Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Thăng Long - Hà Nội xưa là là nơi hội tụ của rất nhiều lễ hội ẩm thực
Thăng Long - Hà Nội không chỉ là nơi tụ hội dân cư từ nhiều vùng miền đến mà còn là nơi hội tụ của ẩm thực. Hành trình đến với những lễ hội đặc biệt liên quan đến ẩm thực Thăng Long - Hà Nội xưa sẽ được khởi hành với cuộc thi nấu xôi ở làng Kiều Mai, xã Phúc Diễn xưa, nay là phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Cuộc thi này có điểm đặc biệt là tổ chức vào ngày hội làng của các giáp, và những người đàn ông trong giáp phải đứng ra thi nấu xôi trắng, xôi sau khi nấu được xếp hình chóp, giáp nào xếp được cao nhất mà không đổ thì giáp đấy giành được phần thắng, điều kiện kèm theo là người làng đứng từ xa mà ngửi thấy mùi xôi thơm tỏa từ giáp đó thì dù không xếp dc cao vẫn được xếp nhất, vì cho thấy ngoài gạo ngon còn cho thấy sự khéo tay của người trong giáp.
Một thông tin rất thú vị về các chàng trai ở Kiều Mai cho các cô gái chưa có người yêu có thể kén chọn. Kể về một cuộc thi xôi gần giống như cuộc thi xôi ở Kiều Mai này đã được phục dựng 1 lần cách đây vài năm, PGS-TS Đỗ Thị Hảo- Phó Chủ tịch Hội liên hiệp văn nghệ dân gian đã dành rất nhiều lời khen và ấn tượng về sự khéo léo của những người tham gia cuộc thi này:
Vô cùng kỳ công trong cả công tác chuẩn bị cũng như tiến hành cuộc thi này, đó cũng là điều làm nên sự hấp dẫn cho cuộc thi nấu xôi ở làng Kiều Mai xưa.
Mặc dù cuộc thi xôi ở Kiều Mai đã bị mai một thời gian dài nhưng gần đây cũng đã bắt đầu có một số hoạt động tiến hành phục dựng, hy vọng cuộc thi này sẽ sớm quay trở lại đều đặn trong lễ hội đầu xuân của vùng đất lành Kiều Mai, để mọi du khách có dịp du xuân và hòa mình, thưởng thức không khí lễ hội đặc biệt này.
Để duy trì những lễ hội ẩm thực lâu đời không phải là chuyện dễ dàng
Hành trình tiếp tục đến với một cuộc thi ẩm thực phải nói là kỳ công nhất trong các kỳ công của người Thăng Long xưa. Đó là cuộc thi nấu cỗ 7 tầng của làng Kim Hoa xưa, nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những câu chuyện văn hóa lịch sử rất thú vị và ấn tượng khó quên về cuộc thi cỗ này qua lời kể của ông Phạm Gia Ngọc – trưởng ban văn hóa xã hội phường Phương Liên, cũng là người dân gốc làng Kim Liên xưa:
Nhà Báo Nguyễn Ngọc Tiến cũng đánh giá rất cao sự tài hoa, khéo léo của người Kim Liên xưa thể hiện trong mâm cỗ 7 tầng này:
Rút xương một con gà rồi tạo hình cầu kỳ được thành người, thành các nhân vật, điều tưởng chừng như rất khó thực hiện đã được những người dân ở làng Kim Liên xưa thực hiện một cách trơn tru.
Chúng ta hãy cũng chú ý lắng nghe những lời miêu tả từ ông Phạm Gia Ngọc:
Đúng là không thể tưởng tượng được hết sự khéo léo và kỳ công của những người thực hiện mâm cỗ này ở Kim Liên. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến cũng đánh giá rất cao tiềm năng du lịch từ cuộc thi nấu cỗ ở làng Kim Liên này.
Hội thi thổi cơm làng Thị Cẩm
Để tổ chức cuộc thi, người dân làng Kim Liên phải bỏ ra rất nhiều công sức. Nhất là bây giờ lại càng nhiều khó khăn hơn nữa khi những thế hệ cao niên của làng Kim Liên không còn mấy người.
