Trong khi chờ các chính sách từ phía các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cũng phải có những cách ứng phó, tìm lối thoát như đưa công nghệ vào hoạt động kinh doanh, giảm bớt chi phí, nhân công, tăng tự động hoá, tăng sản lượng... nhằm chống chọi với vòng xoáy bão giá.
Dây chuyền sản xuất của Vissan. Ảnh: Sài Gòn đầu tư
Có tìm hiểu các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh ở nhiều ngành nghề mới thấm thía cảnh vật lộn đến mệt nhoài của họ trong cơn bão giá. Tất cả nguyên vật liệu đầu vào đều tăng vọt, doanh nghiệp rất khó có thể hoạch toán có lời khi sản xuất.
Đó là chưa kể, chuỗi cung ứng nguyên liệu nhiều nơi bị tê liệt; sản xuất thiếu trước hụt sau, buộc phải hoạt động cầm chừng.
Đã có nhiều doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa vì càng làm càng thua lỗ. Giá xăng dầu tăng vọt đã đánh mạnh vào các nỗ lực của họ cố gượng dậy sau đại dịch.
Các doanh nghiệp cũng đang tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí đầu vào, lao động, vận chuyển để hạ giá thành sản xuất; tự tìm cơ hội mở rộng thị trường để lách qua các cửa hẹp của cơn bão giá.
Rõ ràng, các doanh nghiệp hiện rất chật vật trong bối cảnh thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị tác động sâu rộng của đại dịch covid-19 và các yếu tố chiến tranh, thiên tai gây ra.
Vấn đề lúc này là các cơ quan quản lý nhà nước cần có nhiều chính sách kịp thời hơn nữa để hỗ trợ và thực sự là nơi nương tựa để doanh nghiệp gượng dậy, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Trong đó yếu tố then chốt vẫn là gỡ bỏ những vướng mắc về thủ tục hành chính mà bấy lâu nay các doanh nghiệp đều phàn nàn, kêu ca. Nhất là các chính sách về thuế, phí và hàng loạt các loại văn bản, giấy tờ, kiểm tra, kiểm soát mà doanh nghiệp nếu chỉ lo cũng đã thấm mệt; rất khó tập trung cho việc làm ra sản phẩm. Một yêu cầu nữa là tìm mọi cách để kìm hãm, bình ổn giá xăng dầu.
Vì xăng dầu càng tăng thì không một nhà máy, xí nghiệp, hộ kinh doanh hay người bán tạp hóa có thể chịu đựng để làm ăn có lời. Đó là chưa kể, xăng dầu sẽ làm nguy cơ lạm phát tăng cao, gây áp lực nên đời sống của mọi gia đình; khiến người lao động cũng chán nản; không còn toàn tâm toàn ý cho công việc.
Rõ ràng, muốn duy trì tăng trưởng kinh tế, vai trò của doanh nghiệp, người sản xuất, người kinh doanh mang tính quyết định; tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp duy trì hoạt động vừa là bổn phận, vừa là trách nhiệm của mỗi thành viên trong bộ máy hành chính nhà nước.
Không được phép làm khó, làm sai; các trường hợp vi phạm phải được xử lý. Phải coi việc chậm trễ của doanh nghiệp trong giải quyết hồ sơ giấy tờ là lỗi và trách nhiệm của mình để cải tiến, thúc đẩy; làm tới nơi tới chốn trên tinh thần thượng tôn pháp luật; hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.
Đây là việc làm không dễ nhưng ở đâu người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị quyết tâm, chắc chắn việc của doanh nghiệp người dân sẽ trôi chảy, thuận lợi. Một yêu cầu nữa là việc tìm kiếm thị trường ở tầm vĩ mô nhiều doanh nghiệp không thể tự mày mò và đủ khả năng mà vai trò bà đỡ của các bộ, ngành, địa phương là rất quan trọng để mở ra các cơ hội hợp tác mới .
Về phía các doanh nghiệp dù trong khó khăn vẫn cần thể hiện bản lĩnh, tầm nhìn để vượt qua. Không buông xuôi hoặt trông chờ ỷ lại là tự vươn lên. Đặc biệt là sự thể hiện tâm huyết của doanh nhân với doanh nghiệp, với người lao động và với cộng đồng. Làm ăn chân chính, không chụp giựt.
Đây chính là phẩm chất của doanh nhân Việt trong thời đại 4.0 trước thách thức của vòng xoáy bão giá.
Nguyên tắc đúng giờ tạo áp lực rất lớn, khiến tài xế xe buýt phải phóng nhanh, vượt ẩu, thậm chí bỏ bến, gây ức chế cho hành khách và nguy hiểm cho người đi đường. Vậy cần làm gì và thay đổi cách quản lý ra sao để vừa đảm bảo an toàn, vừa tránh tạo áp lực không đáng có?
Mới đây, Công ty TNHH Bắc Hà có công văn gửi Sở GTVT Hà Nội xin ngừng hoạt động từ ngày 01/8/2022, vì điều kiện bất khả kháng, bị thu hồi tài sản thế chấp là xe buýt đang vận hành trên tuyến, do không có khả năng thanh toán các khoản vay Ngân hàng đến hạn và hết vốn lưu động.
Từ ngày 27/6/2022, Grab sẽ bắt đầu thử nghiệm tính năng "Chuyến xe yên lặng" tại thị trường Việt Nam đối với cả GrabCar và GrabBike. Trên thực tế, đã có hãng taxi và ứng dụng gọi xe triển khai tính năng “chuyến xe im lặng”. Bên cạnh sự ủng hộ, tính năng này cũng vấp phải nhiều tranh cãi.
Trong khi các dự án BOT trên cả nước đang khẩn trương tiến hành lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng thì trạm T2 dự án BOT QL91 Cần Thơ - An Giang vẫn "án binh bất động".
Hà Nội có hơn 60 công viên, vườn hoa lớn nhỏ, phục vụ hơn 8,5 triệu dân. Trung bình cứ 13 vạn người dùng chung một không gian công cộng. Không chỉ thiếu về số lượng, những công viên còn xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được nhu cầu của người dân và gây lãng phí lớn.