Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giành giật sự sống giữa tâm dịch

Phóng viên - 02/09/2020 | 6:46 (GTM + 7)

Ngành y tế đang triển khai một lực lượng tinh nhuệ và đông đảo chưa từng có để chi viện toàn diện cho các tỉnh miền Trung nhằm dập ổ dịch COVID-19. Mỗi chuyên gia, y bác sĩ được tăng viện đều trở thành một chiến sĩ quả cảm. Họ đang ngày ngày thầm lặng, g

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Nam bệnh nhân 416, 61 tuổi, là người đầu tiên được phát hiện mắc COVID-19 tại Thành phố Đà Nẵng. Trong khoảng 1 tháng tích cực điều trị vừa qua, có giai đoạn, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng với những tổn thương phổi đông đặc và xơ phổi.

Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thanh Linh, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy, người phụ trách trực tiếp việc hồi sinh ngoạn mục bệnh nhân 91 là phi công người Anh trước đây, chia sẻ: Diễn biến sức khỏe của bệnh nhân 416 thậm chí còn nặng hơn bệnh nhân 91.Bệnh nhân hiện nay đang rất nặng, phụ thuộc hoàn toàn vào máy thở và hệ thống ECMO. Tổn thương phổi, nhiễm trùng của bệnh nhân còn rất xấu, đa nhiễm như nấm, vi trùng đa kháng. Bệnh nhân đòi hỏi quá trình chăm sóc rất lâu dài.

Bệnh nhân 416 vừa được chuyển từ bệnh viện đa khoa Đà Nẵng sang bệnh viện phổi Đà Nẵng. Đây là một trong hai cơ sở được nâng cấp lên thành bệnh viện dã chiến, điều trị các bệnh nhân nặng từ “tâm dịch” là bệnh viện Đà Nẵng chuyển sang.

Chính tại nơi này, những cuộc chiến giành giật sự sống vẫn diễn ra từng phút, từng giây. Đã có hơn 130 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nhưng cũng đã có hàng chục trường hợp không thể giữ được do mắc nhiều bệnh nền cấp tính, mãn tính mà nếu không mắc COVID-19 cũng khó lòng qua khỏi.

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 (Hà Nội) thường xuyên trao đổi về quá trình điều trị người bệnh nhiễm Covid-19. Ảnh: HÀ MY

Bác sĩ Trần Thanh Linh khẳng định, đội ngũ blouse trắng chưa bao giờ bỏ cuộc trong những cuộc chiến giành lại bệnh nhân trước lưới hái tử thần. Đơn cử như việc giữ được nữ bệnh nhân 61 tuổi mắc bệnh nền tăng huyết áp, tổn thương phổi rất xấu. Ê-kíp thầy thuốc đã ngày đêm canh chừng, dành mọi tâm lực cho việc cứu chữa.

“Tình trạng bệnh nhân còn nặng, nhưng đã cải thiện rất nhiều so với lúc nguy kịch trước khi dùng ECMO. Nếu chúng ta không dùng ECMO kịp thời ngay đêm đó thì chắc chắn là bệnh nhân sẽ không qua khỏi để gắng tới được thời điểm bây giờ. Anh em chúng tôi rất mừng, nó như tiếp thêm động lực để anh em tiếp tục chăm sóc những bệnh nhân nặng hơn tiếp theo”, Bác sĩ Trần Thanh Linh cho biết.

Nằm trong lực lượng tăng viện và lần đầu tới bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Thạc sĩ Hoàng Minh Hoàn, khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai tỏ ra ngỡ ngàng trước sự thiếu hụt các trang thiết bị tại đây. Nhưng rất nhanh chóng, chỉ trong vài giờ đồng hồ, chị Hoàn và các cộng sự đã sắp xếp được khu vực đủ điều kiện tiếp nhận bệnh nhân nặng. 

Song song với đó, đội ngũ chuyên gia từ Trung ương tiếp viện cũng đào tạo tại chỗ, cầm tay chỉ việc cho nhân viên của bệnh viện dã chiến những kỹ năng, kiến thức và quy tắc để tránh lây nhiễm chéo trong quá trình chăm sóc, tắm rửa và điều trị cho bệnh nhân.

