TP.HCM phấn đấu kiểm soát dịch COVID-19 trước ngày 15/9. Đó là yêu cầu của Chính phủ, cũng là quyết tâm của thành phố trong đợt bùng phát dịch kéo dài lần thứ 4 này.
Để đạt được mục tiêu, thành phố đã xây dựng kế hoạch cụ thể với ba giai đoạn chặt chẽ trên mọi phương diện.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Từ ngày 15/8 đến 15/9, TPHCM triển khai các giải pháp phòng chống dịch thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ 15/8 đến 23/8: kéo giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong do COVID-19; không để xảy ra trường hợp người bệnh COVID-19 chuyển nặng mà không được tiếp nhận, điều trị; xác định chiến lược chuyển đổi “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng”.
Giai đoạn 2, từ 23/8 đến 31/ 8: Mở rộng “vùng xanh” trên địa bàn Thành phố; phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh tại một số quận, huyện. Đến giai đoạn 3, từ 1/9 đến 15/9: phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trên toàn địa bàn.
Ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TPHCM cho biết thêm:
"Nói đến 15/9 khống chế được dịch bệnh, không có nghĩa đến đó là hết. Có thể có những tiêu chí đo lường như số ca nhiễm giảm dần, số ca cần đưa vào điều trị bằng hoặc nhỏ hơn với số giường, năng lực điều trị của chúng ta hay là số ca tử vong giảm rõ. Vùng xanh mở rộng lên; vùng đỏ, vùng cảm giảm đi; vùng vàng giảm đi. Tùy vào tình hình dịch mà chúng ta sẽ mở cửa nền kinh tế, các hoạt động sản suất dịch vụ. Mở cửa từng phần trên nguyên tắc an toàn".
Để đạt được mục tiêu, từ ngày 23/8, thành phố đã tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt, hiệu quả giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó” với sự vào cuộc của các lực lượng y tế, công an, quân đội, lực lượng cơ sở, tổ covid cộng đồng...
Sau hơn 1 tuần thực hiện, Thượng tá Lê Mạnh Hà – Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM ghi nhận bước đầu hiệu quả:
"Công an TP.HCM hiện nay đã phối hợp Sở Y tế, các cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an thì cập nhật được F0 hàng ngày vào cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư của thành phố. Do đó trường hợp F0 hiện nay ở cộng đồng rất nhiều có giấy phép di chuyển hay là di chuyển qua thì chúng tôi sẽ phát hiện ngay, xử lý và ngăn chặn lây nhiễm cộng đồng".
Hiện, Công an thành phố cũng đang hoàn thiện phần mềm tích hợp với camera giám sát, có thể nhận diện được ai đủ điều kiện thì mời qua chốt kiểm soát nhanh hơn. Ngoài ra, từ ngày 23/8, quân đội đã được huy động vào hỗ trợ kiểm soát dịch trên nhiều địa bàn tại TP.HCM và một số địa phương phía Nam.
Bên cạnh kiểm soát đi lại, theo ông Phạm Đức Hải – Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, thành phố phải xây dựng một pháo đài với 4 tại chỗ. Một là xét nghiệm tại chỗ. Hai là điều trị tại chỗ. Ba là an sinh tại chỗ. Bốn là vacxin tại chỗ. Theo đó, thành phố thần tốc xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại các vùng cam, vùng đỏ trong 3 ngày đạt gần 950 nghìn mẫu. Tính đến cuối tháng 8, thành phố đã tiêm vắc xin cho hơn 5,6 triệu người, phấn đấu đến ngày 15/9 đạt trên 90% người được tiêm mũi 1.
Ông Phạm Đức Hải cho biết:
"Để mình đạt được tỷ lệ là 90% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 1, từ 29/8 đến 15/9 phải cho thêm 160.000 người để mình đạt được tới con số là 90%. Tiêm nhắc mũi 2 cho những người tiêm mũi 1 đủ thời gian theo từng loại vacxin là 2.098.000 người. Từ 16/9 đến 30/9 bao phủ mũi 1 cho 10% còn lại".
Về đảm bảo hỗ trợ an sinh, giúp người dân an tâm ở yên tại chỗ, ông Lê Minh Tấn – Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM cho biết:
"Từ ngày 21/8, lao động gặp khó khăn trong nhà trọ, khu lưu trú, các quận huyện, phường xã, hỗ trợ 1,5 triệu đã gửi 1.230.000 hộ rồi. Đối tượng này không nói là tạm trú hay thường trú. Thì tổng kinh phí hiện nay là 3.687 tỷ đồng bằng ngân sách thành phố".