Đó cũng là lý do vì sao mà lần phục dựng cách đây đã nhiều năm rồi và cho đến bây giờ chưa thực hiện được thêm lần nào nữa. Ông Phạm Gia Ngọc chia sẻ về những khó khăn này:
Thật đáng tiếc khi ngày nay chưa thể duy trì hay phục dựng lại cuộc thi này trong lễ hội đầu xuân của làng Kim Liên. Hành trình của chúng ta sẽ tiếp tục với cuộc thi nấu cơm. Tưởng chừng đơn giản, nhưng trong cuộc thi nấu cơm, người dự thi phải rất khéo léo, tài giỏi mới làm được, chứ không phải chỉ cần đổ nước, cắm điện, bật nồi cơm như chúng ta bây giờ.
Trước hết, PGS-TS Đỗ Thị Hảo sẽ điểm qua nét thú vị của một số cuộc thi nấu cơm đặc trưng:
Một trong cuộc thi nấu cơm nổi bật ở Thăng Long, đó là cuộc thi ở làng Nghĩa Đô và làng Xuân Phương xưa. Trước hết, Ở Nghĩa Đô, có cuộc thi thổi cơm được tổ chức vào lễ hội mồng 4 tháng giêng của làng, cuộc thi này có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến cho biết:
Người dân gốc của làng Nghĩa Đô xưa cũng chia sẻ khó khăn của việc phục dựng lại cuộc thi này khi các di tích đền Trung Nha và cánh đồng Vân, xưa là nơi tổ chức cuộc thi và rước về lễ thánh đều bị thay đổi:
Lớp thế hệ cao niên vẫn luôn mong mỏi duy trì những lễ hội, cuộc thi như thế này...
Nhưng những mong mỏi và hy vọng của lớp thế hệ cao niên làng Nghĩa Đô xưa trong việc phục dựng lại cuộc thi này vẫn rất lớn. Bà Nhàn,một người đã ngoài 80 tuổi, gắn bó và dành tâm huyết cho truyền thống văn hóa làng mình chia sẻ:
Thật tiếc khi những lễ hội, những cuộc thi ẩm thực truyền thống giàu bản sắc và hấp dẫn như thế ngày nay đã không còn. Cũng rất may là ở vùng ven Thăng Long, vẫn còn có các cuộc thi ẩm thực đặc sắc, trong đó cuộc thi kéo lửa nấu cơm vẫn được duy trì hình thức nguyên bản cổ cho đến hôm nay.
Đó là ở lễ hội truyền thống tại Thị Cấm vào ngày đầu xuân, mồng 8 tháng giêng, nay là tại phường Xuân Phương, quận Nam từ Liêm Cuộc thi với tên gọi: Chạy thi-Kéo lửa- thổi cơm, tức là phải làm cả 3 việc này cùng lúc để cho ra 1 nồi cơm trong thời gian ngắn nhất để nuôi quân. Ý nghĩa cuộc thi này tương tự như với cuộc thi nấu cơm ở Nghĩa Đô, nhưng hình thức có khác đôi chút.
...Bởi giá trị văn hóa truyền thống qua những cuộc thi này là không hề nhỏ
Cuộc thi này ở làng Thị Cấm rất sôi động. Ông Mai Xuân Trắc, một người dân gốc làng Thị Cấm đã có gần 20 năm tham gia cuộc thi chia sẻ:
Ngày nay, cuộc sống hiện đại với nhiều công nghệ hỗ trợ nên Ban giám khảo cuộc thi này cũng sẽ phải làm việc vất vả hơn. Câu chuyện thú vị này cũng được người dân làng Thị Cấm chia sẻ với chương trình:
Nhiều lễ hội ẩm thực hiện nay của Thăng Long –HN nói riêng và của nhiều vùng miền khác không còn hoặc không thể tái hiện bởi nhiều lý do khách quan và cả chủ quan. Song nhu cầu phục dựng lại những giá trị tốt đẹp từ các lễ hội dân gian này đều được các chuyên gia văn hóa, chuyên gia ẩm thực đánh giá cao.
Hy vọng với những câu chuyện gợi mở ý nghĩa từ hành trình khám phá các lễ hội ẩm thực đặc sắc của Thăng Long – HN xưa đã mang đến cho hành trình du xuân của quý vị hôm nay cũng như trong những ngày sắp tới nhiều điều thú vị để khám phá.