Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

'Giáo dục có đặc thù riêng, học sinh không phải hàng hoá'

Phóng viên - 02/12/2021 | 10:44 (GTM + 7)

Đề xuất về việc bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo có giải quyết được căn nguyên của vấn nạn dạy thêm, học thêm tràn lan; hay sẽ tạo ra giấy phép con và tiêu cực từ cơ chế “xin – cho”?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh: Lê Anh Dũng

'Với em việc học thêm chỉ là việc bồi bổ thêm kiến thức nên học thêm chỉ thực sự cần thiết khi mình theo đuổi một đam mê nào đấy. Các thầy cô thường sẽ không trú trọng đến những học sinh không học thêm, dẫn đến tình trạng học thêm một cách quá mức..' 

'Kiến thức ở trường cũng đủ rồi, học thêm những môn chính sẽ thi đại học, để trau dồi thêm kiến thức'.

'Tôi rất đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, đưa dạy thêm vào ngành nghề có điều kiện, dạy trên trường thời gian có hạn, không thể dạy nâng cao được. Các ngành nghề khác như ngành y, người ta cho phép bác sĩ mở phòng mạch tư, tại sao thầy giáo lại không được mở phòng học dạy thêm, đó làviệc làm chính đáng để có thêm thu nhập chính đáng'.

Đó là tâm tư của một số học sinh và giáo viên về vấn đề học thêm, dạy thêm hiện nay. Là phụ huynh có 2 con đang độ tuổi đến trường, chị Đặng Thị Mỹ Nhàn, ở Quảng Bình cho rằng, việc cho con học thêm để bồi bổ kiến thức là nhu cầu bức thiết của gia đình. 

'Hiện nay việc dạy thêm học thêm đang còn bị cấm đoán, nhưng nhu cầu muốn là con được học thêm, được trang bị thêm kiến thức. Hơn nữa phụ huynh bận rộn và không có kỹ năng, kiến thức trong việc giáo dục, nên muốn gửi gắm cho cô thầy để kèm cặp dạy dỗ thêm cho con mình. Mình ủng hộ quan điểm thay vì việc cấm đoán thì nên tạo điều kiện cho giáo viên có cơ chế để cho cô thầy được mở những lớp dạy thêm'.

Đồng tình với quan điểm này, chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết cũng có 2 con đang theo học THPT ở Hà Nội khẳng định, nhu cầu học thêm là có. Tuy nhiên, ở nhiều cấp học, việc ép học sinh học thêm trên danh nghĩa “tự nguyện” vẫn còn khá phổ biến và có dấu hiệu tiêu cực.

'Nhu cầu học thêm là có thật và nhu cầu dạy thêm là chính đáng, đấy cũng là một nghề. Con mình cũng có nhu cầu tìm thầy giỏi để tiếp thu những kiến thúc cao hơn trong nhà trường, nhưng cũng có những bạn không có nhu cầu, lại là sự dạy đại trà.

Đó mới là vấn đề mà vẫn đang lúng túng trong việc cấm hay không cấm, bởi vì chưa giải quyết được vấn đề như thế nào là tự nguyện một cách thực sự và như thế nào là tự nguyện trên danh nghĩa. Ví dụ cả lớp cùng phải làm một cái đơn tự nguyện học'.

Dưới góc nhìn khác, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không - Trường Đại học Bách khoa TP.HCM chia sẻ, việc dạy kèm và học kèm là việc làm hết sức bình thường và có ích cho xã hội, không nên cấm đoán. Tuy nhiên, việc dạy kèm hiện đã bị biến tướng và có dấu hiệu lợi dụng, trở thành những lớp học đại trà buộc học sinh phải theo học.

'Bây giờ đạo đức suy đồi người ta làm giàu bằng giáo dục, rồi luật lệ đặt ra để đối phó với những người đó, làm cho những người bình thường mang tiếng, thầy cô sẽ mang tiếng là kinh doanh giáo dục.

Tôi cho là không nên đặt ra cái chuyện kinh doanh giáo dục có điều kiện, cấm không được nay bày luật để mà cho kinh doanh có điều kiện nghe nó kỳ cục quá, đừng xem giáo dục là thương mại, rồi đưa đến những người có tâm lý kinh doanh họ lợi dụng để thu tiền'.

Cũng theo PGS-TS Nguyễn Thiện Tống cái gốc của tiêu cực trong giáo dục xuất phát từ chế độ lương bổng của giáo viên còn thấp, chưa tương xứng với đóng góp của đội ngũ này. Vì thế cần phải cải tổ lại hệ thống giáo dục, tăng lương giáo viên và điều kiện tốt nhất cho học sinh, hạn chế tình trạng học thêm, dạy thêm. 

Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội khẳng định, giáo dục không phải là một ngành nghề kinh doanh, học sinh không phải là một thứ hàng hóa, giáo dục có đặc thù riêng là đào tạo con người, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

Vì thế quan điểm “đưa dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện” là sai lầm. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới cho thấy, không có quốc gia nào dạy thêm và học thêm như ở VN. Đề xuất này sẽ càng khiến cho vấn nạn dạy thêm học thêm tiếp tục bùng nổ. 

'Nếu đã dạy tốt trong chính khóa rồi thì không cần dạy thêm học thêm nữa, đấy mới là sự vươn lên của giáo dục, chứ sự vươn lên lại lấy việc dạy thêm học thêm là bắt buộc thì không nên.

Nếu chương trình giáo dục quá tải thì phải giảm tải và các em đồng hành cùng thầy cô và thầy cô coi học sinh làm trung tâm. Còn nếu đưa dạy thêm học thêm vào quy định thì vấn nạn đó sẽ bùng nổ, làm khổ học sinh và làm gia tăng khó khăn cho phụ huynh học sinh'.

