Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Doanh nghiệp xoay sở chật vật trước "bão giá"

Hồng Lĩnh - Trọng Điển - 22/06/2022 | 16:39 (GTM + 7)

Giá xăng, dầu trong nước tăng lên ở mức cao chưa từng có và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đã lập tức ảnh hưởng đến nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp đang trên đà phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch.

Bên cạnh đó, giá các nguyên liệu đầu vào khác như phân bón, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng....cũng liên tục tăng khiến cho doanh nghiệp khó chồng khó, xoay sở chật vật. 

"Tình hình giá xăng tăng như hiện nay làm đội chi phí lên rất cao, sức mua đang giảm".

"Gần như là mình chịu lỗ, hoặc những đơn hàng nào có thể đàm phán được thì đàm phán lại với chủ đầu tư".

"Giá nguyên vật liệu cho đến hiện tại bây giờ, tăng khoảng 40% trong khi đó nguyên liệu thức ăn chiếm khoảng 60-70% giá thành của sản xuất trong chăn nuôi".

Chi phí xăng dầu tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó. Ảnh: Báo Công thương

Chi phí xăng dầu tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó. Ảnh: Báo Công thương

Theo tính toán, trong hoạt động của doanh nghiệp logistics, xăng dầu chiếm khoảng 35% giá cước. Chính vì vậy, khi giá xăng dầu tăng cao ngay lập tức đã gây áp lực rất lớn đến chi phí vận hành trực tiếp tại các doanh nghiệp.

Theo các doanh nghiệp, nếu giá nhiên liệu tăng cao kéo dài, các doanh nghiệp vận tải sẽ có sự điều chỉnh tăng giá cước, và đẩy giá tiêu dùng tăng cao.

Với 100 đầu xe đang vận hành, chi phí xăng dầu của Công ty Blue Sea Transportation đang dội lên rất cao, doanh nghiệp này thậm chí là bù lỗ cho các hợp đồng vận tải hàng hóa đã ký trước đó.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, CEO Công ty Blue Sea Transportation, Phó Ban Hội viên Hiệp hội Logictics TP.HCM chia sẻ: "Tình hình hiện tại do giá xăng dầu tăng nên chi phí phương tiện vận chuyển tăng, buộc chúng tôi phải tăng giá với khách hàng. Nó gặp một số khó khăn là đầu năm chúng tôi đã ký với khách hàng, nên hiện tại không thể thay đổi và hiện tại đang chạy với giá hầu như không có lãi. Ngoài ra có một số khách hàng mới, với giá tăng, thì khách hàng họ than phiền và họ không thể ký hợp đồng với chúng tôi được".

Từ 15/6/2022 giá trứng gà, vịt của 18 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn tại TP.HCM tăng 2.000 đồng/hộp 10 trứng. Trước đó, do giá xăng dầu liên tục tăng, và giá thức ăn chăn nuôi tăng từ 15-20%, các doanh nghiệp đang tham gia bình ổn thị trường mặt hàng trứng gia cầm tại TP.HCM đã đề nghị cơ quan chức năng cho điều chỉnh tăng giá.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM cho rằng: "Hiện nay, các doanh nghiệp như mặt hàng thịt heo tươi thì vẫn chia sẻ hết toàn bộ lợi nhuận của mình với người tiêu dùng nên vẫn chưa xin tăng giá.

Nhưng ở nhóm khác như thịt gia cầm và thực phẩm chế biến thì mức giá không còn giữ được vì ngoài nguyên liệu đầu vào tăng do giá xăng, thì một số nguyên liệu nhập khẩu khác như bao bì và phụ gia thì vẫn tăng khoảng 30%.

Chúng ta thấy mức tăng đầu vào rất cao, doanh nghiệp làm sao mà giữ nguyên được giá như giá đang bán trên thị trường hiện nay, không thể kéo dài sự chia sẻ này được".