Tuy nhiên, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, để duy trì những kết quả đạt được, thành phố cần khắc phục được những bất cập trước đó về công tác an sinh, chỉ đạo của một số địa phương còn cứng nhắc, gây khó trong hoạt động sản xuất, vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân. Trong đó, Thành phố thực hiện quyết liệt phương châm lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ”: "Người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể phòng chống dịch. Rồi xã, phường là hệ thống chính trị sát dân nhất, gần dân nhất, có thể đến với nhân dân nhanh nhất và nhiều nhất. Đảng, cấp ủy đảng, lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể đều phải vào cuộc để mà thực hiện chống dịch. Và kêu gọi công đồng, doanh nghiệp để thực hiện phòng chống dịch. Và xã, phường phải cung cấp các gói an sinh xã hội".
Với những chủ trương đúng đắn và giải pháp quyết liệt của thành phố, người dân rất đồng tình và tin tưởng, thành phố sẽ sớm trở lại trạng thái bình thường mới:
"Chủ trương giãn cách xã hội, tôi rất là đồng tình và quyết tâm thực hiện".
"Nhà nước làm vậy rất là tốt. Mình ở nhà không đi đâu, không lây dịch cho người khác".
"Thấy anh em tuyến đầu chống dịch quá cực khổ, ngày đêm góp công sức mau trở lại cuộc sống bình thường cho người dân".
"Chúng tôi thấy rằng, lãnh đạo thành phố đã cầu thị và lắng nghe ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Cho nên tôi tin rằng hướng đi và giải pháp của chúng ta là đúng hướng".
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, kéo dài, TPHCM chỉ còn con đường duy nhất là tập trung mọi nguồn lực, quyết tâm khống chế dịch trên địa bàn trước ngày 15/9. Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông:“TPHCM làm gì để kiểm soát dịch bệnh?”
TP.HCM đang tranh thủ thời gian vàng để đẩy nhanh các hoạt động toàn diện, tổng lực để cơ bản kiểm soát dịch trước ngày 15/9. Đây là một thách thức rất lớn đòi hỏi các cấp, các ngành và mỗi người dân thành phố phải tranh thủ từng ngày để thực hiện các việc làm cụ thể. Theo đó, chiến lược phủ vắc xin là nhân tố mang tính quyết định đến sự thành bại của cuộc đua này.
Thành phố vì thế phải sớm thực hiện các cơ chế linh hoạt để nguồn vắc xin về nhiều hơn nữa; trong đó có việc huy động sự đóng góp từ doanh nghiệp cũng như ngoại giao vaccine từ các đối tác quốc tế mà thành phố đã có. Với sự hỗ trợ đầu tư tập trung của Trung ương như bấy lâu nay, khi có nguồn vắc xin thì tiếp tục thần tốc tổ chức tiêm chủng có trọng tâm trọng điểm. Trong đó ưu tiên tiêm đủ 2 mũi cho nhóm có nguy cơ cao, dễ trở nặng như người lớn tuổi, người có bệnh nền và các lực lượng tuyến đầu và nhóm sản xuất.
Khi đã phủ đại trà được vắc xin mới tính toán các kịch bản để gỡ bỏ giãn cách,phong tỏa theo từng phần, từng giai đoạn và mức độ cụ thể, phù hợp. Một yêu cầu nữa là hiện nay, số ca nhiễm tiếp tục tăng, số ca dương tính cách ly và chữa trị tại nhà lên đến hàng chục ngàn người. Theo các nhà dịch tễ học, vấn đề khó hiện nay là chỉ có khoảng 5% số ca F0 có thể chuyển nặng nhưng đây là khoảng trống khi y học chưa thể đưa ra nhận định chính xác trong số người bị nhiễm, ngoài nhóm nguy cơ thì còn ai có khả năng chuyển nặng để ngăn chặn từ xa?
