Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kéo giảm điểm nóng giao thông: Chung sức làm thực chất mới có kết quả

Phóng viên - 17/04/2020 | 16:04 (GTM + 7)

Để kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, các Sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục đồng bộ trong công tác quản lý như tổ chức giao thông, khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng; tăng cường hoạt động vận tải hành khách công cộng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

điểm nóng giao thông tại những nút giao thông là đầu mối giao thương lớn của thành phố như khu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, khu Cảng Cát Lái và trung tâm thành phố
TP.HCM hiện còn 8 điểm đen tai nạn giao thông, 22 điểm nóng có nguy cơ ùn tắc. Ảnh: Thanh niên

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, qua thực hiện các giải pháp bao gồm giải pháp công trình và phi công trình, hiện thành phố còn 8 điểm đen tai nạn giao thông, 22 điểm nóng có nguy cơ ùn tắc. So với những năm trước đây, tình hình tai nạn và ùn tắc giao thông ngày càng được kéo giảm.

Tuy nhiên, nhiều điểm nóng giao thông tại những nút giao thông là đầu mối giao thương lớn của thành phố như khu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, khu Cảng Cát Lái và trung tâm thành phố… lại chậm được khắc phục, khiến người dân bức xúc.

"Đường Bạch Đằng đi sân bay nhiều khi hay bị kẹt ở chỗ đó, phải mất 15 – 20 phút".

"Ngã tư An Sương nói chung đỡ ùn ứ xe hơn lúc trước. Hy vọng công trình này sẽ hoàn thành để người dân lưu thông ổn định lại bình thường".

"Đường thì nhỏ xe thì đông, kẹt là phải rồi, nhất là xe máy".

"Hạ tầng của nước mình thì không thể so sánh với nước khác được, chủ yếu là do ý thức của người tham gia giao thông gây ùn tắc thôi".

Ban An toàn giao thông TP.HCM thừa nhận, tình hình giao thông tuy có chuyển biến tốt, nhất là những tháng đầu năm do trong giai đoạn phòng dịch Covid-19. Nhưng xét về góc độ tai nạn giao thông, số người chết vẫn cao. Nhiều điểm đen tai nạn còn diễn biến phức tạp, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao.

Nhìn chung, mật độ phương tiện, sự tăng dân số cơ học rất lớn, nhiều tuyến đường quá tải. Cụ thể, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất tháng đầu năm tăng 20-30% so với cùng kỳ.

Theo ông Nguyễn Vũ Hạnh Phúc – Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông TPHCM, hiện các điểm nóng có diễn biến phức tạp như nút giao thông Mỷ Thủy (quận 2), đường Nguyễn Duy Trinh (quận 9), vòng xoay An Sương (quận 12) và các khu vực Tân Sơn Nhất được các Sở, ngành ưu tiên phân luồng giao thông, lập đội phản ứng nhanh, đồng thời có phương án phù hợp cho từng khu vực.

"Qua quá trình theo dõi đánh giá thì từng điểm cũng có các giải pháp hạ tầng, phi hạ tầng. Chẳng hạn như giải pháp tăng cường công tác hệ thống biển báo, tuần tra kiểm soát xử lý, phân luồng số lượng xe tải, xe container. Một số khu vực thì cũng thực hiện biện pháp cải tạo mặt đường, kích thước hình học, vòng xoay tiểu đảo để đảm bảo an toàn giao thông".

Để cải thiện hạ tầng giao thông, giảm ùn tắc, từ tháng 3, Ban quản lý dự án xây dựng các công trình giao thông đô thị TPHCM cũng sẽ triển khai nhiều công trình giao thông trọng điểm như nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), cầu Mỹ Thủy 3 và mở rộng đường Đồng Văn Cống; xây cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới. Đồng thời, dự kiến sẽ thông xe nút giao An Sương vào tháng 6/2020, nhằm xóa kẹt xe và tai nạn ở cửa ngõ phía tây bắc thành phố.

Riêng tại sân bay, ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý cho biết:

"Nhiệm vụ thứ nhất là chúng ta làm một con đường mới song song với đường Cộng Hòa, gọi là đường nối Trần Quốc Hoàn và Cộng Hòa. Đó là dự án thứ nhất. Bên cạnh đó, chúng ta còn có các dự án để điều phối dòng xe toàn diện khu vực đó bao gồm mở rộng đường Trường Chinh, Cộng Hòa, Tân Sơn, Trường Sơn, Hoàng Hoa Thám… Các dự án này cũng sẽ triển khai đồng bộ với tuyến Trần Quốc Hoàn kia. Ở mũi tàu Trường Chinh – Cộng Hòa, chúng ta cũng sẽ có nhà ga của tuyến metro 2 và sẽ có một hầm chui để giải quyết, tổ chức giao thông. Và hướng là ở đó chúng ta sẽ có điểm trung chuyển tập kết để kết nối vào nhà ga T3".

Điểm đen giao thông ngã tư Nguyễn Văn Linh - quốc lộ 50, chiều 3-4-2020. Ảnh: CAO THĂNG
Điểm đen giao thông ngã tư Nguyễn Văn Linh - quốc lộ 50, chiều 3/4/2020. Ảnh: Sài Gòn đầu tư

Ngoài giải pháp công trình, ông Ngô Hải Đường - Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng, Sở Giao thông vận tải TPHCM cho biết, thành phố cũng thực hiện phương án di dời nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn ra khỏi khu trung tâm, cấm giờ đối với xe tải.

Trên cơ sở đó, năm nay, Sở cũng tiếp tục nghiên cứu hạn chế giờ đối với một số phương tiện. Kế hoạch này đang được khảo sát và đánh giá mức độ tác động để có sự điều chỉnh thích hợp.

"Khu vực trung tâm thành phố thực hiện việc hạn chế xe tải lưu thông vào ban ngày. Thứ hai là hiện nay các quận ngoại thành có tình trạng là xe container hoạt động trên một số tuyến đường nhỏ hẹp, ảnh hưởng đến tình hình an toàn giao thông của một số quận thì trong năm 2020 cũng sẽ nghiên cứu theo kích thước hình học của các tuyến đường cấm một số tuyến đường cho container hoạt động đêm. Bên cạnh đó, kế hoạch sắp tới cũng sẽ hạn chế xe khách đón phía trong nội ô. Để triển khai được một số nội dung này thì áp dụng khoa học công nghệ sẽ hỗ trợ việc khảo sát đánh giá cũng như thực hiện".

Để hoàn thành mục tiêu 5 năm chương trình giảm ùn tắc và tai nạn giao thông thành phố, các biện pháp cần sự phối hợp từ nhiểu phía. Nhất là các dự án hạ tầng giao thông cần sớm hiện thực hóa và kết nối được phương thức vận tải công cộng khối lượng lớn. Trong đó, trọng tâm là xây dựng được hệ thống giao thông thông minh, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành giao thông.

Quốc lộ 22 cửa ngõ TP.HCM đi Tây Ninh thường xuyên bị ùn tắc giao thông
Quốc lộ 22 cửa ngõ TP.HCM đi Tây Ninh thường xuyên bị ùn tắc giao thông. Ảnh: Tuổi trẻ

 

Chung sức làm thực chất mới có kết quả (Bình luận của nhà báo Bùi Trọng Điển - Phó Giám đốc Kênh VOVGT) 

Từ nhiều năm qua, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội luôn đau đầu vì bài toán tắc đường, kẹt xe giải quyết không có lối ra. Nguyên nhân chủ yếu là do đường sá, cơ sở hạ tầng không theo kịp với sự gia tăng của dân số và phương tiện xe cá nhân phát triển theo cấp số nhân.

Đó là chưa kể ý thức của người tham gia giao thông vẫn chưa được cải thiện nhiều, khi ra đường hàng ngày vẫn thấy cảnh mạnh ai nấy đi, chen lấn, bất tuân luật lệ diễn ra khá phổ biến.

Các báo cáo, đề án đã phân tích, nói nhiều về nguyên nhân cũng như đưa ra các giải pháp khác nhau nhưng tình hình không được cải thiện nhiều. Điển hình tại TP Hồ Chí Minh, các nút thắt giao thông quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Cảng Cát Lái và nhiều quận, huyện khác, nạn kẹt xe tắc đường ngày càng trở nên trầm trọng; gây thiệt hại rất lớn về chi phí thời gian và tiền của của các bên liên quan.

Giải quyết các điểm nóng về ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông từ nhiều năm qua đã được TP Hồ Chí Minh coi là một trong 7 chương trình đột phá để thành phố quyết tâm thực hiện. Riêng trong năm nay, thành phố dự kiến sẽ khởi công hơn 60 công trình giao thông mang tính trọng điểm với hàng chục ngàn tỷ đồng ,để mở rộng, làm mới nhiều tuyến đường, hầm chui, cầu vượt để xoay chuyển tình hình.

Tuy nhiên, điều đáng nói là rất nhiều công trình đã được quy hoạch triển khai cả chục năm trời, nay mới tiếp tục “rục rịch” khởi động, độ trễ so với kế hoạch là rất lớn. Điển hình như đường vành đai 2 dài 64 km, quy hoạch từ 2007 đến nay vẫn còn 14 km chưa được khép kín.

Nguyên nhân của các vướng mắc kể trên thì có nhiều, trong đó nổi cộm là khâu giải phóng mặt bằng kéo dài khiến nhiều công trình khi có vốn lại phải làm lại dự toán vì chi phí đã đội lên gấp nhiều lần; năng lực của một số chủ đầu tư, nhà thầu thi công hạn chế;  trong khi khâu kiểm tra, giám sát, đốc thúc của cơ quan quản lý nhà nước ở nhiều nơi còn chưa sâu sát, lỏng lẻo khiến tiến độ xây dựng nhiều công trình trở nên ì ạch; trôi từ năm này qua năm khác.

Nhận thức rõ những hạn chế này, TP Hồ Chí Minh đã ban hành chỉ thị về đẩy nhanh việc thực hiện và giải vốn đầu tư công năm 2020,nhất là trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông trọng điểm; đồng thời tạo điều kiện ưu đãi về cơ chế, chính sách để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách tham gia. UBND TP cũng phân công trách nhiệm cụ thể cho lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc xử lý các vướng mắc của từng dự án và coi đây là một trong những căn cứ để phân loại, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm của từng người.