Doanh nghiệp chống chọi với “bão giá” nguyên liệu đầu vào. Ảnh: Vneconomy

Doanh nghiệp chống chọi với “bão giá” nguyên liệu đầu vào. Ảnh: Vneconomy

Theo ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, với giá cả thay đổi đột biến như thế này sẽ tác động lớn đến doanh nghiệp, khiến cho doanh nghiệp khựng lại khi tiếp tục thực hiện các đơn hàng của mình.

Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM rất hiểu điều này và đã tìm hiểu thông tin các hội thành viên để xem ảnh hưởng như thế nào, sức cung ứng ra thị trường sa sao. Kế hoạch sắp tới nếu giá tiếp tục không tăng, không giảm, hoặc tiếp tục tăng thì phải có giải pháp gì cho cộng đồng doanh nghiệp hoặc có những kiến nghị gì đối với Chính phủ hoặc đối với chính quyền Thành phố.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển phân tích, các doanh nghiệp đang trong thời điểm gom vốn, hồi sức để sản xuất, lấy lại thị trường thì gặp khó ngay ở vấn đề chi phí, khiến cho các doanh nghiệp phải đối mặt với việc không tìm kiếm được khách hàng mới hoặc khách hàng bỏ giữa chừng.

Bên cạnh đó, đời sống người lao động cũng bị ảnh hưởng, không dám tiêu xài nên sức mua thị trường giảm. Bởi vậy, khó khăn “bão giá” có tính chất như một vòng xoáy suy giảm dẫn đến khó khăn của nền kinh tế chung.

Tuy nhiên, theo ông Hiển, cũng không nên quá lo lắng mà cần nhận ra cơ hội, đặc biệt doanh nghiệp cần có sự chủ động sắp xếp để vượt qua khó khăn trong lạm phát từ chi phí đẩy của thế giới:  "Chính phủ phải sử dụng một số quỹ để ổn định một số mặt hàng thiết yếu để đảm bảo cho số đông người lao động là người dễ bị tổn thương nhất.

Họ có thể nhận được lương thực thực phẩm ở giá hợp lý hơn. Nhưng đó chỉ là ngắn hạn. Còn bản chất của lạm phát đợt này đã được dự báo từ trước, do các doanh nghiệp VN sử dụng chi phí nguyên liệu quá cao, do máy móc thiết bị lạc hậu hoặc do mô hình sản xuất kinh doanh.

Chúng ta được khuyến cáo là thay đổi cấu trúc công nghệ và quy trình sản xuất để tiêu hao bớt năng lượng". 

Giá cả thay đổi đột biến tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Ảnh: SGGP

Giá cả thay đổi đột biến tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Ảnh: SGGP

Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng ở mức thấp nhất trong khung thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nếu đề xuất này được thông qua, thuế môi trường với xăng chỉ có thể giảm từ đầu tháng 8 khi Nghị quyết đề xuất này có hiệu lực.

Như vậy, giá xăng ở vài kỳ hành tới vẫn chưa thể hạ nhiệt nếu giá quốc tế không giảm đáng kể. Trong khi chờ các chính sách từ phía các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cũng phải có những cách ứng phó, tìm lối thoát như đưa công nghệ vào hoạt động kinh doanh, giảm bớt chi phí, nhân công, tăng tự động hoá, tăng sản lượng... nhằm chống chọi với vòng xoáy bão giá.

Cùng đến với góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: “Doanh nghiệp chống chọi với vòng xoáy tăng giá”.

Có tìm hiểu các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh ở nhiều ngành nghề mới thấm thía cảnh vật lộn đến mệt nhoài của họ trong cơn bão giá. Tất cả nguyên vật liệu đầu vào đều tăng vọt, doanh nghiệp rất khó có thể hoạch toán có lời khi sản xuất. Đó là chưa kể, chuỗi cung ứng nguyên liệu nhiều nơi bị tê liệt; sản xuất thiếu trước hụt sau, buộc phải hoạt động cầm chừng.

