Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giải pháp nào cho ô nhiễm nguồn nước mặt ĐBSCL?

Phóng viên - 15/03/2021 | 15:51 (GTM + 7)

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc là một thế mạnh trong việc phát triển việc trồng trọt và chăn nuôi; thậm chí, tại nhiều vùng còn tận dụng cho các hoạt động sống thường nhật. Vì vậy khi nguồn nước mặt ô nhiễm ngày một trầm trọng đã gây ra những xáo t

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Ô nhiễm nghiêm trọng đã khiến nước ở nhiều dòng sông tại ĐBSCL đổi sang màu đen kịt, thường xuyên bốc mùi hôi khó chịu

Ô nhiễm nước nên giờ ở đây có trồng trọt, chăn nuôi, đâu có làm gì được. Gà vịt giờ cũng phải mua nước cho uống chứ nước này đâu có cho uống được. Còn cây tưới lên là chết hết.

Cái này ngay nước lớn là nó đã loãng ra rồi, còn nước ròng lại là nó đen mà nó hôi luôn. Còn rác thì trong kia nó chảy ra rất là nhiều.

Đó là sự lo lắng, bức xúc của 2 trong số rất nhiều những hộ dân phải sống cùng những dòng sông, kênh rạch ô nhiễm ở ĐBSCL thời gian qua. Có thể nói, ô nhiễm nguồn nước mặt không phải là câu chuyện mới nhưng nhiều năm trở lại đây, vấn đề này diễn ra ngày càng nghiêm trọng với cả khu vực thành thị và nông thôn. 

Đáng chú ý, tại các vùng nông thôn, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, chưa đủ điều kiện khoan giếng hay dùng nước máy nên dù nhận thứ rõ nước kênh ô nhiễm trầm trọng nhưng họ vẫn đành bấm bụng sử dụng hàng ngày cho mọi sinh hoạt của gia đình.

Không chỉ ở Hậu Giang, kết quả quan trắc của Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ cho thấy, nguồn nước mặt tại nhiều tỉnh, thành ĐBSCL hiện đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo đó, nồng độ vi khuẩn E.coli tại các sông ngòi, kênh rạch trong vùng đã vượt quá mức cho phép 2-5 lần; nồng độ ammoniac và một số độc chất phát sinh từ hoạt động công nghiệp và nông nghiệp vượt 5-10 lần tiêu chuẩn cho phép.

Trước tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm, nhiều công trình cấp nước máy, nước sạch nông thôn được đầu tư, khai thác nhưng vẫn không đủ phục vụ người dân.

Tuy nhiên, việc vận hành các công trình này sẽ là một trong những nguyên nhân khiến nguồn nước ngầm bị cạn kiệt nhanh chóng. Điển hình, tại Cần Thơ, dự báo, trong vòng 5-10 năm tới, nếu nguồn nước ngầm tiếp tục bị khai thác quá mức, sẽ không còn nước ngầm để các trạm bơm hút nước cung cấp cho người dân.

Tác động của việc phát triển thủy điện, sử dụng nước ở thượng lưu, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn đến ĐBSCL.

Về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt, dễ nhận thấy khi dân số tăng, nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế (chăn nuôi, trồng trọt, sự vận hành của các nhà máy, khu công nghiệp…) cũng tăng, kéo theo đó các nguồn thải tăng lên và hiển nhiên nếu không có những giải pháp để xử lý thì sự ô nhiễm môi trường nước cũng sẽ gia tăng.

Điều này phụ thuộc rất lớn vào ý thứ của người dân.

Ông Hoàng Việt- Điều phối viên Chương trình nước và Biến đổi khí hậu của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới tại Việt Nam cho rằng, trong điều kiện lượng nước ở ĐBSCL giảm thì việc nâng cao ý thức về khai thác, sử dụng nước hợp lý của người dân nơi đây cần được chú trọng nhiều hơn: Chúng tôi có dự án để giúp người dân nhận thức được vấn đề “nước không phải là vô hạn”. Chất lượng nước đang có vấn đề, để mỗi người cần phải có ý thức giữ gìn môi trường nguồn nước xung quanh chúng ta. Tôi mong muốn, các tổ chức cộng đồng, tổ chức xã hội phải được tham gia quá trình giám sát, kiểm soát vấn đề sử dụng, quản lý nguồn nước ở ĐBSCL.

Hậu quả của việc sống chung với nguồn nước ô nhiễm là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt.

Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.

Để từng bước nâng hiệu quả trong công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước, cũng như khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, nhất là tại các khu đô thị, khu công nghiệp hiện nay, thiết nghĩ các cấp có thẩm quyền trước hết cần tập trung rà soát, bổ sung và hoàn thiện chính sách pháp luật, thể chế về bảo vệ môi trường (BVMT) nguồn nước mặt; điều chỉnh phân công trách nhiệm cụ thể hơn nữa giữa các bộ, ngành, giữa trung ương và địa phương, tránh sự chồng chéo như thời gian qua.

Đồng thời khuyến khích sự tham gia, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong công tác giám sát môi trường nước nơi mình sinh sống; thúc đẩy các hoạt động quốc tế trong quản lý và BVMT nước.

Cần nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và người dân trong việc giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nước

Chung tay bảo vệ nguồn nước

Nguồn nước mặt bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe con người, hệ sinh vật sống dưới nước và các hoạt động sống khác của chúng ta; thậm chí để lại những hậu quả lâu dài cho thế hệ tương lai. Do đó, người dân cần cùng chung tay bảo vệ nguồn tài nguyên quý gía này:

-    Giữ sạch nguồn nước: không vứt rác, phóng uế bừa bãi, không thải trực tiếp nước thải vào nguồn nước, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn, tốt nhất là không sử dụng những loại chất hóa học này. lý rác thải sinh hoạt đúng cách, hợp vệ sinh để tránh gây ô nhiễm nguồn nước.

-    Tiết kiệm nước sạch để tất cả mọi người trên thế giới đều có nước để dùng. Tránh lãng phí khi sử dụng nước sinh hoạt; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; tái sử dụng nguồn nước bể bơi, nước mưa... vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây…

-    Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: cần có kế hoạch phân loại rác thải, những loại rác thải rắn nên được tái chế để tránh thải ra môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Rác hữu cơ có thể dùng chế tạo phân bón...

-    Xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp: xây dựng hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt trước khi thải ra môi trường. Nước thải công nghiệp, y tế  phải xử lý nghiêm ngặt theo qui định môi trường trước khi thải ra cộng đồng.

-    Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng: Đây chính là biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ nguồn nước khỏi nguy cơ ô nhiễm. Chỉ cần mỗi chúng ta tự giác nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ nguồn nước sạch thì chúng ta sẽ có được một cộng đồng tốt. 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //