Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giải pháp nào để đường sắt, đường thủy ‘cõng’ nhiều hàng hóa?

Theo TTXVN - 01/03/2023 | 13:45 (GTM + 7)

Các phương thức vận tải đường sắt, đường thủy sẽ được tăng cường kết nối, phát triển hợp lý, phát huy tối đa vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics nhằm giảm tải hàng hóa cho đường bộ.

Bộ Giao thông Vận tải cũng nghiên cứu phát triển phương tiện thủy nội địa chuyên dùng, chở container phù hợp với đặc thù kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo từng khu vực. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Bộ Giao thông Vận tải cũng nghiên cứu phát triển phương tiện thủy nội địa chuyên dùng, chở container phù hợp với đặc thù kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo từng khu vực. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Bộ Giao thông Vận tải sẽ có hàng loạt các giải pháp nhằm đẩy mạnh vận tải hàng hóa qua đường thủy và đường sắt để tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn giao thông, giảm tải trên các tuyến đường bộ.

Có nhiều hành lang vận tải thủy

Theo phía Bộ Giao thông Vận tải, trong những năm gần đây, đặc biệt là trong hơn 10 năm qua, sự phát triển nhanh về hệ thống đường bộ trên cả nước đã thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của xã hội. Tuy nhiên, vận tải hành khách và hàng hóa ở Việt Nam rơi vào tình trạng phụ thuộc quá mức vào đường bộ do tính linh hoạt và tiết kiệm được thời gian so với các phương thức vận tải khác gây nên áp lực lên hạ tầng giao thông, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và chất lượng công trình giao thông đường bộ.

Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống giao thông đường thủy và đường sắt để giảm tải cho đường bộ, trong thời gian vừa qua Bộ Giao thông Vận tải đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ 5 Quy hoạch cho các chuyên ngành và được ban hành 4/5 Quy hoạch chuyên ngành quốc gia về đường bộ, hàng hải, đường sắt và đường thủy nội địa.

“Từng lĩnh vực như đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa đều xác định đầu tư những công trình mang tính đột phá, lan tỏa. Trong quá trình thực hiện sẽ ưu tiên để hình thành hệ thống giao thông kết nối giữa các lĩnh vực, qua đó giúp giảm chi phí logistics,” lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho hay.

Đối với lĩnh vực đường thủy nội địa, Bộ Giao thông Vận tải đánh giá quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 góp phần quan trọng để phát triển, đẩy mạnh vận tải thủy.

Theo đó, có 6 dự án sử dụng vốn ngân sách giai đoạn 2021-2030 gồm nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống); dự án WB6-giai đoạn bổ sung vốn (kênh nối Đáy-Ninh Cơ); dự án nâng cấp tuyến Quảng Ninh-Hải Phòng-Thái Bình-Nam Định-Ninh Bình qua sông Luộc (Hành lang đường thủy số 2); Nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì-Yên Bái (sông Hồng); nâng cấp tuyến vận tải thủy Vạn Gia-Ka Long; nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ, đường sắt cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia-giai đoạn 1 (khu vực phía Bắc).

Cùng với đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng phát triển kết cấu hạ tầng, kết nối với cảng biển cửa ngõ, cảng biển quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm, cảng cạn (ICD), đẩy mạnh phát triển các tuyến vận tải container, tuyến vận tải sông biển (VR-SB), phát triển đội tàu chuyên dùng (container, lái mũi, cabin nâng hạ, sà lan khớp nối mềm…), đưa tàu trọng tải lớn vào sâu trong nội địa.

Bộ Giao thông Vận tải cũng nghiên cứu phát triển phương tiện thủy nội địa chuyên dùng, chở container phù hợp với đặc thù kết cấu hạ tầng (luồng tuyến, tĩnh không cầu…) đường thủy nội địa theo từng khu vực và tuyến vận tải ven biển.

Ngoài ra, bộ cũng khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống cảng theo cụm, kết nối thuận lợi tối đa với đường bộ, cảng cạn, tạo điều kiện hình thành các cảng đầu mối có quy mô lớn có công nghệ bốc xếp hiện đại, tiến tới hình thành các trung tâm logistics đường thủy nội địa và tham gia vận tải đa phương thức.

Thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tập trung triển khai, cụ thể hóa 9 hành lang vận tải thủy trong quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa để khai thác lợi thế đường thủy nội địa đồng thời sẽ ban hành các cơ chế, chính sách để phát triển vận tải ven bờ biển một cách tốt nhất.

“Các phương thức vận tải cần được tăng cường kết nối, phát triển hợp lý, phát huy tối đa vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; kêu gọi đầu tư phát triển các cảng thủy nội địa khai thác hàng container có chức năng đầu mối tại khu vực phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long với cơ sở vật chất, trang thiết bị bốc xếp đồng bộ, hiện đại nhằm gia tăng nhanh thị phần vận tải container bằng đường thủy nội địa,” lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải thông tin thêm.

Sẽ làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Để chia sẻ giảm tải cho vận tải đường bộ là lĩnh vực đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất tăng vốn đầu tư công trung hạn, ưu tiên đầu tư nhiều dự án đường sắt lớn để kết nối, giảm chi phí logistics giai đoạn 2021-2025.

Với Quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 không chỉ cải tạo đường sắt hiện hữu, mà còn xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, đường sắt kết nối để khai thác tốt vận tải hàng hóa, hành khách một cách tốt nhất.

Vận tải đường sắt từng bước được nâng cao theo hướng hiện đại, chi phí hợp lý, nhanh, an toàn, bảo vệ môi trường. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Vận tải đường sắt từng bước được nâng cao theo hướng hiện đại, chi phí hợp lý, nhanh, an toàn, bảo vệ môi trường. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Danh mục dự án được ưu tiên là những dự án có tính kết nối, gồm đường sắt quốc gia khu vực Hải Phòng với cảng Lạch Huyện; kết nối khổ đường sắt giữa Việt Nam-Trung Quốc khu vực biên giới Lào Cai-Hà Khẩu; xây dựng tuyến đường sắt từ Trảng Bom (Đồng Nai) đến cảng Cái Mép-Thị Vải.

“Vận tải đường sắt từng bước được nâng cao theo hướng hiện đại, chi phí hợp lý, nhanh, an toàn, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí xã hội; đảm nhận vận tải hàng hóa khối lượng lớn đường dài và trung bình, vận tải hành khách đường dài, liên tỉnh; từng bước hình thành vận tải hành khách công cộng tại các thành phố lớn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội,” lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định.

Trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai các giải pháp tái cơ cấu thị phần vận tải theo hướng giảm vận tải đường bộ, tăng thị phần vận tải đường thủy nội địa và đường sắt./.

Ý kiến của bạn
Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Tại Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT với cá nhân, hộ kinh doanh là 150 triệu đồng/ năm, tăng 50 triệu đồng so với quy định hiện hành.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Tính đến tuần cuối tháng 3, mức lãi tiết kiệm 5%/năm đã chính thức biến mất khỏi dải lãi suất các ngân hàng quốc doanh.

Bình trà đá nghĩa tình

Bình trà đá nghĩa tình

Không riêng tại thành phố Hồ Chí Minh mà thời gian gần đây, trên một số tuyến đường ở ĐBSCL, chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những bình trà đá miễn phí dành cho mọi người, đặc biệt là bà con lao động khó khăn xuất hiện ngày càng nhiều.

// //