Trao đổi với VOV Giao thông, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho rằng, vấn đề này cần được nhìn nhận và nghiên cứu thấu đáo, không thể quyết định vội vàng để dễ bề quản lý, nếu không cẩn thận thì tình trạng học thêm dạy thêm sẽ lại tràn lan và dễ xảy ra tiêu cực từ cơ chế “xin-cho”. 

'Nếu như cấp phép dạy thêm học thêm thì đối tượng kinh doanh chính là con trẻ, việc dạy học khác với những việc kinh doanh khác. Thứ hai chúng ta lại thêm một số giấy phép con, trong khi giáo viên ra trường đi dạy đương nhiên là họ có bằng cấp đầy đủ và đáp ứng mọi yêu cầu của pháp luật.

Thế mà bây giờ muốn tiếp tục được làm nghề lại phải có thêm một số giấy phép, mà cái thẩm định này không như thẩm định hồ sơ của kinh doanh các ngành nghề khác. Cho nên dễ dẫn đến tình trạng xin cho, rồi thậm chí là tiêu cực. Vô hình trung là chúng ta muốn quản lý chặt chẽ hơn thì lại dẫn đến khó quản lý hơn'.

Cũng theo ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga, để hạn chế vấn nạn này, Bộ GDĐT cần phải đổi mới chương trình học, giảm tải thực sự cho giáo viên và học sinh; đồng thời tránh bệnh thành tích trong giáo dục, đổi mới cách đánh giá và quan trọng nhất chính phụ huynh cũng cần thay đổi nhận thức.

Học sinh TP.HCM học thêm tại một trung tâm bồi dưỡng văn hóa của một trường đại học ở TP.HCM. Ảnh: T.Đ

Nhu cầu dạy thêm và học thêm là có, tuy nhiên hợp thức hóa vấn đề này thành quy định pháp luật rất dễ phản tác dụng, làm trầm trọng hơn vấn nạn dạy thêm học thêm. Dưới góc nhìn của VOV Giao thông Bộ GDĐT cần phải cải tổ toàn diện hệ thống giáo dục, từ việc thiết kế lại chương trình học phù hợp, tránh bệnh thành tích và quan trọng là có chế độ đãi ngộ tương xứng cho đội ngũ giáo viên. 

Đó cũng là góc nhìn của VOVGT qua bình luận: “Cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng, để nhà giáo bớt nỗi lo cơm áo”

Theo các chuyên gia về giáo dục, việc dạy kèm và được trả thù lao là việc rất đỗi bình thường từ bao đời nay. Đây còn là cách để nhiều sinh viên nghèo có thêm thu nhập khi theo học Đại học tại các thành phố lớn. Và thậm chí sinh viên VN khi du học nước ngoài, những môn học khó có thể yêu cầu nhà trường được học kèm. 

Theo đó, học kèm có hai dạng, một là những học sinh yếu, học để theo kịp với lớp, hai là học để nâng cao. Tuy nhiên, việc dạy kèm chỉ là số ít và cũng cần được tổ chức một cách chính thức, nhằm tận dụng cơ sở vật chất nhà trường và đảm bảo chất lượng. 

Nhiều ý kiến cho rằng, không nên đặt ra quy định “cứng” về dạy thêm, học thêm như Bộ GDĐT đề xuất và cũng nên bỏ việc cấm đoán. Cái gốc của việc ép học trò học thêm xuất phát từ việc lương giáo viên thấp, họ không thể sống bằng đồng lương ít ỏi, trong khi các địa phương lại đua nhau xây dựng trường lớp thật khang trang, mua sắm nhiều thiết bị đắt tiền...nhiều vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực đã được đưa ra ánh sáng thời gian gần đây. 

Chúng ta không thể phủ nhận sự hi sinh, tận tụy của nhiều nhà giáo, ngày đêm âm thầm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, thế nhưng có những thầy, cô lợi dụng uy tín của nhà giáo để thương mại hóa các hoạt động giáo dục và mang trong mình căn bệnh thành tích, nên một bộ phận nhà giáo tha hóa về đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến niềm tin của xã hội đối với ngành giáo dục.

Vì lẽ đó, Chính phủ cần có chính sách đãi ngộ kịp thời, thường xuyên giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũ nhà giáo để khơi dậy trách nhiệm, nhiệt huyết và lương tâm nghề nghiệp. Kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm những sai phạm liên quan đến tư cách và đạo đức nhà giáo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần cải tổ lại hệ thống giáo dục, giảm tải chương trình, đổi mới trong thi cử và tránh bệnh thành tích. Vai trò của phụ huynh trong việc chủ động, không bị cuốn theo trào lưu sẽ góp phần quan trọng đẩy lùi vấn nạn “dạy thêm, học thêm”.

Và cũng cần có cơ chế để phụ huynh học sinh tham gia giám sát, phản ánh khi có dấu hiệu cưỡng ép học thêm, bảo vệ học sinh khỏi bị trù dập, phân biệt đối xử khi không đi học thêm. 

Hợp thức hoá dạy thêm sẽ khiến việc đổi mới giáo dục trở nên luẩn quẩn, khiến sự nghiệp giáo dục bị thương mại hoá và thậm chí phản tác dụng.

Bộ GDĐT cần nghiên cứu kĩ lưỡng đề xuất này, bởi lẽ Luật Đầu tư sửa đổi năm 2016 đã từng bỏ quy định dạy thêm ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và nếu Bộ này vẫn quyết tâm thì vấn nạn “dạy thêm, học thêm” sẽ trầm trọng hơn. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //