Làm sao để không ùn tắc khi làm thủ tục tại sân bay
Phóng viên - 29/04/2021 | 14:11 (GTM + 7)
Đã bắt đầu vào cao điểm đi lại mùa hè, không chỉ hàng không Việt Nam mà hàng không thế giới sẽ phải tiếp đón một lượng khách lớn trên các tuyến bay nội địa. Làm sao để tránh xảy ra ùn tắc khi hành khách làm thủ tục tại sân bay là điều mà các nhà quản lý
Vào đầu tháng 4, ước tính hơn 100 triệu người Mỹ đã được tiêm vaccine. Sau một năm bị hạn chế đi lại do dịch bệnh, nhiều người đang khao khát một kì nghỉ mát hơn bao giờ hết. Theo Cục an ninh vận tải Mỹ, vào đầu tháng 3 vừa qua, ước tính hàng không Mỹ đã đón khoảng 1 triệu lượt khách, tăng 27% so với thời điểm 3 tuần trước đó.
Dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian sắp tới. Và hàng không Mỹ đã sẵn sàng. Bà Susan Tashiro , chuyên gia của Cục an ninh vận tải Mỹ chia sẻ: “Không chỉ tôi mà rất nhiều người cũng đang hy vọng về những con số khả quan trong mùa hè tới. Chúng tôi đang làm mọi thứ để sẵn sàng”.
Theo đó, Cục an ninh vận tải Mỹ tuyển dụng thêm gần 6 nghìn nhân viên sân bay để đảm bảo cho các quy trình làm thủ tục, kiểm tra y tế không bị kéo dài, gây mất thời gian cho hành khách.
Tuy nhiên, chỉ tăng cường nhân lực là chưa đủ. Theo ông Kesang Ukyab, chuyên gia của Hội đồng Sân bay quốc tế, thách thức lớn nhất trên con đường phục hồi ngành hàng không sau đại dịch Covid-19 là cung cấp các dịch vụ làm thủ tục, kiểm tra y tế một cách nhanh chóng, đa dạng về hình thức nhưng vẫn phải đảm bảo tính nhất quán. Việc áp dụng công nghệ “không chạm” có thể là câu trả lời cho thách thức này.
Ông Andrew O’connor, Phó giám đốc công ty Công nghệ hàng không SITA chia sẻ: “Chúng tôi đang phát triển một số công nghệ giúp trải nghiệm của hành khách tại sân bay trở nên suôn sẻ và liền mạch hơn. Ví dụ như việc check-in dựa trên công nghệ nhận diện khuôn mặt. Chỉ cần một lần kiểm tra, sau đó bạn có thể đi liền một mạch qua các cổng tự phục vụ, lên máy bay mà không gặp trở ngại nào. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang thử nghiệm ứng dụng giúp hành khách có thể check-in và làm một số thủ tục khác qua điện thoại. Tất cả những thứ này giúp thời gian làm thủ tục tại sân bay có thể được rút gọn đi rất nhiều”.
Sân bay quốc tế Bạch Vân, Quảng Châu, Trung Quốc, tân vương trong bảng xếp hạng Những sân bay đông đúc nhất thế giới là một ví dụ điển hình của việc áp dụng các công nghệ không chạm vào việc làm thủ tục sân bay.
Với hơn 73 triệu lượt khách theo số liệu năm 2019 và hướng tới mục tiêu đón 120 triệu lượt khách vào năm 2030, sân bay Bạch Vân áp dụng công nghệ không chạm cho nhiều thủ tục check-in, hành lý. Công nghệ nhận diện gương mặt One-ID cũng đang được thử nghiệm hạn chế tại ga quốc tế.
Vì lý do y tế, hành khách hiện có quyền từ chối sử dụng One-ID để đảm bảo việc đeo khẩu trang mọi lúc tại sân bay. Bên cạnh đó, sân bay Bạch Vân cũng bắt đầu kế hoạch mở rộng các nhà ga, đường băng v.v… với mục tiêu hướng tới Một sân bay hiện đại, được điều khiển tự động hoàn toàn trong tương lai.
Tuy nhiên, bà Carol Lobato, Phó tổng Giám đốc sân bay Bạch Vân cho biết, dù áp dụng nhiều công nghệ hiện đại, nhưng không có nghĩa là yếu tố con người sẽ bị quên lãng. Ngày nay, các sân bay hiện đại hướng tới việc để trí thông minh nhân tạo để giảm thời gian làm thủ tục, tránh gây ùn ứ. Điều đó là đúng, nhưng để tạo ra một trải nghiệm liền mạch thực sự cho hành khách, việc kết hợp cả yếu tố công nghệ và con người là điều cần thiết.
Bà Carol cho biết, đội ngũ nhân viên sân bay Bạch Vân được huấn luyện đặc biệt để không chỉ cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp, mà còn có thể giúp đỡ những hành khách chưa quen thuộc với công nghệ, hay còn bỡ ngỡ với ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc. Sân bay cũng có dịch vụ riêng, giúp đỡ những hành khách bị hạn chế về di chuyển, để có được những trải nghiệm tốt nhất.
Trở lại với tới tình trạng ùn ứ tại cảng hàng không Tân Sơn Nhất, hiện sân bay đã triển khai đảm bảo mở 100% các máy soi chiếu an ninh; đồng thời huy động và tăng cường nhân viên hướng dẫn, hỗ trợ hành khách về các thủ tục khai báo y tế, các thủ tục kiểm tra an ninh trước mỗi chuyến bay
Bên cạnh đó, việc khai báo y tế của hành sẽ do các hãng hàng không đảm nhận. Sân bay chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ hãng hàng không thực hiện thông báo bằng hệ thống phát thanh hoặc màn hình về yêu cầu bắt buộc khai báo y tế trước chuyến bay.
Ngoài ra, ghi nhận tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và sân bay Đà Nẵng, hầu hết người dân đều có ý thức chấp hành các biện pháp phòng dịch, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng một vài người không đeo khẩu trang. Hiện các sân bay đều đã có phương án phục vụ cao điểm dịp lễ 30/4 và cao điểm hè.
Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 4 ngày, hẳn nhiều người trong số chúng ta sẽ nghĩ tới việc đi chơi, đi du lịch. Dù tình hình dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát, tuy nhiên mỗi chúng ta vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng dịch để đảm bảo an toàn cho người thân và bạn bè.
Sau khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập, tinh giản, bộ máy sẽ dôi dư nhiều công chức, viên chức và sẽ có một số lượng lớn người lao động dịch chuyển từ khu vực công sang khu vực tư. Vậy, cần làm gì để những người lao động này tìm kiếm được các vị trí việc làm mới, phù hợp trong nền kinh tế?
Mặc dù khởi công chậm so với kế hoạch và vướng khá nhiều điểm nghẽn, nhưng đến nay mặt bằng dự án này đã được giải quyết, một số khó khăn trước đây bước đầu được khơi thông.
Sử dụng xe dán biểu tượng xe cứu thương, gắn, phát thiết bị ưu tiên nhưng lại chở cổ động viên đi cổ vũ bóng đá, người điều khiển xe đã bị CSGT xử lý. Đáng chú ý, tài xế này còn vi phạm nồng độ cồn ở mức kịch khung.
Ngay sau khi xuống máy bay, Ban huấn luyện và các cầu thủ của đội tuyển bóng đá Việt Nam đã lên xe bus, di chuyển về trung tâm thành phố Hà Nội. Đoàn không đi xe mui trần như dự kiến ban đầu.
Năm 2024, giao thông vận tải đường sắt (ĐS) bị gián đoạn và thiệt hại nặng nề sự cố sạt lở tại hầm Chí Thạnh, hầm Bãi Gió; cùng với đó là ảnh hưởng của cơn bão yagi, Trà Mi và nhiều đợt mưa lũ khiến hạ tầng hư hỏng nặng.
Bộ GD&ĐT đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vấn đề được quan tâm là việc liên thông từ trung cấp lên đại học, liệu “nút thắt” trong liên thông giáo dục nghề nghiệp có được tháo gỡ?