Hà Nội có đủ trang bị và thuốc chống dịch virus Corona
Phóng viên - 01/02/2020 | 21:43 (GTM + 7)
Với 40 doanh nghiệp sản xuất trong nước, năng lực đáp ứng nhu cầu khẩu trang và các thiết bị y tế tại Việt Nam là đủ, không có chuyện thiếu hụt.
Theo nhận định của Bộ Y tế, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus mới Corona (nCoV) đang lây nhiễm rất nhanh và nghiêm trọng và đã ở mức rất cao diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, ảnh hưởng tới 26 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Nước ta có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh do có chung đường biên giới kéo dài với Trung Quốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã công bố sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu về dịch nCoV.
Tính đến ngày 1/2/2020, Việt Nam có 6 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 5 ca bệnh xâm nhập. Thủ tướng Chính phủ cũng vừa ký quyết định công bố dịch nCoV tại Việt Nam.
Đánh giá về nguy cơ bùng phát dịch ở Hà Nội, ông Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế Hà Nội nói: “Khu vực có dịch rất rộng lớn, số dân đông, Hà Nội lại rất gần Trung Quốc mà lại có cửa khẩu quốc tế Nội Bài. Đầu mối giao thương như vậy thì số lượng qua lại rất lớn. Nguy cơ trường hợp ủ bệnh mà vào Hà Nội thì có thể lây lan”
Dù Hà Nội đã sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị để đưa ra 4 kịch bản đáp ứng khi có tình huống diễn biến phức tạp, song sự khan hiếm về khẩu trang, nước sát khuẩn trên thị trường Thủ đô là điều dễ dàng nhận thấy những ngày qua. Bên cạnh đó, toàn thành phố chỉ có 40 bộ quần áo bảo hộ cho nhân viên y tế làm việc trong môi trường nguy cơ lây nhiễm cao.
Đích thân chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Sở Y tế cần dự phòng 15-20 triệu chiếc khẩu trang, khẩn trương mua thêm trang phục bảo hộ cho bác sĩ, nhân viên y tế.
Ông Nguyễn Nhật Cảm cũng cho biết thêm: “Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã được Viện dịch tễ TW chuyển giao toàn bộ quy trình kỹ thuật cũng như sinh phẩm để chủ động triển khai xét nghiệm mà không phụ thuộc vào các bệnh viện TW. Khi có các mồi, sinh phẩm chẩn đoán được WHO chuyển giao cũng chuyển giao luôn cho Hà Nội. Thay vì 3-4 ngày có kết quả thì 6 tiếng đã có, để giảm bớt thơi gian, lo lắng, phát hiện sớm dịch bệnh”
Về phía Bộ Y tế, trong công văn mới nhất ký hôm qua (31/1), Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược đã yêu cầu các Sở Y tế địa phương chuẩn bị đủ cơ số thuốc cho cấp độ 3, sẵn sàng cho cấp độ 4, liên hệ cơ sở kinh doanh để dự trù cung ứng thuốc, tránh tình trạng đầu cơ, tăng giá thuốc trái quy định.
Trả lời câu hỏi của VOV Giao thông về việc có hay không việc thiếu trang thiết bị y tế phục vụ công tác chống dịch nCoV, ông Nguyễn Tử Hiếu – Phó Vụ trưởng Vụ trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) cho biết: Trang thiết bị phòng chống dịch thì hiện nay có nhóm về các thiết bị máy thở, các thiết bị máu, các thiết bị vật tư như khẩu trang, găng tay, kính phòng hộ. Bộ Y tế đã có động thái nhằm hỗ trợ các địa phương, đặc biệt là Hà Nội.
Tham mưu lãnh đạo Bộ gửi công văn cho các đơn vị sản xuất trang thiết bị y tế để đánh giá năng lực sản xuất cũng như số lượng hàng tồn kho. Đang gọi điện đốc thúc các đơn vị báo cáo. Cũng có khó khăn, sau nghỉ Tết nhiều đơn vị liên quan đến nhân công chưa đi vào sản xuất”, ông Hiếu cho biết thêm.
Ông Nguyễn Tử Hiếu khẳng định, với 40 doanh nghiệp sản xuất trong nước, năng lực đáp ứng nhu cầu khẩu trang và các thiết bị y tế tại Việt Nam là đủ, không có chuyện thiếu hụt. Đại diện Vụ trang thiết bị và công trình y tế nhấn mạnh, trong điều kiện hiện nay, việc cung ứng thiết bị, vật tư phải ưu tiên cho các cơ sở y tế trong nước để phòng chống dịch, thay vì việc xuất khẩu hoặc thiếu đạo đức kinh doanh, găm hàng nhằm trục lợi.
Đã hơn 10 ngày kể từ khi Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông) để phục vụ thi công Gói thầu số 04 dự án Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá TP Hà Nội.
"Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của mùa đông miền Bắc. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của phố cổ.
Mặc dù là một trong những tuyến đường chính của địa phương và có đông phương tiện qua lại, thế nhưng, tuyến đường 13.000, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang hiện xuống cấp nghiêm trọng với chi chít ổ gà, ổ voi. Tình trạng này xuất hiện đã lâu nhưng chậm được khắc phục khiến người dân bất an.
Nếu bài Dạ Cổ Hoài Lang, ở Bạc Liêu đặt nền móng cho sự phát triển của âm nhạc tài tử, cải lương Nam Bộ thì “Dây Rạch Giá” là sự sáng tạo mới của trường phái diễn tấu hài vọng cổ theo phong cách độc nhất vô nhị, tạo đà cho sự phát triển của nhiều loại dây đờn cổ nhạc sau này.
Năm nay, nhiều nhà vườn ở xã Long Thới rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên” vì cúc mâm xôi đang gặp tình trạng chậm phân nhánh, chậm ra hoa so với thời vụ. Thậm chí có một số nhà vườn đành phải bấm bụng nhổ bỏ để chuyển sang trồng các loại hoa kiểng khác cho kịp bán tết.
Với bản sắc được tạo dựng hơn 4000 năm lịch sử, di sản văn hóa được xem là tài sản vô giá và là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, hội nhập toàn cầu.