Do vậy, các F0 điều trị tại nhà rất cần được theo dõi, giám sát, hỗ trợ, đánh giá kịp thời để đưa ra quyết định nhập viện đúng lúc, đúng thời điểm nhằm hạn chế trở nặng, tử vong. Đồng thời cũng giảm áp lực cho các tầng điều trị cao hơn. Các F0 và gia đình cũng cần phải được trao đổi, hướng dẫn các kỹ năng cần thiết để sớm vượt qua nếu bệnh nhẹ. Túi thuốc an sinh với các loại thuốc đặc trị đặc hiệu đã có thì khẩn trương trao đến tận tay F0 để sẵn sàng chỉ định liều dùng khi rủi ro xuất hiện. Việc xét nghiệm nhanh ở vùng đỏ, vùng cam, vùng có nguy cơ rất cao tiếp tục được làm để sớm phát hiện F0 nhằm khoanh vùng, cách ly và điều trị, không để phát tán thêm các nguồn lây mới.
Cùng với việc dập dịch, việc chăm lo đời sống cho hàng triệu người do phải thực hiện cách ly xã hội triệt để là một yêu cầu bắt buộc khi số người khó khăn,không đủ ăn, thiếu mặc không ngừng tăng. Yêu cầu bức thiết về các sinh hoạt tối thiểu vì thế phải được đáp ứng để không dẫn đến các đổ vỡ khác; nhất là nguồn cơn tạo ra các vi phạm giãn cách vì cái ăn, cái mặc.
Để làm được việc này, đòi hỏi sự sâu sát hơn nữa của chính quyền cơ sở, nhất là tổ dân phố, đoàn thể, mặt trận. Công tác kiểm tra, giám sát người đứng đầu từ cấp thành phố, quận huyện đến tận cơ sở phải được làm thường xuyên, có đánh giá, nhận xét biểu dương các cá nhân và tập thể làm tốt; xử lý các cá nhân còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm để nêu gương.
Trong khủng hoảng, dịch bệnh vây ráp tứ bề như hiện nay, ai cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh thì việc đưa ra các dự báo, dự đoán, tầm nhìn mang tính căn cơ lâu dài để đưa ra các quyết định chính xác, phù hợp với sự hiến kế của các nhà khoa học, dịch tễ, các chuyên gia trong các lĩnh vực là rất cần thiết. Chính quyền thành phố cần tiếp tục phát huy vai trò của họ cho công tác phòng chống dịch cả trước mắt và lâu dài.
Như vậy, chỉ có thực hiện được đồng loạt các biện pháp đồng bộ dịch covid đang hoành hành ở thành phố Hồ Chí Minh mới mong sớm được kiểm soát; từ đó mới tính tới việc chung sống, cởi bỏ giãn cách để trở lại cuộc sống bình thường mới.
Hầm chui dưới cầu vượt Trạm 2 (TP. Thủ Đức, TP.HCM), thuộc dự án mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1, là tuyến đường huyết mạch nối liền TP.HCM với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Với bản sắc được tạo dựng hơn 4000 năm lịch sử, di sản văn hóa được xem là tài sản vô giá và là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, hội nhập toàn cầu.
Những ngày qua dư luận bày tỏ sự quan tâm sau khi Bộ trưởng Bộ y tế Đào Hồng Lan đề xuất cần có nghị quyết của Quốc hội liên quan đến việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trước khi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá được Quốc hội xem xét và sửa đổi.
Là một tuyến đường nội đô, vậy nhưng ngõ 75 phố Trần Thái Tông, nối phố Trần Thái Tông với phố Trương Công Giai (thuộc quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) lại xuất hiện chằng chịt “ổ voi”, “ổ gà” gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Mỗi khi việc hạn chế xe cá nhân vào nội đô được đưa ra, ý kiến phản đối đầu tiên được nhắc đến là việc đi lại của người dân thế nào, khả năng đáp ứng của vận tải hành khách công cộng đến đâu.
Ngõ Tạm Thương, ngày trước còn gắn với câu vè: Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương. Ý rằng, con gái ở đây ghê gớm, gắn với chuyện quản lý, cân đo thóc ở kho Trạm Thương. Nhưng có lẽ không hẳn thế. Giống như những người sống lâu năm ở phố cổ Hà Nội, người Tạm Thương cũng hiền hòa, giản dị, sống dễ chịu…
Bộ Y tế vừa có đề xuất mới liên quan Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Cụ thể, sẽ áp thuế theo phương pháp hỗn hợp với thuốc lá, gồm mức thuế suất 75% và mức thuế tuyệt đối theo lộ trình 5.000 đồng/bao từ năm 2026, tiến tới 15.000 đồng/bao vào năm 2030.