Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kẻ Gạ - Phú Thượng

Phóng viên - 03/02/2019 | 12:00 (GTM + 7)

VOVGT-Dù vẫn giữ được nhiều nét cổ kính, nhưng Kẻ Gạ - Phú Thượng cũng phải chịu tác động không nhỏ từ quá trình đô thị hóa, như rất nhiều vùng đất khác...

Các loại xôi - Hồn quê Kẻ Gạ

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đến với làng cổ tiếp theo với tên gọi Kẻ Gạ, một trong những làng cổ còn giữ được nhiều truyền thống, tập tục xưa tiêu biểu của Thăng Long Kẻ cho đến ngày nay. Trước hết, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến sẽ giới thiệu một vài nét sơ lược về Kẻ Gạ.

“Kẻ Gạ và Kẻ Xù thuộc xã Phú Thượng, nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Chữ Phú Thượng xuất phát bắt đầu của chữ thôn Phú Gia, Phú Xá và Thượng Thụy, ghép lại thành Phú Thượng. Trong Phú Thượng có 3 thôn cổ thì cả 3 thôn ngày xưa đều là những xã riêng biệt, người ta đều gọi là Kẻ, là Kẻ Gạ, Kẻ Xù và Kẻ Bạc. Thượng Thụy ngày xưa còn có tên là làng Bạc. Xã Phú Thượng ra đời từ 1956, đầu tiên thuộc huyện Từ Liêm, cho đến năm 1995, khi mà Hà Nội thành lập quận Tây Hồ thì Phú Thượng thuộc quận Tây Hồ.

Nói về Phú Thượng thì xưa có 3 Kẻ là Kẻ Gạ, Kẻ Xù và Kẻ bạc. Kẻ Gạ ngày xưa tên gốc là Phú Gia, còn Kẻ Xù là Phú Xá, còn Kẻ Bạc tức là làng Làng Bạc thì là Thượng Thụy. Đầu tiên nói về Kẻ Gạ thì ngày xưa, từ thời Hai Bà Trưng thì cái làng này có tên là Bà Già Hương. Cũng ko hiểu tại sao có cái tên bà Già Hương. Khi nhà Đường xâm chiếm nước ta thì họ đổi cái làng Bà Già Hương thành An Dưỡng phường, tức là vào thế kỷ thứ 8 đổi thành An Dưỡng Phường.

Và cái tên đó dùng cho đến thế kỷ thứ 13, khi nhà Trần tổ chức đắp 1 cái đê để chống lại quân Nguyên Mông ở Đông bộ đầu, tương ứng với phố Hàng Than ngày nay. Sau khi dân ở An Dưỡng Phường đắp xong cái đê thì nhà Trần cho đổi tên khác, gọi là Phú Gia. Từ thế kỷ 13 cho đến bây giờ mang tên là Phú Gia.

Ở vùng này còn có cái đặc biệt nữa là đây chính là 1 vùng đất cổ của Thăng Long. Ngày xưa vì là đất chủ yếu là đất bãi, nhưng không cấy được lúa nên người dân ở đây chỉ có chăn tằm. Nên ca dao Hà Nội cổ có câu là Gạ Xù thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi làng Đăm đua thuyền. Câu ấy nói lên nghề xưa của Kẻ Gạ và Kẻ Xù rất giỏi chăn tằm”.

 

Đến với Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội ngày nay, sẽ dành rất nhiều thiện cảm đối với một ngôi làng cổ vẫn giữ được nhiều nét yên bình, nằm bên bờ sông Hồng hùng vĩ. Bà Công Thị Kiên-người làng Phú Thượng cho biết:

“Kẻ Gạ, Kẻ Xù, Kẻ Bạc ở làng nhà cô là có ba thôn, bây giờ thì nó lên phường, lên quận. trước là thôn và xã, thế nhưng mà các cụ ngày xưa thì gọi là Kẻ Bạc, Kẻ Gạ, Kẻ Xù là làng nhà cô có ba thôn, ba cái làng này là ba cái nghề khác nhau, Kẻ Bạc thì là các cụ đi buôn chuối, hoa quả.

Kẻ Gạ thì chuyên về hàng quà, xôi chè, rượu nếp, bánh đa kê và búa bổ củi, cứ gần tết là các cụ vác búa đi các cụ bổ củi thuê để nấu bánh chưng tết. Còn ở cái làng Phúc Xá thì có nghề làm bãi, họ trồng rau, họ buôn bán. Nói chung là ba làng có ba cái đặc trưng khác nhau”.

Dân làng Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội vẫn chỉ nhận cái tên cúng cơm của mình là Kẻ Gạ. Xưa hoa đào đất Gạ cũng đẹp không kém hoa làng Nhật Tân ngay bên cạnh nhưng lại chả mấy ai khen, mà họ cho rằng người làng Kẻ Gạ chỉ giỏi đồ xôi từ bao nhiêu đời nay. Vậy dân gian mới có câu:

“Làng Gạ có gốc cây đề.

Có sông tắm mát có nghề nấu xôi”.

Hiện nay, làng Gạ có đến 500 gia đình đang làm nghề nấu xôi và một “hệ thống” bán lẻ với gần 1 nghìn người trong làng đưa hương thơm của xôi kẻ Gạ đi khắp các ngõ ngách của đất Hà thành. Họ nấu đủ các loại xôi, xôi ăn quà sáng, xôi làm cỗ cưới, cỗ sinh nhật, làm tiệc chiêu đãi, thậm chí cả xôi làm quà biếu...

Mỗi ngày cả làng tiêu thụ từ 4 đến 5 tấn gạo nếp cái hoa vàng và gạo nếp nhung. Đây là hai loại gạo nếp ngon nhất dùng để nấu xôi. Hiện đã có nhà hàng đặt xôi kẻ Gạ dành phục vụ khách du lịch nước ngoài. Nhà văn Nguyễn Hiếu cũng vô cùng ấn tượng với đặc sản xôi Phú Thượng ngay từ cách người làng Kẻ Gạ chọn gạo để nấu xôi từ bao đời nay:

“Xù Gạ chọn giống lúa, chọn hạt thóc hạt gạo, tôi hỏi cô bán xôi gần nhà làm sao xôi con ngon thế, nó nói 1 câu là: con phải chọn gạo chứ, tại sao xôi của con bán nhanh như thế vì chất lượng gạo của làng Xù làng Gạ nó khác hẳn các làng khác, chỉ hạt gạo ấy thôi nó mới đạt được độ ngon của nó, cho nên mỗi 1 vùng quê, 1 vùng đất nó đều có đặc sản riêng của nó”.

Gạo lấy từ những cánh đồng Phú Thượng, chỉ trồng toàn giống nếp cái hoa vàng và nếp dâu keo - thứ gạo đầu bảng để nấu xôi

Đặc trưng nghề nấu xôi còn thấm đẫm trong không gian mới của Kẻ Gạ hôm nay khi Phố Phú Gia (tên mới của làng Gạ) giờ được gọi tên là phố Hương bởi lẽ đơn giản, suốt ngày đêm hơi của các chõ đồ xôi và hương của gạo nếp, đậu xanh luôn ngập tràn xóm ngõ. Phố đẹp như mơ với những ngôi nhà khang trang đang lần lượt được dựng lên từ những gánh hàng xôi, những lời rao nhẹ nhàng vang lên trong xóm ngõ thân thương và trở thành nỗi nhớ của bất kể ai nơi phố thị.

Mỗi lần Tết về làng lại mở cuộc thi nấu xôi tại đình Phú Gia. Bên cạnh hội thi nấu xôi truyền thống còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian thú vị khác. Bà Mai Thị Lan một người dân trong làng chia sẻ:

“Làng Kẻ Gạ có lễ hội đình làng vào mùng 9, mùng 10 tháng giêng hàng năm âm lịch, thi nấu xôi và nhiều trò chơi dân gian. Nói chung các hoạt động của làng thì có cờ tướng, cờ vua, tổ tôm, điếm rồi là bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, nói chung là các hoạt động thể dục thể thao đều có hết”.

Năm tháng qua đi, làng Phú Gia đã lên phố, giao thông nối với trung tâm thành phố rất thuận tiện, nhưng người dân Phú Thượng vẫn quen giới thiệu mình là “người làng Phú Thượng”. Ông Lê Đình Cộng, một người đã về làm rể của làng Phú Thượng gần 50 năm qua kể lại:

“Làng này có 1 là rượu nếp, bánh đa kê và xôi này, là 3 cái nổi tiếng nhất khu vực này. Khi tôi mới về quen bà xã tôi là năm 73, thì chỉ còn lác đác vài người bán, họ toàn đi bộ, đội thúng xôi trên đầu, nhà nào sang thì có xe đạp chở đi. Tôi còn đứng những năm 70 đứng bán đào ở bờ sông vác chuyển ra chỗ Hàng Lược ngày 7,8 chuyến ấy chứ, nhà tôi đất trồng còn rộng mà.

Tại sao sau này nó phát triển, lúc đầu nó không có tên Phú Thượng đâu, sau này xôi nó ngon thì người ta mới nghĩ đến tên Phú thượng ấy chứ ngày xưa Phú Thượng cũng chỉ là đất chuyên bán ăn sáng cho người Hà Nội thôi”.

Dù vẫn giữ được nhiều nét cổ kính, thanh bình, nhưng mảnh đất này cũng phải chịu tác động không nhỏ từ quá trình đô thị hóa, như rất nhiều vùng đất ven kinh thành Thăng Long xưa. Những đổi thay, được – mất của vùng đất này đều ẩn chứa nhiều câu chuyện mà mỗi người dân làng Phú Thượng đều có những tâm tư riêng.

Tags:
Ý kiến của bạn
Cầu thông, giao thương thông

Cầu thông, giao thương thông

TP.HCM và các tỉnh phía Nam có mạng lưới sông, kênh rạch dày đặc. Do vậy, hạ tầng giao thông, đặc biệt là những cây cầu kết nối với các địa phương rất quan trọng trong việc lưu thông, giao thương hàng hóa, giúp phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho người dân thoát cảnh qua sông phải lụy đò.

Việt Nam – Kỷ nguyên vươn mình: Kết nối trái tim yêu nước, vận mệnh trong giai đoạn mới

Việt Nam – Kỷ nguyên vươn mình: Kết nối trái tim yêu nước, vận mệnh trong giai đoạn mới

Chiều 02/10, Đài Tiếng nói Việt Nam ra mắt Chương trình chính luận đa loại hình, đa phương tiện “Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình”, nhằm góp phần khơi dậy hào khí dân tộc, khơi dậy khát vọng dựng xây đất nước mạnh giàu.

Cảnh báo nguy hiểm từ sớm

Cảnh báo nguy hiểm từ sớm

Là một đất nước có bờ biển dài, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu, và là điểm đến thường xuyên của những cơn bão, thì việc cảnh báo sớm đến người dân những tín hiệu mất an toàn là điều vô cùng cần thiết ở Việt Nam.

Truyền cảm hứng cho người dân hiến kế xây dựng  “Việt Nam – kỷ nguyên vươn mình”

Truyền cảm hứng cho người dân hiến kế xây dựng “Việt Nam – kỷ nguyên vươn mình”

Chiều nay 02/10/2024, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức ra mắt chương trình: “Việt Nam - kỷ nguyên vươn mình”, tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, số 58, Quán Sứ, Hà Nội.

Thanh toán điện tử trong giao thông: Người dân hưởng lợi gì?

Thanh toán điện tử trong giao thông: Người dân hưởng lợi gì?

Từ 01/10, Nghị định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực. Vậy, người dân sẽ được hưởng lợi gì từ việc triển khai hệ thống thanh toán điện tử trong giao thông đường bộ?

Cuộc dạo chơi lung linh

Cuộc dạo chơi lung linh

Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn khi trời tối chính là ánh sáng. Đặc biệt, nguồn ánh sáng nơi phố thị còn trở nên hấp dẫn hơn nhiều khi được phản chiếu và hội tụ trên mặt hồ lung linh.

TP.HCM: Thông xe cầu Năm Lý, xóa nút “thắt cổ chai” trên đường Đỗ Xuân Hợp

TP.HCM: Thông xe cầu Năm Lý, xóa nút “thắt cổ chai” trên đường Đỗ Xuân Hợp

Sau 8 năm, cầu Năm Lý chính thức được thông xe, xóa nút “thắt cổ chai” trên đường Đỗ Xuân Hợp, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực.

// //