Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Khi biết sống thiện lương...

Phóng viên - 27/10/2021 | 13:45 (GTM + 7)

Khi chúng ta biết sống tử tế và đầy thiện lương, cuộc đời sẽ không để chúng ta phải chịu thiệt…

Đó là suy nghĩ cứ vấn vương trong đầu của tôi, sau khi được lắng nghe những câu chuyện về cuộc đời của anh Trần Văn Hà – chàng trai khuyết tật được nhiều người biết đến với hành trình vượt 300 km từ Nghệ An ra Hà Nội, để đăng ký hiến xác cho y học sau khi qua đời. 

Chàng trai ấy tuy mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh và chứng bại liệt từ nhỏ, nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời và hiện đang có cuộc sống hạnh phúc bên người vợ hiền, xinh đẹp cùng cô con gái nhỏ vô cùng đáng yêu.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Chuyện tình trên mạng của chàng trai khuyết tật Trần Văn Hà kết thúc viên mãn

"Thật ra mình không phải là cái người khởi nguồn ra việc hiến xác. Thực chất câu chuyện này là ở mẹ mình. Câu chuyện mẹ mình thì hai mẹ con đã tranh cãi với nhau khoảng tầm hai đến ba năm.

Từ lúc mẹ mình quyết định hiến xác thì lúc đấy mình và mẹ có xung đột, gọi là bất đồng quan điểm. Mẹ mình thì muốn hiến xác để giúp cho các nhà nghiên cứu họ có thể nghiên cứu được bệnh tật tại Việt Nam mình, v..v.. giúp xã hội nhiều hơn.

Mình thì cứ nghĩ theo góc độ của một người con, không muốn khi mẹ mất rồi mẹ bị người ta mổ xẻ này kia, bị người khác đưa ra thí nghiệm. Thế sau đó thì mẹ mình có thuyết phục mình rất nhiều. Mẹ nói ước mơ của mẹ là bác sĩ, nhưng bởi vì gia đình khó khăn, mẹ không được đi học hành tử tế nên ước mơ đó mẹ phải lùi lại. Và cái lúc mà mất đi thì sẽ không còn gì nữa.

Thể xác đối với mình thì cũng chỉ là một chiếc áo. Thì mẹ muốn khi mình chết thì mình cũng có thể làm một điều gì đó có ích cho xã hội, cho cộng đồng.  Thì lúc đó bản thân mình lại có nhiều những cái luồng suy nghĩ khác nhau. Sau đó thì hai mẹ con đưa đến thống nhất rằng là sau khi mất thì cả hai mẹ con đều hiến xác tại Việt Nam".

Anh Hà đã bộc bạch như vậy, khi được hỏi về lý do mà cả anh và mẹ của mình đều có quyết định xin hiến xác sau khi mất đi. Anh coi đó như là một nghĩa cử cao đẹp mà bản thân có thể góp thêm cho đời, khi kết thúc cuộc đời gian truân của mình.

Cuộc đời anh từ khi sinh ra cho đến nay, đã luôn phải khổ sở vì bệnh tật. Với cơ thể teo tóp, hai chân bị liệt, anh chỉ nặng tầm hơn 20kg, và mọi sinh hoạt dù nhỏ nhất của anh  cũng đều phải phụ thuộc vào người khác.

Mãi đến năm 7-8 tuổi anh mới có thể ngồi vững, và mãi đến năm 17 tuổi anh mới biết chữ. Tuy nhiên để có thể đọc thông viết thạo như bây giờ, anh kể bản thân cũng phải chịu nhiều đau đớn lắm. Vì bàn tay anh rất mềm, cầm bút rất khó khăn. Đồng thời do thể trạng yếu nên anh cũng không thể đến trường, phải nhờ mẹ đi xin sách vở cũ về, rồi tự mình tập đọc, tập viết ngay trên giường.

Lớn hơn một chút, thấy mẹ vất vả, phải một mình nuôi 3 anh em sau khi bố mẹ ly hôn, anh đã tập sử dụng xe lăn rồi đi khắp nơi bán tăm, bông tai, móc khóa... để đỡ đần mẹ đồng ra đồng vào. Rồi sau khoảng 10 năm làm việc tại một hội khuyết tật ở Hà Nội, anh đã trở về quê, tự mày mò học công nghệ, với mong muốn có một nghề nghiệp ổn định, phù hợp với sức khỏe của mình.

Hiện giờ anh đã trở thành một chuyên gia về các dịch vụ công nghệ, quảng cáo, facebook,…với gần 100 nghìn người theo dõi trên facebook. 

Và cũng chính nhờ công việc này mà anh đã làm quen được với người vợ hiện tại. Anh bảo rằng, tình yêu đến với anh và vợ như một định mệnh vậy. Đó là trong một lần tình cờ facebook của vợ anh bị hack, anh đã mạnh dạn nhắn tin vào điện thoại của vợ với nội dung: "Facebook của em bị hack rồi. Nếu em không chê thì để chàng trai tật nguyền này sửa cho em nhé!".

Ngay sau đó anh nhận được tin nhắn trả lời vui vẻ của vợ, rồi kể từ ấy tin nhắn giữa hai người cứ nhiều dần lến, đến lúc yêu nhau khi nào không biết.

Anh Trần Văn Hà bên gia đình nhỏ 
Anh Trần Văn Hà bên gia đình nhỏ 

Tuy nhiên dù hạnh phúc là vậy nhưng sau đám cưới, cuộc sống riêng của hai vợ chồng trẻ cũng đã gặp không ít khó khăn. Với giọng nghẹn ngào, anh kể lại rằng, lúc vợ mang bầu, anh muốn tẩm bổ cho vợ miếng thịt mà cũng bất lực, có ngày còn phải ra chợ xin tóp mỡ về để cô ấy ăn cho có chất. Rồi cố gắng lắm cũng chỉ mua được hai hộp sữa ông thọ cho vợ, hay vào ngày vợ sinh, vì chỉ đủ tiền mua được một bát phở cho vợ ăn, mà anh đã phải nhịn đói đến lả cả người đi.

Không những vậy, vì sợ con mắc bệnh giống cha, nên có bao nhiêu tiền ky cóp, vợ chồng anh đều mang đi để sàng lọc trước sinh. Như thấu hiểu được lòng cha mẹ, bé gái đã ra đời khỏe mạnh và rất xinh xắn. Bé được anh đặt tên là Thiên Ân, với ý nghĩa nhờ ân đức của trời đất đã cho anh được làm bố.

Anh còn hạnh phúc nói rằng, đối với anh, vợ và con gái như là hai "cô tiên" vậy, bởi đã mang đến một phép màu cho cuộc đời tưởng chừng như sẽ mãi tăm tối của anh.

Hiện tại, dù vẫn còn nhiều thiếu thốn, nhưng thu nhập của anh cũng đã có thể nuôi gia đình nhỏ. Thậm chí anh còn thường xuyên tìm cách giúp đỡ về vật chất cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Như là mới đây, anh và vợ đã quyết định đập lợn đất tiết kiệm gần 2 năm qua để ủng hộ phòng chống dịch Covid-19, với số tiền là gần 14 triệu đồng.    

"Đối với mình thì cứ càng chông gai, càng khó khăn bao nhiêu thì mình lại càng vững bước, và càng tự tin bấy nhiêu, mình không gục ngã trước mọi khó khăn. Thật ra thì là tất cả các bạn khuyết tật hay người yếu thế thì đều có những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, ai cũng thế cả.

Kể cả bản thân mình cũng không thể đi lại, ví dụ như là mình cũng rất thích nấu ăn, nhưng phải có một người nào đó phải bê thức ăn lại thì mình mới nấu được. Đó cũng là một cái khó khăn riêng của mình. Nhưng mà cuộc sống thì nó không dễ gì để chúng ta có thể tồn tại, sinh ra và lớn lên.

Thì cho dù sống với gia đình tốt hay không tốt, hay là như thế nào nữa thì các bạn hãy tự tìm lấy hạnh phúc riêng, niềm vui cho mình, sống vui, sống thật khỏe, thật tốt là được".

Đó là lời tâm sự sau cùng của anh Hà, sau khi chia sẻ về cuộc đời đầy sóng gió của mình. Với nghĩa cử cao đẹp của anh, với những cố gắng không ngừng trong cuộc sống của anh để có được thành quả như hiện tại, chúng ta có thể thấy được rằng, dù cho có mang một cơ thể khiếm khuyết và bé nhỏ nhưng suy nghĩ của chàng trai ấy thật không hề khiếm khuyết một chút nào.

Liệu rằng trong chúng ta, có bao người dám sẵn sàng trao tặng cơ hội sống cho người khác, như chàng trai tật nguyền ấy ? Hay đã biết trân quý cuộc sống, và luôn tìm cách lan tỏa rộng hơn những điều tốt đẹp trong cuộc đời này?

---

Các bạn thân mến, nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những chương trình tiếp theo.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //