Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kẽ hở cho gian lận biển số xe

Phóng viên - 22/03/2021 | 15:57 (GTM + 7)

Tình trạng mua bán, sử dụng biển số giả, biển số trái quy định đang ngày một diễn biến phức tạp. Nếu không được kiểm soát chặt, giới tội phạm sẽ lợi dụng để che giấu tung tích, các hành vi phạm tội như trộm cướp, buôn lậu, gây tai nạn bỏ trốn… gây khó khă

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Các trang mạng xã hội công khai rao bán biển số xe.

Đường Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) lâu nay được người dân đặt biệt danh là “phố bán biển số”. Điểm dễ nhận ra tại các cửa hàng này là bên ngoài giống như cửa hàng sửa xe, làm biển số nhà, biển cửa hiệu, ép biển số xe… nhưng thực chất họ lại sản xuất biển số theo yêu cầu.

Thậm chí, những cửa hàng này còn có hẳn website rao bán biển số với quảng cáo rất hấp dẫn: “biển số nào cũng có”, từ ôtô đến xe máy, từ biển đỏ, biển xanh đến biển ngoại giao; mộc nổi, sơn phản quang có đủ; giao hàng toàn quốc, làm xong trong ngày...

Chỉ vài thao tác trao đổi đơn giản trên mạng, với vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, bất cứ ai cũng có thể “sở hữu” biển số giả với màu nền xanh, đỏ. Ngoài ra, người bán còn tư vấn: riêng biển số đỏ y như thật, có giá và tiền đặt cọc cao hơn nhiều so với biển xanh và biển trắng.

T.A, một người kinh doanh trên phố này cho hay:

“Biển số xe máy 300.000 đồng/cái, ô tô 700.000 đồng/cặp, nhìn không khác gì biển thật, đi đăng kiểm vẫn được hết. Biển xanh, đỏ được hết, có phản quang, có quốc huy”.

Ngoài dịch vụ làm biển số giả, trên các trang mạng xã hội còn xuất hiện nhiều tài khoản nhận làm giấy tờ xe giả qua các hội nhóm mua bán xe không giấy tờ. Các đối tượng này lợi dụng mạng xã hội để rao bán một cách ngang nhiên.

Để tăng độ tin cậy, các đối tượng tung ra các sản phẩm đã làm giả với cam kết: “không giống thật không lấy tiền”. Giao dịch thường rất nhanh gọn, khách hàng có thể làm giấy tờ với thông tin mình mong muốn.

Tài khoản có tên Nhị Xuân cho biết khi trao đổi với phóng viên:

“Giấy tờ thì 1 triệu đối với xe máy, 1,8 triệu với xe ô tô, nếu làm biển thì 500.000, cọc 200.000, còn làm giấy thì khỏi cần cọc. Giấy y như thật, ship cho bạn, bạn kiểm tra nếu đúng thì thanh toán còn không đúng thì trả về cho tôi, kết bạn zalo rồi tôi gửi hình qua cho”.

Có thể thấy, biển số xe máy, ô tô và cả biển số công vụ giả được rao bán tràn lan trên mạng xã hội đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường nếu người mua dùng vào mục đích bất chính. Không ít đối tượng xấu đã lợi dụng biển số giả để thực hiện các hành vi phạm tội, che giấu thông tin cá nhân, gây khó khăn cho cơ quan công an trong quá trình điều tra.

Thực tế cho thấy đã có nhiều vụ án trộm cắp tài sản, cướp tài sản, mà thủ phạm dùng xe mang biển số giả làm phương tiện phạm tội.

Một chiếc biển số giả mới được gia công xong. Ảnh: Lao động

Theo Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty luật Minh Bạch: Việc sử dụng BKS, giấy đăng ký xe là biện pháp hiệu quả nhất để kiểm tra, kiểm soát phương tiện. Đối với hành vi sử dụng BKS, giấy tờ xe không phải lực lượng CSGT cấp là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu nhẹ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo NĐ 100 với mức xử phạt đối với cá nhân là từ 4–6 triệu đồng, đối với tổ chức là từ 8 – 12 triệu đồng.

Trong trường hợp đủ yếu tố cấu thành hình sự thì có thể bị xử lý hình sự tội làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức vào hành vi trái pháp luật, hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù.

“Chúng ta không có căn cứ, rất khó để xác minh nếu trong trường hợp những người này sử dụng xe đó vào mục đích trái pháp luật. Trong thời gian vừa qua, khi sử dụng các phương tiện kỹ thuật vào xử phạt vi phạm hành chính, thì có xe đang trong gara vào thời điểm xảy ra vi phạm. Chứng tỏ hành vi sử dụng BKS giả thời gian vừa qua đã khá phổ biến, dẫn đến hậu quả rất khó lường trong công tác quản lý xe cơ giới ở Việt Nam”.

Trong thời kỳ công nghệ 4.0, camera giám sát giao thông đã phát huy được năng lực, giúp nâng cao ý thức của lái xe trong khi tham gia giao thông. Thế nhưng, đối với những trong hợp sử dụng biển số giả, cố tình che dán biển số khiến lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác phát hiện, điều tra và xử lý vi phạm.

Thượng tá Nguyễn Mạnh Thắng, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm sát giao thông đường bộ cao tốc số 1, Cục CSGT cho biết: Sau khi hệ thống camera được đưa vào sử dụng trên toàn tuyến Nội Bài – Lào Cai, không ít tài xế đã dùng nhiều “chiêu trò” để trốn tránh camera hòng qua mặt lực lượng chức năng.

“Nhiều lái xe có hành vi sử dụng biển số giả, lấy băng dính dính vào các con số trên xe làm camera không nhận biết được. Đơn vị đã chủ động và xây dựng kế hoạch báo cáo lãnh đạo làm chuyên đề che lấp biển số hoặc cố tình cho biển số để xác định động cơ mục đích lái xe che dấu biển số không để cho cơ quan chức năng phát hiện”.

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải TP.Hà Nội cho biết, hiện tượng sử dụng biển số giả hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp đã tồn tại từ hàng chục năm nay. Với phương tiện ô tô, chế tài xử phạt còn yếu, số lượng vi phạm bị xử lý cũng ít nên chưa có tính răn đe.

“Cần thiết thì ta nên sửa luật. Với những phương tiện mang biển số giả với ý đồ không tốt cần phải xử lý nghiệm minh, thậm chí tịch thu xe”

Trong khi đó, vấn nạn này ở xe máy lại phức tạp hơn, do số lượng nhiều, các xe qua nhiều đời chủ nhưng không sang tên dẫn đến khó quản lý. Một số trường hợp sử dụng biển số giả hoặc trái quy định, chủ xe đã bỏ phương tiện lại, không chấp hành xử phạt, bởi giá trị phương tiện nhỏ hơn số tiền xử lý.

Ông Bùi Danh Liên thông tin thêm, Hà Nội dự kiến sẽ dừng hoạt động xe máy từ năm 2030, thay vào đó là các loại hình phương tiện vận tải công cộng. Do đó, nếu đúng lộ trình, vấn nạn sử dụng biển số giả xe máy được kỳ vọng sẽ dần bị loại bỏ cùng với loại phương tiện này.

Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, nguyên cán bộ CSGT, Công an TP Hà Nội thì cho rằng, ngay cả với các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên đường cũng rất khó để phát hiện gian lận biển số. Chỉ khi đối chiếu số khung, số máy, các thông số kỹ thuật với đăng kiểm, đăng ký phương tiện mới nắm được.

“Gắn biển số đó thì cũng rất khó để phân biệt thế nào là cơ quan có thẩm quyền cấp, thế nào là vi phạm. Vì người ta làm rất tinh vi, phải có biện pháp nghiệp vụ sâu, đấu tranh trực diện với người điều khiển phương tiện mới phát hiện được”

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, để xảy ra hiện tượng mua bán tràn lan biển số giả trên mạng, cũng như tại các cơ sở sản xuất, trách nhiệm chính thuộc các lực lượng chính quyền, công an địa phương đã lơi lỏng trong nắm địa bàn và hoạt động của các cơ sở, doanh nghiệp.

“Xử lý bằng hình ảnh, thì những người dùng biển giả sẽ không bị xử lý, sẽ có người bị oan. Do vậy, trước khi đưa KHCN vào giao thông, nên xử lý dứt điểm các cơ sở buôn bán biển số giả, các trang mạng rao bán tràn lan về giấy phép lái xe, kể cả đăng ký xe, cơ quan chức năng cần phối hợp Bộ Thông tin truyền thông giải quyết triệt để”.

Hiện tượng sử dụng biển số giả hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp đã tồn tại từ hàng chục năm nay. Ảnh: 24h

Mời quý vị và các bạn đến với góc nhìn này của VOVGT qua bài bình luận với nhan đề: “Kẽ hở cho gian lận biển số xe”.

Biển số giả chỉ là một biểu hiện của hành vi gian lận biển số xe. Thực tế, đã có trường hợp dùng biển số giả để thực hiện hành vi buôn lậu sau đó phi tang hoặc vứt bỏ phương tiện. Tuy nhiên, hình thức này khá mạo hiểm, bởi nếu bị kiểm tra hành chính, việc giả mạo sẽ dễ bị bại lộ.

Có một hình thức khác được các đối tượng ưa chuộng hơn, đó là lắp biển số thật vào một chiếc xe khác không phải là phương tiện đăng ký biển số ban đầu. Hiểu nôm na là một xe hai biển số, và cả hai biển đều là thật.

Một số đối tượng lợi dụng kẽ hở của việc cấp lại biển số xe hoặc đăng ký xe (lý do báo mất hoặc hư hỏng, bất khả kháng), sau đó sử dụng lại biển số cũ nhưng gắn vào một xe khác cùng chủng loại, màu sắc. Phần lớn những xe tạm nhập, tái xuất sẽ sử dụng biện pháp gian lận này.

Sau đó, những chủ xe dạng này báo mất và xin cấp lại đăng ký, đăng kiểm. Trước khi đi làm thủ tục, họ sẽ dán tem kiểm định của xe cũ vào xe mới không giấy tờ và qua mặt cơ quan đăng kiểm.

Kẽ hở ở đây là tem kiểm định có thể dán lại nhiều lần.

Vật liệu tem kiểm định có lẽ cần được các cơ quan chức năng nghiên cứu lại để có tính năng tương tự thẻ E-pass qua trạm thu phí không dừng. Tức đã dán cho 1 xe thì khi tháo ra không thể sử dụng cho xe khác. Có như vậy, mới ngăn chặn được việc nhiều xe nhập lậu, không nguồn gốc, giấy tờ, xe bị trộm vẫn đàng hoàng chạy trên đường phố các đô thị lớn.

Sự việc chỉ vỡ lở khi tình huống trớ trêu xảy ra, tương tự việc hai chiếc ô tô Mercedes Benz mang cùng biển số vô tình gặp nhau trên đường Vạn Phúc, Hà Nội đầu tháng 3 vừa qua.

Một hành vi gian lận biển số phổ biến khác thời gian gần đây là “biến hình” biển số để tránh bị kiểm tra, xử lý từ lực lượng chức năng. Đơn cử như xe biển số xanh hô biến thành biển số trắng khi đi lễ chùa; hay một số taxi “dù”, tài xế chỉ cần gạt tay vào cần gạt mưa cửa kính sau trong tích tắc là có thể che được một phần biển số, qua mặt camera giám sát.

Tất cả những hành vi gian lận này đều cần bị bóc gỡ và xử lý nghiêm minh. Bởi giới tội phạm sẽ lợi dụng để phạm pháp với tính chất hết sức manh động, coi thường pháp luật; một số chủ phương tiện sẽ gặp rắc rối pháp lý, thậm chí bị oan khi người sử dụng biển số giả trùng với biển số xe của họ bị phạt nguội.

Vẫn biết, phòng chống gian lận biển số xe hiện rất khó khăn bởi chúng ta chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu liên thông để tra cứu, phát hiện sai phạm liên quan tới tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật phương tiện. Nhưng không vì vậy mà các lực lượng chức năng lơi lỏng, thả nổi vấn nạn này./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

// //