Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giảm đóng, tăng chi từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Đòn bẩy giúp người lao động vượt qua đại dịch

Phóng viên - 09/09/2021 | 6:36 (GTM + 7)

Kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đang ở mức cao, gần 90.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều ý kiến cho rằng quỹ này vẫn chưa phát huy hết tác dụng, nên thay đổi cả mức đóng và các mục chi trả để để giảm bớt khó khăn cho người lao động và doanh ngh

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Bảo hiểm thất nghiệp là mong mỏi của nhiều DN hiện nay

Hơn 2 tháng nay, gần 2.500 lao động tại các Nhà máy thuộc Công Ty TNHH Thương Mại Việt Vương ở TP. HCM và Bến Tre chỉ duy trì 25%-40% lao động làm việc 3 tại chỗ. Với hơn 2/3 số lao động phải ngừng việc do giãn cách xã hội khiến nhiều đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ và Châu Âu bị ảnh hưởng. Hiện một số đơn hàng gấp được chuyển ra Nhà máy Việt Vương 2 ở tỉnh Quảng Nam để sản xuất, nhưng do công suất có hạn nên chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu.

Bên cạnh đó hàng tháng đơn vị vẫn phải đóng hàng tỷ đồng các khoản BHXH cho hơn 1.700 người lao động ngừng việc, đây thực sự là gánh nặng lớn đang đè lên vai DN. Ông Nguyễn Trung Kiên, GĐ công ty TNHH Việt Vương 2 cho biết: 

Về nguyên tắc những lao động chính thức chấm dứt hợp đồng lao động họ mới được Quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả. Tuy nhiên tình trạng hiện nay là họ chưa kết thúc hợp đồng lao động với công ty mà dừng lao động. Vấn đề ở đây là trong thời điểm người lao động không đi làm có thể không yêu cầu DN phải đóng các loại bảo hiểm liên quan đến BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. Và có thể dùng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ cho người lao động, đó là mong mỏi của DN.

Đề xuất giảm, giãn và thậm chí dừng các khoản đóng vào Quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cũng là mong mỏi của nhiều DN hiện nay. 

DN hiện đóng cửa, công nhân thất nghiệp lương không có, nhưng một tháng DN vẫn phải đóng tiền bảo hiểm hơn 100 triệu cho lao động, khó khăn tứ bề, DN xin ngưng và giãn đóng bảo hiểm cho công nhân. Nếu được thì sẽ đỡ một phần cho DN hoạt động trong lúc khó khăn này. 

Vấn đề này cũng nên linh hoạt, nên có điều tiết mức giảm nào đó cho phù hợp với DN, nên có sự hỗ trợ nhất định vì DN rất cần. 

Theo ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống còn 0,5% cho cả người lao động và người sử dụng lao động là hợp lý và chính đáng:

Việc giảm 0,5% mang nhiều ý nghĩa cho DN, người ta cảm nhận được sự chia sẻ, tất nhiên quỹ đó có đủ sức để giảm hay không phụ thuộc hoàn toàn vào hồi đồng quản lý quỹ. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là nên xem xét nghiên cứu cái đó. Bởi vì giảm không có nghĩa là sẽ giảm mãi mãi, mà giảm trong một giai đoạn khó khăn như thế này sẽ mang tính nhân văn và trong trường hợp không thể giảm được phải cho DN nợ trong một khoảng thời gian dài hơn. 

Đồng quan điểm này, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng, giảm mức đóng vào Quỹ bảo thất nghiệp là cần thiết, bởi kết dư quỹ này hiện khá lớn. Tuy nhiên tỷ lệ đóng đã được quy định “cứng” trong Luật Việc làm, vì thế muốn điều chỉnh Chính phủ phải báo cáo Quốc hội để sửa luật. 

Bảo hiểm thất nghiệp thuộc loại bảo hiểm ngắn hạn, sau này phải nghiên cứu sửa luật để xem xét số kết dư, giữa thu và chi, làm sao quy định mức đóng hợp lý nhất. Một là xem xét mức chi phù hợp chưa, hai là xem xét tỷ lệ đóng có thể giảm xuống, để giảm chi phí cho DN trong điều kiện dịch đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng hiện nay. Ở các nước họ quy định 3 năm hoặc 5 năm sẽ xem xét điều chỉnh vấn đề này lại một lần, nước ta chưa có quy định đó. 

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là phao cứu sinh cho người lao động, nhất là trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp

Ông Lê Đình Quảng, chuyên gia lao động tiền lương khẳng định: Quỹ bảo thất nghiệp là quỹ an sinh ngắn hạn nên cần được điều chỉnh linh hoạt. Tuy nhiên, ngoài 4 khoản mục được phép chi trả quy định trong Luật Việc làm, những hỗ trợ khác cho người lao động rất khó thực hiện do vướng luật. 

Bây giờ định hướng tăng chi cho đào tạo giới thiệu việc làm và hiện có những DN khó khăn có thể hỗ trợ họ nhưng rất khó, bởi vì trong luật không quy định các khoản hỗ trợ như vậy. Về lâu dài phải thay đổi luật, khi sửa Luật Việc làm có thể theo hướng chỉ quy định mức trần, mức cụ thể do Chính phủ quy định, hàng năm căn cứ vào cân đối thu – chi của quỹ để Chính phủ quyết định. 

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, cùng với các công cụ tài chính khác việc xem xét miễn, giảm, dừng đóng một số quỹ, trong đó có Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một giải pháp mà Chính phủ cần tính đến để hỗ trợ người lao động và DN, bởi đây là tình huống cấp bách.

Trước những băn khoăn liên quan đến Luật Việc làm, theo ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa, Nghị quyết số 30 năm 2021 của Quốc hội sẽ giúp Chính phủ tháo gỡ điểm nghẽn này.

Mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp được quy định cứng trong Luật Việc làm, muốn giảm mức đóng này thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 30 năm 2021 của Quốc hội (Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV), Quốc hội cho phép Chính phủ đề xuất với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong trường hợp áp các biện pháp khẩn cấp trong phòng chống đại dịch COVID-19 mà biện pháp ấy khác, trái với quy định của luật thì báo cáo với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để xem xét quyết định. Và nếu muốn thực hiện chi từ quỹ này khác với các đầu mục chi đã được quy định thì Chính phủ cũng phải báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định.

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa cũng cho biết, trong điều kiện cấp bách, Chính phủ có thể xem xét giảm mức đóng, thế nhưng giảm bao nhiêu cần có công cụ tính toán cụ thể, vừa đảm bảo an toàn cho quỹ, vừa phát huy hiệu quả giúp người lao động và DN, đồng thời phải tính đến sự bảo toàn và phát triển của quỹ trong tương lai.
 

Trong gần 2 năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân và DN trước khó khăn do Đại dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên làn sóng dịch lần thứ 4 với sức “tàn phá” ghê gớm đang khiến nhiều DN kiệt sức. Việc cân nhắc giảm thu, tăng chi từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp được kỳ vọng sẽ tiếp thêm động lực giúp DN và người lao động vượt khó.

Góc nhìn này của VOVGT: Đảm bảo nguyên tắc chia sẻ rủi ro, tránh lãng phí nguồn lực.

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tính đến hết năm 2020, tổng số kết dư quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp ước đạt hơn 935 nghìn tỷ đồng, trong đó riêng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp kết dư gần 90.000 tỷ đồng. 

Trước thực tế kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp rất lớn, trong khi dịch bệnh đang ảnh hưởng sâu rộng khiến người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, thu nhập bị ảnh hưởng, các chuyên gia đề xuất nên dùng một phần quỹ này để hỗ trợ các địa phương tiêm vắc xin Covid-19 cho người lao động hoặc hỗ trợ để bảo đảm cuộc sống cho công nhân lao động.

Theo tính toán của các chuyên gia, nguồn thu từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 đạt gần 19.000 tỷ đồng, trong đó chi hơn 6.200 tỉ đồng tiền trợ cấp thất nghiệp cho hơn 1 triệu người. Bởi vậy, nếu giảm mức đóng xuống 0.5% thì vẫn đảm bảo an toàn quỹ và quan trọng hơn mỗi năm doanh nghiệp sẽ có gần 10.000 tỉ đồng để phát triển sản xuất cũng như chăm lo đời sống cho người lao động. Đây là khoản hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng với DN và người lao động trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. 

Theo Luật Việc làm, hiện có 4 khoản mục được phép chi Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, đó là: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, từ khi chính sách này có hiệu lực, phần lớn là chi cho trợ cấp thất nghiệp, một số chế độ khác ít được thực hiện như: hỗ trợ đào tạo; bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. 

Cả nước hiện có khoảng 13 triệu lao động bị ảnh hưởng việc làm do dịch Covid-19, đáng lo ngại là tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm đang tăng nhanh chóng. Nhưng Covid cũng tạo ra những cơ hội việc làm mới, những hoạt động kinh tế mới và để thích nghi với quá trình hậu covid người lao động cần có những kỹ năng mới. Vì thế, việc đào tạo và đào tạo lại người lao động là hoạt động cần thiết để giúp họ có kỹ năng mới, có thể tìm kiếm được những công việc phù hợp hơn trong đại dịch hoặc sau đại dịch. 

Việc điều chỉnh giảm mức đóng hay tăng mức chi trả hiện đang vướng Luật Việc làm. Tuy nhiên, đây là tình huống khẩn cấp, nên trên tinh thần của Nghị quyết 30 Quốc hội khóa XV, Chính phủ nên nghiên cứu, sớm báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định, kịp thời hỗ trợ người lao động vượt qua đại dịch./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Mới đây, công ty viễn thông hàng đầu Vương quốc Anh, British Telecom đã thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách “hô biến” tủ cáp điện thoại thành các trạm sạc xe điện.

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Đề xuất phạt nguội với người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm luật giao thông đã nhiều lần được đề cập, song đều chưa thực hiện được, trong khi vi phạm với xe máy ngày càng phổ biến, TNGT liên quan đến xe máy cũng ngày càng nhiều.

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Hơn 2 năm qua, hàng chục hecta đất ruộng của người dân ấp Láng Cơm, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang bị bỏ trống không thể dùng để làm nông nghiệp. Nguyên nhân do những đối tượng xấu thời gian trước đây đến dụ dỗ người dân với mục đích mướn và mua đất để canh tác lúa.

Tự sự của đêm: Cây cũng biết đau

Tự sự của đêm: Cây cũng biết đau

Nhà tôi ở trung tâm thành thị nhưng vị trí nằm trên vùng đất nguyên sơ, khẩn hoang gần như muộn nhất của Sài Gòn.

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Tính đến hết tháng 04/2024, nước ta đã có khoảng 2000km đường bộ cao tốc. Bên cạnh những đóng góp quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hệ thống đường bộ cao tốc cũng đang đứng trước nhiều thách thức trong công tác đảm bảo an toàn giao thông.

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Mùa mưa sắp đến, người dân đang hết sức sốt ruột vì các dự án chống ngập trên địa bàn TP.HCM, trong đó có dự án chống ngập 10.000 tỷ đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. Rõ ràng, việc chống ngập là việc quan trọng, cần có quy hoạch và phải ưu tiên bố trí vốn.

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Sau ngày 31/5 học sinh cả nước bước vào kỳ nghỉ hè, đây cũng là lúc các bậc phụ huynh đau đầu với việc tổ chức một kỳ nghỉ hè bổ ích, an toàn cho con em mình.

// //