Như vậy, việc phân công trách nhiệm là đã rõ, vấn đề lúc này là các” tư lệnh ngành” của thành phố như Giao thông Vận tải, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư; Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông; lãnh đạo các quận, huyện thể hiện quyết tâm và hành động ra sao, để tránh cuối năm chỉ là các báo cáo khó khăn, tồn đọng mà không tìm được sự phối hợp ăn ý để giải quyết triệt để, tháo các nút thắt; từ đó thúc đẩy các công trình giao thông hoàn thành đúng tiến độ. 

Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội và các đô thị lớn khác trong cả nước đang trong những ngày tháng thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế ra ngoài để chủ động phòng chống dịch Covid-19. Hầu hết các con đường, tuyến phố, điểm nút giao thông nhờ vậy đều thưa thớt, thông thoáng; mọi người đang” sống chậm”.

Do vậy, giai đoạn này cũng là dịp để các cấp, các ngành và mỗi người tham gia giao thông có thể cùng nhìn lại về những hình ảnh tắc đường, kẹt xe đã qua; để từ đó suy ngẫm về những nguyên nhân của thực trạng này.

Trên cơ sở đó khi dịch qua đi, chính quyền và mỗi người dân với khả năng và trách nhiệm của mình lại chung tay đóng góp, hành động; xóa bỏ các điểm nóng về ùn tắc và tai nạn giao thông; góp phần xây dựng cuộc sống bình yên và phát triển./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Tự sự của đêm: Bình thản nhìn mây trôi

Tự sự của đêm: Bình thản nhìn mây trôi

Bất chợt, tôi nhớ đến một người quen từng bị cuộc đời làm cho bầm dập, nhưng trong câu chuyện cuộc đời anh chưa từng oán trách hay đổ lỗi cho bất kỳ ai.

Cà phê, trà có giúp tỉnh táo khi lái xe đường trường ban đêm?

Cà phê, trà có giúp tỉnh táo khi lái xe đường trường ban đêm?

Cuộc sống khiến chúng ta phải chạy đua với thời gian, di chuyển qua nhiều múi giờ, chuyển ca - kíp liên tục khiến giấc ngủ lý tưởng từ 21 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau đều đảo lộn. Để tỉnh táo làm việc ta cần thêm nhiều thức uống như: cà phê, trà để chống chọi từng cơn buồn ngủ.

Gỡ rào chắn đường Âu Cơ – Nghi Tàm, rộng chỗ này nhưng lo “thắt” chỗ kia

Gỡ rào chắn đường Âu Cơ – Nghi Tàm, rộng chỗ này nhưng lo “thắt” chỗ kia

Hiện nay, đoạn đường từ khách sạn Thắng Lợi (đường Yên Phụ) đến đầu đường Xuân Diệu dài khoảng 260m, nằm trong dự án mở rộng đường Âu Cơ – Nghi Tàm (Hà Nội) đã tháo dỡ toàn bộ rào, di dời máy móc thi công, lòng đường tại đoạn này rộng từ hơn 16m đến khoảng 21m.

“Bí ẩn cuộc sống...”

“Bí ẩn cuộc sống...”

Cứ đến chớm hè là khắp nơi từ quán trà đá vỉa hè tới mạng xã hội, người ta lại bàn tán, kháo nhau về chuyện “bỗng dưng” hóa đơn tiền điện nhà mình đột nhiên tăng mạnh, có khi gấp hai, gấp ba lần tháng trước, mà nhu cầu sử dụng hầu như không thay đổi?...

Quản lý hay Công nghệ giúp vận hành hiệu quả đường sắt đô thị

Quản lý hay Công nghệ giúp vận hành hiệu quả đường sắt đô thị

Việt Nam sắp đưa vào vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sau hàng chục năm xây dựng. Singapore được biết đến là quốc gia có hệ thống giao thông công cộng hiện đại, hiệu quả hàng đầu ở khu vực châu Á. Kinh nghiệm nào của Singapore có thể áp dụng tại Việt Nam.

Người lan tỏa mô hình Con tôm “ôm” Cây lúa

Người lan tỏa mô hình Con tôm “ôm” Cây lúa

Xâm nhập mặn ngày càng gay gắt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt của bà con nông dân ven biển vùng ĐBSCL. Đồng cảm với khó khăn này, anh Huỳnh Chí Phương, Giám đốc Công ty Gạo Tôm ở An Giang đã mày mò nghiên cứu và quyết định lan tỏa mô hình lúa tôm thân thiện môi trường.

Lúa gạo chất lượng cao xu thế mới của thị trường

Lúa gạo chất lượng cao xu thế mới của thị trường

Mặc dù có thế mạnh về xuất khẩu gạo, thế nhưng, với những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước, nông dân và doanh nghiệp nước ta cũng cần chủ động bắt nhịp, thay đổi phương thức sản xuất phù hợp, tạo ra sản phẩm chất lượng cao vừa giảm chi phí và thân thiện với môi trường.

// //