Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Gia tăng số vụ người lớn tự tử: Chuyện gì đang xảy ra?

Quách Đồng - 14/05/2022 | 6:11 (GTM + 7)

Liên tiếp những vụ tự tử được ghi nhận thời gian gần đây, từ Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Kon Tum… khiến dư luận băn khoăn. Điều này hoàn toàn khác với kết quả những nghiên cứu trước đây khi lứa tuổi tự tử thường xảy ra với nhóm từ 11-17 hoặc sau 65 tuổi. Vậy chuyện gì đang xảy ra?

Phóng viên VOV Giao thông trao đổi với một số chuyên gia xung quanh nội dung này.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

PV: Thời gian gần đây trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra những vụ tự tử đối với người trưởng thành. Thực tế đó nói lên điều gì?

PGS.TS Trần Thành Nam (Chủ nhiệm khoa các khoa học giáo dục, Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội): Các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là lo âu trầm cảm và qua đó có các ý tưởng tự sát là một vấn đề y tế công cộng.

Vấn đề này có xu hướng tăng lên, giống như hệ quả của đại dịch.

Các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới đều cho thấy tỷ lệ về lo âu, trầm cảm, ý tưởng tự sát và toan tự sát qua 2 năm giãn cách tăng lên gấp từ 4 đến 5 lần.

Đối với Việt Nam thì đây cũng là một vấn đề khá nghiêm trọng, vì từ trước đến nay hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa chú ý nhiều đến chăm sóc về sức khỏe tinh thần, vẫn còn một số quan niệm, một sự kỳ thị, coi như rằng đó là bệnh điên hoặc là về ma ám hay quỷ ám…

Do không có nhận thức tốt, cho nên có rất nhiều cách thức ứng xử không phù hợp.

Điều đáng lo là số vụ tự tử thực tế có lẽ còn phải cao hơn từ 25 đến 30% so với những gì mà được ghi nhận trong hệ thống. 

Gia tăng số vụ người lớn tự tử trong thời gian gần đây (Ảnh minh họa)

Gia tăng số vụ người lớn tự tử trong thời gian gần đây (Ảnh minh họa)

PV: Theo ông cần có biện pháp nào để có thể phát hiện sớm và can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn tình trạng này?

PGS.TS Trần Thành Nam: Khi vấn đề tự tử đang trở thành một vấn nạn thì cần coi là một vấn đề của y tế công cộng. Nhưng chúng ta chưa xây dựng được hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần thích ứng với những giai đoạn khủng hoảng và tư vấn được một cách trực tiếp cho những vấn đề về tự sát.

Thực tế là khi nói chuyện với họ, họ sắp xếp lại, giải tỏa những cảm xúc để họ có thể vượt qua những giai đoạn điểm sôi cảm xúc hoặc giai đoạn tuyệt vọng nhất.

Chúng ta cũng cần phải thành lập một đường dây nóng chuyên để ngăn ngừa những vấn đề về tự sát. Đường dây nóng này phải được phổ biến, thậm chí là cần phải được đưa vào trong nhà trường, thành các thông tin phổ biến trên các bản tin ở những nơi dễ thấy, những khu vực hay xảy ra những vụ tự sát.

Ví dụ như là trên cầu chẳng hạn cũng phải có những số điện thoại như vậy, để có thể là mọi người đều có khả năng tiếp cận biết và có thể gọi điện được, làm cho cá nhân an dịu và sau đó đã thúc đẩy các nguồn lực hỗ trợ và phản ứng với những tình huống khẩn cấp.

---

Trao đổi với VOV Giao thông, bà Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân cơ bản là do người ta đã rơi vào bế tắc hoàn toàn, cả về vật chất, về tinh thần:

"Tôi cũng đã phát biểu trên diễn đàn Quốc hội, là khi chúng ta phải đối mặt với dịch COVID và sau COVID thì việc quan tâm đến sức khỏe tâm thần của con người là cực kỳ quan trọng, bởi đại dịch COVID đã làm đảo lộn cuộc sống theo hướng rất tiêu cực và không phải ai cũng thích nghi được ngay.

Vì vậy, nếu không vững vàng vượt qua, nếu chúng ta không quan tâm đến sức khỏe tinh thần của con người thì rất dễ sa vào bế tắc, bi kịch".

---

Còn theo TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển xã hội, đã đến lúc cần có một chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân:

"Thứ nhất là những áp lực trong cuộc sống trong thời gian gần đây gia tăng, một phần và rất đáng kể đấy là do dịch COVID, có thể là vấn đề áp lực về kinh tế, không có thu nhập, rồi nợ nần hoặc là những áp lực liên quan đến những câu chuyện mâu thuẫn tình cảm, xung đột trong gia đình, những mối quan hệ cá nhân mà người ta không giải quyết được.

Nếu có một chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần tốt và có những dịch vụ tư vấn về hỗ trợ tâm lý xã hội thì có lẽ cũng sẽ giảm đi số người tự tử".

Ý kiến của bạn
Xe tải ben va chạm xe tải, 1 người tử vong

Xe tải ben va chạm xe tải, 1 người tử vong

Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 6h sáng nay (23/3) tại ngã tư Đào Tấn - Liễu Giai.

Ô tô sang đường kiểu 'tự sát' suýt gây họa cho container

Ô tô sang đường kiểu 'tự sát" suýt gây họa cho container

Thực tế đã có khá nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do lái xe sang đường một cách bất cẩn, thiếu quan sát.

4 tiếp viên hàng không xách hành lý chứa ma túy bị sa thải

4 tiếp viên hàng không xách hành lý chứa ma túy bị sa thải

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, dù 4 tiếp viên bị phát hiện xách ma túy qua đường hàng không đã được lực lượng chức năng trả tự do, do chưa đủ căn cứ xử lý hình sự, nhưng sẽ không được tiếp tục làm việc trong ngành theo quy định về kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không

Xét xử sơ thẩm vụ án mua bán thận xuyên quốc gia

Xét xử sơ thẩm vụ án mua bán thận xuyên quốc gia

Sáng 23/3, sau thời gian tạm hoãn xét xử và trả hồ sơ bổ sung, TAND TP.HCM mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm đường dây “mua bán bộ phận cơ thể người”.

Bác sĩ viễn xứ âm thầm giúp Việt Nam ghép tạng suốt 20 năm

Bác sĩ viễn xứ âm thầm giúp Việt Nam ghép tạng suốt 20 năm

Một người viễn xứ nặng lòng với cố hương, âm thầm giúp đỡ ngành y Việt Nam suốt 20 năm. Những chuyến hồi hương của vị bác sĩ này là những cuộc chuyển giao kỹ thuật, 40-50 kiện hàng container trị giá hàng chục ngàn Euro trang thiết bị y tế hỗ trợ cho các bệnh viện nước nhà.

Thời của điện ảnh công thức

Thời của điện ảnh công thức

Everything, Everywhere, All at once (Tất cả vũ trụ cùng một lúc), bộ phim giành giải thưởng phim hay nhất của Viện hàn lâm điện ảnh Mỹ đang được chiếu lại tại hệ thống rạp CGV ở Việt Nam và tạo ra không ít tranh luận của người xem về chất lượng nghệ thuật của nó.

Tăng tốc phát triển giao thông công cộng, giải quyết tận gốc bài toán vỉa hè

Tăng tốc phát triển giao thông công cộng, giải quyết tận gốc bài toán vỉa hè

Sự thống trị của xe máy và giao thông cá nhân nói chung là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm chỗ đỗ xe, nơi buôn bán. Hà Nội và Tp.HCM đang quyết tâm đòi lại vỉa hè. Có mối liên hệ nào giữa việc đòi lại vỉa hè và phát triển giao thông công cộng?

// //