Đã có nhiều doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa vì càng làm càng thua lỗ. Giá xăng dầu tăng vọt đã đánh mạnh vào các nỗ lực của họ cố gượng dậy sau đại dịch. Các doanh nghiệp cũng đang tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí đầu vào, lao động, vận chuyển để hạ giá thành sản xuất; tự tìm cơ hội mở rộng thị trường để lách qua các cửa hẹp của cơn bão giá.

Rõ ràng, các doanh nghiệp hiện rất chật vật trong bối cảnh thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị tác động sâu rộng của đại dịch covid-19 và các yếu tố chiến tranh, thiên tai gây ra. Vấn đề lúc này là các cơ quan quản lý nhà nước cần có nhiều chính sách kịp thời hơn nữa để hỗ trợ và thực sự là nơi nương tựa để doanh nghiệp gượng dậy, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Trong đó yếu tố then chốt vẫn là gỡ bỏ những vướng mắc về thủ tục hành chính mà bấy lâu nay các doanh nghiệp đều phàn nàn, kêu ca. Nhất là các chính sách về thuế, phí và hàng loạt các loại văn bản, giấy tờ, kiểm tra, kiểm soát mà doanh nghiệp nếu chỉ lo cũng đã thấm mệt; rất khó tập trung cho việc làm ra sản phẩm. Một yêu cầu nữa là tìm mọi cách để kìm hãm, bình ổn giá xăng dầu.

Vì xăng dầu càng tăng thì không một nhà máy, xí nghiệp, hộ kinh doanh hay người bán tạp hóa có thể chịu đựng để làm ăn có lời. Đó là chưa kể, xăng dầu sẽ làm nguy cơ lạm phát tăng cao, gây áp lực nên đời sống của mọi gia đình; khiến người lao động cũng chán nản; không còn toàn tâm toàn ý cho công việc.

Rõ ràng, muốn duy trì tăng trưởng kinh tế, vai trò của doanh nghiệp, người sản xuất, người kinh doanh mang tính quyết định; tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp duy trì hoạt động vừa là bổn phận, vừa là trách nhiệm của mỗi thành viên trong bộ máy hành chính nhà nước.

Không được phép làm khó, làm sai; các trường hợp vi phạm phải được xử lý. Phải coi việc chậm trễ của doanh nghiệp trong giải quyết hồ sơ giấy tờ là lỗi và trách nhiệm của mình để cải tiến, thúc đẩy; làm tới nơi tới chốn trên tinh thần thượng tôn pháp luật; hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.

Đây là việc làm không dễ nhưng ở đâu người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị quyết tâm, chắc chắn việc của doanh nghiệp người dân sẽ trôi chảy, thuận lợi. Một yêu cầu nữa là việc tìm kiếm thị trường ở tầm vĩ mô nhiều doanh nghiệp không thể tự mày mò và đủ khả năng mà vai trò bà đỡ của các bộ, ngành, địa phương là rất quan trọng để mở ra các cơ hội hợp tác mới .

Về phía các doanh nghiệp dù trong khó khăn vẫn cần thể hiện bản lĩnh, tầm nhìn để vượt qua. Không buông xuôi hoặt trông chờ ỷ lại là tự vươn lên. Đặc biệt là sự thể hiện tâm huyết của doanh nhân với doanh nghiệp, với người lao động và với cộng đồng. Làm ăn chân chính, không chụp giựt. Đây chính là phẩm chất của doanh nhân Việt trong thời đại 4.0 trước thách thức của vòng xoáy bão giá.

Ý kiến của bạn
Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các ứng dụng gọi xe như Grab, số lượng taxi truyền thống ở Singapore đang ngày một ít đi. Điều này gây ra không ít khó khăn với những người không có thói quen sử dụng ứng dụng, nhất là người cao tuổi.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

// //