Bác sĩ Hoàng Minh Hoàn chia sẻ sự căng thẳng trong cuộc chiến chống Covid-19 tại “trận địa” Hòa Vang: “Tôi rất lo, nếu bệnh nhân tử vong ở chỗ mình thì có lẽ người dân cũng không hiểu mình đã làm gì, ngành y đã làm những gì cho bệnh nhân. Nhưng thực ra chúng tôi đã cố gắng hết sức. Những bệnh nhân ở đây toàn bộ là suy thận mạn, hồi phục rất kém.

Chúng tôi làm trách nhiệm tới lần thứ năm, thứ sáu nhưng bệnh nhân vẫn dương tính rất mạnh với SarsCoV2. Rất khó khăn, căng thẳng, mấy hôm nay chăm sóc những bệnh nhân rất nặng, biết là cơ hội của họ rất mong manh nhưng còn làm được gì cho bệnh nhân, chúng tôi sẽ cố hết sức”

Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Đà Nẵng vẫn đang điều trị hơn 200 bệnh nhân Covid-19, trong đó hàng chục bệnh nhân nặng, rất nặng đến nguy kịch. Các chuyên gia đầu ngành về Hồi sức tích cực từ Hà Nội, TP.HCM, các y bác sĩ, điều dưỡng từ các tỉnh thành khác cũng tình nguyện về Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam để chi viện và hỗ trợ cùng địa phương.

Ưu tiên vào lúc này của ngành y tế là khoanh vùng, kiểm soát lây nhiễm và cứu sống bằng được các bệnh nhân. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Đà Nẵng, chia sẻ:

“Sự xâm nhập của COVID-19 giống như giọt nước tràn ly. Việc hội chẩn cho các bệnh nhân nặng, tiên lượng tử vong đều khá chính xác. Và chúng tôi rất đau buồn, khi nhận tin tử vong như xát muối trong lòng, chúng ta hoàn toàn không muốn những điều đó. Chúng ta phải cố gắng tiếp tục thực hiện các biện pháp cứu chữa các bệnh nhân. Đến bây giờ, những kết quả đã có thành tựu bước đầu. Tình hình dịch ở Đà Nẵng cũng bắt đầu được kiểm soát”

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng bày tỏ niềm cảm kích, tự hào về sự sẻ chia và dũng cảm của các nhân viên y tế khắp mọi miền Tổ quốc. Dù khi nhận quyết định tăng viện cho Đà Nẵng, có người còn chưa kịp chuẩn bị nhưng vẫn thể hiện được tinh thần rất cao.

Những cống hiến của các thầy thuốc, nhân viên y tế tại mặt trận Đà Nẵng đã thể hiện được truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta, đồng thời là minh chứng cho lời thề sẵn sàng hy sinh vì người bệnh của đội ngũ khoác áo blouse trắng.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 1/9 tại đây:


 

Tags:
Ý kiến của bạn
Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Mới đây ngày 17/4, một ô tô tải lưu thông trên cầu Thanh Trì (Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, đâm vào dải phân cách, làm các thanh sắt nối văng ra, khiến 2 người đi xe máy bị thương.

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận và được các chuyên gia giao thông đề cập tới trong Hội thảo “An toàn giao thông trên cao tốc” do VOV Giao thông vừa tổ chức vừa qua là thiếu trạm dừng nghỉ trên cao tốc.

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Nhiều tài xế mong muốn được cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trên cao tốc thông qua các bảng thông tin điện tử không chỉ để quyết định có tham gia giao thông trên cao tốc hay không mà còn đảm bảo sự chủ động của người lái xe khi tham gia giao thông trên cao tốc.

Những hình ảnh gợi nhắc 'thời COVID'

Những hình ảnh gợi nhắc "thời COVID"

Dù dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã không còn ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của chúng ta, thế nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn, và đôi khi hiện hữu như nhắc nhở cộng đồng cần có ý thức hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh mình...

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Theo Bộ GTVT, đến nay cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường bộ cao tốc, đang xây dựng 1.802km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805km, đang nghiên cứu đầu tư khoảng 729km.

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Phố Hàng Đường khác trước nhiều, chỉ còn vài nhà giữ nghề làm ô mai nhưng trong tiềm thức người dân tên phố Hàng Đường vẫn gắn liền với món quà đậm đà bản sắc, tạo nên một nét riêng cho Hà Nội.

Mỹ tăng 100% thuế đối với xe điện của Trung Quốc

Mỹ tăng 100% thuế đối với xe điện của Trung Quốc

Mỹ công bố gói tăng thuế mạnh đối với loạt hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc, trong đó thuế quan với xe điện tăng lên 100%.

// //