Cảnh sát giao thông TP.HCM đột kích xử lý nghiêm các "lò độ xe", cơ sở kinh doanh phụ tùng không rõ nguồn gốc nhằm kéo giảm tình trạng đua xe trái phép.
Phòng Cảnh sát Giao thông Đường sắt – Đường bộ TP.HCM vừa qua phối hợp với Phòng Tham mưu, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và Công an các quận, huyện đồng loạt kiểm tra tại 11 tiệm sửa xe nghi "độ xe", lò "độ xe" và cơ sở gia công, kinh doanh phụ tùng, linh kiện phục vụ "độ xe" trên địa bàn.
Sau khi kiểm tra, Tổ công tác phát hiện các cơ sở có dấu hiệu kinh doanh thêm các dịch vụ "thay đổi đặc tính, kết cấu xe, độ xe" như trang bị hệ thống đo lường công suất động cơ Dynamometer (gọi tắt là Dyno) để "test xe độ"; nhiều xe mô tô đang sửa chữa có dấu hiệu "thay đổi đặc tính xe", "độ trái 62", "độ trái 65", không có lốc máy, không có số máy, không xuất trình được giấy đăng ký xe... và nhiều linh kiện, phụ tùng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Tổ công tác qua kiểm tra một tiệm sửa xe trên địa bàn phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức phát hiện tiệm có trang bị hệ thống Dyno để “test xe độ”, và có 9 xe mô tô đang sửa chữa.
Trong đó, 2 xe Vario không có biển số thay đổi kết cấu - làm nồi; 2 xe khác không có số máy và nghi vấn đục số máy; 1 xe Dream không máy, không biển số; 3 xe thay đổi màu sơn và 01 xe sửa chữa thông thường.
Tương tự, một nhóm khác kiểm tra tại Phường 13, Quận 6, ghi nhận tiệm có trang bị hệ thống Dyno để “test xe độ”, có 1 xe đang rã máy, 2 cục máy không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Ngoài ra, Công an Phường 13, Quận 6 tiến hành kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, kết quả ghi nhận: vi phạm chưa lập hồ sơ quản lý công tác PCCC; vi phạm về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện PCCC; vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức và huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC&CNCH.
Một số địa bàn khác như quận 12, Tân Phú, Bình Chánh, lực lượng chức năng cũng phát hiện nhiều tiệm sửa xe có hành vi thay đổi kết cấu nòng, độ bô, chỉnh nồi, thay đổi các linh kiện không rõ nguồn gốc.
Việc xử lý các “lò độ xe”, cơ sở kinh doanh phụ tùng không rõ nguồn gốc là cơ sở để dẹp tình trạng đua xe trái phép. Sắp tới, Phòng CSGT ĐB-ĐS sẽ tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương để kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, đồng thời tăng cường tuần tra kiểm soát, nắm bắt tình hình, thiết lập và triển khai các phương án ngăn chặn đua xe trái phép, chạy xe gây rối trật tự công cộng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Tại trường THCS Lương Định Của (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đang có hình thức “bán trú không cơm” gây xôn xao dư luận. Đây thực chất là cách xoay sở của các phụ huynh trong khi vấn đề suất ăn bán trú của trường chưa được cải thiện trong thời gian dài.
Ở các đô thị lớn, việc đăng ký cho con cái được học ở những ngôi trường đạt chuẩn ngày càng khó khăn.Và sự khó khăn đó khiến cho rất nhiều người trong chúng ta đôi khi quên mất rằng điều quan trọng nhất ở một môi trường giáo dục chính là cảm nhận của học sinh về niềm hạnh phúc và sự tử tế.
Vừa qua, Kênh VOV Giao thông nhận được nhiều ý kiến của người dân về tình trạng khu vực vỉa hè trên nhiều tuyến phố của phường Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.
Có lẽ câu chuyện gây tranh luận sôi nổi nhất về giao thông đô thị những ngày qua là việc khu dân cư trục Thượng Định, quận Thanh Xuân (Hà Nội) đặt barie sắt vào khung giờ cao điểm ngăn xe máy vào ngõ, với mục đích tránh ùn tắc, hạn chế tai nạn, phiền toái trong sinh hoạt.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Đề án “Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025”, trong đó đặt mục tiêu tới năm 2025, 100% cửa hàng kinh doanh trái cây có đăng ký kinh doanh, được cấp biển nhận diện “cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn”.
Những vụ việc vặt gương nhau, đập vỡ kính xe vì không nhường đường, thậm chí dùng tay chân để giải quyết va chạm giao thông thời gian gần đây có xu hướng diễn biến phức tạp. Việc chuẩn bị tâm lý và cách ứng xử để hóa giải bạo lực giao thông có lẽ cần được xem là một kỹ năng quan trọng.
Chuyện ăn ngủ của học sinh tưởng chừng là chuyện nhỏ nhặt thường ngày. Song, chất lượng bữa ăn bán trú tại các trường học liên tục bị đặt dấu hỏi và vẫn còn là một “ẩn số” khiến phụ huynh không khỏi lo lắng về sức khỏe của con em mình.