ to đẹp để chiều người âm hay người dương?
Đưa tro cốt vào không gian. Đây là một dịch vụ an táng độc đáo đã xuất hiện ở một số nước phát triển. Nó nói lên một phần câu chuyện về ý chí của người sống với ý nguyện của người đã khuất.
Thi thể người sau khi được hỏa táng sẽ được gửi lên không gian, nơi được coi là gần với cõi vĩnh hằng nhất, chạm đến vòng quay luân hồi của sự sống và cái chết.
Tương tự là các dự án thoạt nghe rất viễn tưởng nhưng lại rất có thể là sự thật: Siêu nghĩa trang dưới lòng đất ở Jerusalem (Israel) với đầy đủ tiện ích wifi, máy lạnh, cửa tự động; hay dự án công viên trên…mặt trăng của một dịch vụ tang lễ.
Có thể nói, một phần nguyên do của sự xuất hiện những ý tưởng này đến từ việc quỹ đất chôn cất người chết đang ngày càng co hẹp và cạn kiệt. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra số tiền ngày càng lớn để hiện thực hóa niềm tin, họ tìm nơi an nghỉ trước cả việc nghĩ đến viết thừa kế.
Những câu chuyện tương tự có thể thấy ở Việt Nam, thông qua những công trình tâm linh quy mô. Ở nhiều địa phương, bên cạnh việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp, giản dị, có nghịch lý ngày càng phổ biến: đất nghĩa trang phình to, mộ dành cho người đã khuất cũng to y như nhà người đang sống.
Một số nơi đã có sự ganh đua, khoe khoang vì sĩ diện, các mối quan hệ của người sống, chứ không còn là thực hiện di nguyện của người đã khuất. Từ đó, nghĩa trang trở nên tự phát, lộn xộn, như một thành phố, gây ô nhiễm môi trường, mất đoàn kết, ảnh hưởng sức khỏe tinh thần của nhân dân.
Không ít chuyên gia cũng từng tỏ ý nghi ngờ, việc xây mộ to, công trình kiên cố ở nghĩa trang, rồi không di dời, nhường chỗ cho các dự án thuộc diện Nhà nước thu hồi chủ yếu xuất phát từ ý thức chủ quan của chủ đất.
Các bậc tiền nhân chắc hẳn cũng không hề muốn cản trở sự phát triển của địa phương, cản trở bước tiến mới cho thế hệ con cháu.
Công tác vận động, chuyển đổi tập tục địa táng sang hỏa táng hiện nay đang ngày càng trở nên cấp thiết và là một đòi hỏi thực tế của một xã hội đang ngày càng cuốn theo nhịp độ đô thị hóa.
Và kể cả khi đã vận động được cho người dân hiểu và chấp hành, việc giữ chỗ gửi tro cốt sau hỏa táng cũng bắt đầu có dấu hiệu quá tải, các dịch vụ liên quan cũng ngày một đắt đỏ.
Một số nước thậm chí đang có xu hướng khuyến khích rải tro người đã mất để giải phóng gánh nặng cho con cháu trong việc thăm viếng, hương khói.
Về mặt chính sách mang tính lâu dài, nước ta cần chuẩn hóa các quy định liên quan tới mai táng và hậu mai táng (ví dụ như TP.HCM đã có quy định không được chôn cất người chết trong khu dân cư, ngoài các nghĩa trang đã được xây dựng và quản lý theo quy hoạch).
Về mặt tâm linh, cần khéo léo vận động người dân từ bỏ những tập tục gây hại môi trường, hướng tới việc thờ cúng cha mẹ, tổ tiên sao cho văn minh, thuận tiện, vẫn hài hòa vấn đề phát triển của địa phương.
Suy cho cùng, địa táng hay hỏa táng, mộ to hay mộ bé, vị trí, địa thế nơi gửi ông bà, tổ tiên ra sao… cũng là để tỏ lòng thành kính, biết ơn hướng về người đã khuất. Ý nguyện của người đã khuất không nên là cái cớ cho người đang sống.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Vụ cháy nhà xảy ra rạng sáng ngày 20/12 tại căn nhà 1 trệt 3 lầu trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM khiến 2 người chết, 13 người bị ngạt khói phải nhập viện, cho thấy câu chuyện phòng cháy chữa cháy dịp cuối năm cần phải cảnh giác cao độ.