Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giảm bớt phi công trên mỗi chuyến bay, lựa chọn giữa công nghệ và niềm tin?

Phóng viên - 09/07/2021 | 15:08 (GTM + 7)

Công nghệ ngày một phát triển, đang dần thay thế con người trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có ngành hàng không. Ngày nay, hệ thống lái tự động đã và đang giúp phi công giảm bớt một lượng lớn công việc trên mỗi chuyến bay.

Và người ta đã dần tính đến việc giảm bớt số phi công trên mỗi chuyến bay trong tương lai gần, thậm chí là tự động hóa hoàn toàn. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Từ sau vụ tai nạn chuyến bay số hiệu 9525 của hãng Germanwings, vốn nguyên nhân xuất phát từ việc cơ phó chuyến bay cố tình để máy bay rơi, nhiều người cho rằng tương lai của nghề phi công đang dần đi đến hồi kết, hãy để hệ thống lái tự động làm việc.

Nhưng khi tai nạn máy bay Boeing 737 Max 8 hồi tháng 3/2019 có nguyên nhân từ hệ thống tăng cường tính năng điều khiển bay MCAS lại khiến dư luận băn khoăn về tính an toàn của hệ thống lái tự động.

Vậy hệ thống lái tự động có thể hoàn toàn thay thế phi công? Để trả lời cho câu hỏi này, ông Patrick Smith, một phi công người Mỹ có kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề, đồng thời là tác giả của cuốn sách “Bí mật buồng lái: Tất cả những gì bạn cần biết về ngành hàng không” cho biết: Dù hệ thống lái tự động có đang được phát triển, cuối cùng, chúng ta vẫn cần những phi công để điều khiển máy bay, dù là từ xa.

Hệ thống lái tự động có thể hoàn toàn thay thế phi công hay không, đây vẫn là câu hỏi gây nhiều tranh cãi trong những năm gần đây. Ảnh minh họa: Airbus

Tuy vậy, ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 lên ngành công nghiệp hàng không khiến nhiều hãng buộc phải cắt giảm nhân viên để giảm bớt chi phí vận hành. Như hãng American Airlines đã phải hủy 50-60 chuyến bay mỗi ngày cho tới hết tháng 7 vì thiếu phi công. Do đó, nếu có thể giảm bớt số lượng phi công mà không ảnh hưởng đến yếu tố an toàn, các hãng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí, tăng tốc độ hồi phục sau đại dịch. 

Theo Ngân hàng đầu tư UBS, Thụy Sĩ, việc chuyển đổi từ máy bay 2 người lái thành 1 có thể giúp ngành công nghiệp hàng không tiết kiệm khoảng 15 tỉ USD mỗi năm. Bà Celine Forano, chuyên gia từ bộ phân nghiên cứu, đổi mới công nghiệp của Ngân hàng đầu tư UBS chia sẻ: “Các dự án thí điểm máy bay một người lái cho cả máy bay chở hàng và chở khách, đặc biệt là các tuyến bay đường dài, sẽ được triển khai sớm hơn chúng ta nghĩ, có lẽ là vào khoảng năm 2022 – 2023.”

Mới đây, hãng hàng không Cathay Pacific công bố tham gia dự án phối hợp với Airbus về thử nghiệm các chuyến bay đường dài một người lái. Các nguồn tin cho biết, dự án có tên gọi Project Connect, sẽ thử nghiệm chương trình một phi công với máy bay A350, dự kiến hoạt động chính thức từ năm 2025. 

Ngay sau đó, công bố này đã vấp phải sự quan ngại đến từ giới phi công. Ông Ojtan de Brujin, người đứng đầu Hiệp hội phi công Châu Âu cho rằng, các hãng hàng không tìm cách cắt giảm chi phí để hồi phục là điều không sai, nhưng việc tìm cách giảm số phi công trên mỗi chuyến bay có thể dẫn đến những rủi ro cao hơn.

Hiện các dự án liên quan tới máy bay một người lái chỉ giới hạn với máy bay có tối đa 9 hành khách, đồng thời cần sự đồng ý và hỗ trợ từ nhiều bên như Tổ chức Liên hợp quốc, Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế và các quốc gia mà máy bay thử nghiệm đi qua. Cơ quan An toàn hàng không Châu Âu thì nhận định rằng, sẽ rất khó khăn để có thể thực kế hoạch cấp chứng chỉ cho máy bay một người lái trong năm 2022 và ra mắt vào năm 2025 

Giảm bớt phi công, thậm chí máy bay tự lái hoàn toàn có thể là xu hướng trong tương lai. Ảnh minh họa

Còn với Paul Heaver, cựu phi công với hơn 40 năm kinh nghiệm, ông cho rằng, dù là máy bay một người lái hay máy bay tự động lái, đều có cảm giác thiếu an toàn: “Mức độ tinh vi của hệ thống tự động trên máy bay đang ngày một cải thiện, nhưng tôi không thể hình dung ra việc hàng trăm con người sẵn sàng bước lên máy bay, bay lên độ cao hàng nghìn dặm mà lại thiếu sự can thiệp của yếu tố con người”.

Tuy nhiên, theo đài CNBC, một nghiên cứu vào năm 2019 khảo sát 22 nghìn người Mỹ cho thấy, 70% người được hỏi sẵn sàng lên một chuyến bay không có phi công ít nhất 1 lần trong đời; 58% cho biết sẽ cân nhắc điều này trong vòng 10 năm tới. 

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, máy bay một người lái, xa hơn nữa là tự động lái, chính là bước đổi mới tiếp theo của công nghiệp hàng không. Ông Ali Baghchesara, giám đốc công ty phát triển hệ thống máy bay tự lái Lisa Group chia sẻ:

“Chúng ta đang rất gần tới thế hệ tiếp theo của ngành công nghiệp hàng không. Để tiếp nhận công nghệ máy bay một người lái cần rất nhiều sự thay đổi trong tư duy, nhận thức; vì khi đó chúng ta sẽ dựa vào thứ không phải con người, điều mà chúng ta ít khi làm trước đây”.

Còn đối với ngành hàng không Việt Nam hiện nay, có lẽ việc áp dụng những công nghệ tân tiến như máy bay một người lái, hay tự động lái vẫn là điều mới mẻ, chưa được nhắc tới. Nhưng khi ngành hàng không đang tìm cách thích ứng với kỷ nguyên hậu COVID-19, việc áp dụng công nghệ hiện đại rất đáng để lưu tâm, nhưng yếu tố an toàn vẫn phải luôn đặt lên hàng đầu.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //