Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Có nên thành lập Trung tâm thông tin ATGT đường bộ?

Phóng viên - 19/08/2021 | 16:37 (GTM + 7)

Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã khuyến nghị Việt Nam cải thiện hệ thống dữ liệu TNGT, thiết lập một Trung tâm Thông tin an toàn giao thông đường bộ quốc gia để tăng cường năng lực quản lý trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam vừa công bố Báo cáo cuối kỳ Đánh giá dữ liệu an toàn giao thông đường bộ Việt Nam. Báo cáo nhấn mạnh, để tạo ra những thay đổi mang tính đột phá, Việt Nam nên thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý về an toàn giao thông đường bộ đồng thời xây dựng một cơ sở dữ liệu toàn diện về an toàn giao thông đường bộ.

Không chỉ là những con số, dữ liệu về tai nạn giao thông, an toàn giao thông đóng vai một trò quan trọng trong việc hoạch định và đánh giá kết quả các chính sách, quy định về ATGT có đang được thực hiện hiệu quả, theo chia sẻ của TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông:

“Các dữ liệu về ATGT là tất cả những số liệu thống kê theo thời gian, so sánh các số liệu đó giữa các thời gian với nhau để thấy được rằng TNGT qua thời gian có quy mô, mức độ đến đâu, các tác động tiêu cực của nó tới xã hội như thế nào, những giải pháp của chúng ta lâu nay có hiệu quả hay không, có những biểu đồ, diễn giải rõ ràng để thấy được mức độ nguy hiểm của TNGT ở Việt Nam, cũng là để so sánh TNGT qua các thời kỳ trong nước và so sánh với các quốc gia trên thế giới.”

Không chỉ khuyến khích thành lập các trung tâm cơ sở dữ liệu, Ngân hàng thế giới còn phối hợp với các quốc gia thành lập các Đài quan sát An toàn đường bộ - một mạng lưới chính thức của các chính phủ trong việc chia sẻ, trao đổi dữ liệu, kinh nghiệm về an toàn đường bộ. 

Việc cải thiện dữ liệu an toàn giao thông là điều cần thiết với mọi quốc gia, nhất là trong công tác kéo giảm TNGT. Bởi vấn đề này liên quan tới mô hình giao thông phức tạp với nhiều luồng giao thông, nhiều loại phương tiện hỗn hợp, nhất là với giao thông Việt Nam như hiện nay. Các kỹ sư giao thông, nhà hoạch định phải đảm nhiệm trách nhiệm to lớn, đó là bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. TNGT có thể không được ngăn chặn hoàn toàn, nhưng bằng phương pháp quản lý phù hợp, tỷ lệ TNGT có thể giảm thiểu ở một mức độ nhất định.

Vì vậy, dữ liệu ATGT rất đáng tin cậy để đánh giá bản chất đầy đủ của các vấn đề giao thông đường bộ, tính toán chi phí liên quan cũng như thiết kế các giải pháp can thiệp hiệu quả nhất. 

Ông Soames Job, Người đứng đầu cơ quan An toàn đường bộ toàn cầu thuộc Ngân hàng thế giới chia sẻ: “TNGT gây ra thiệt hại về người, đau khổ, thiệt hại kinh tế không chỉ cho cá nhân mà ảnh hưởng tới cả GDP, có thể lên tới 5% với những quốc gia có thu nhập bình quân thấp. Do đó, câu hỏi đặt ra không phải là Liệu ta có nên đầu tư cho an toàn đường bộ không, mà phải là Liệu ta có thể gánh chịu hậu quả của việc không đầu tư cho an toàn đường bộ không?”

Công nghệ phân tích dữ liệu video để cải thiện ATGT được kỳ vọng sẽ trở thành xu hướng trong tương lai

Trên đà phát triển của công nghệ, việc thu thập dữ liệu an toàn giao thông cũng cần được nâng tầm. Một trong số đó là công nghệ phân tích dữ liệu video từ các camera giao thông dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI). Bằng cách đưa một lượng dữ liệu lớn là các đoạn băng về các vụ tai nạn, tình huống nguy hiểm hoặc cận nguy hiểm, hệ thống sẽ phân tích, xử lý và phát triển khả năng nhận diện, đưa ra các dự báo về các tình huống tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Từ đó, các nhà hoạch định có thể đưa ra các giải pháp để ngăn chặn.

Bà Amy Scarton, Trợ lý Bộ trưởng Bộ giao thông bang Washington, Mỹ chia sẻ: “Điểm mạnh của công nghệ đó là tạo ra sự chủ động cho chúng tôi. Trước đó, có khi phải mất tới nhiều năm để chúng tôi nhận ra một đoạn đường, một ngã tư nào đó đang có vấn đề, đến khi có giải pháp thì đã có những tổn thất về người”.

Không chỉ hiệu quả trong kéo giảm tai nạn giao thông, công nghệ phân tích dữ liệu video còn có thể áp dụng vào nhiều vấn đề khác như nhận diện ùn tắc; phát hiện hành vi, xu hướng vi phạm quy định ATGT; nghiên cứu, đưa ra bằng chứng cho các vụ tai nạn v.v…  Công nghệ này được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ trở thành xu hướng cho ngành giao thông tương lai.

Liên quan tới khuyến nghị thành lập Trung tâm thông tin ATGT đường bộ Quốc gia tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới ước tính để xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm thông tin an toàn giao thông đường bộ quốc gia và Cổng điện tử An toàn giao thông đường bộ quốc gia cần 4 năm với kinh phí gần 2 triệu USD. Có thể nói, đây là quá trình tốn kém cả thời gian và tiền bạc, nhưng rất cần thiết cho ATGT. Sau đó sẽ là câu chuyện vận hành như thế nào để tận dụng tối đa nguồn dữ liệu quý giá cho công tác kéo giảm TNGT.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Xử lý hàng rong trước cổng trường để đảm bảo ATGT

Xử lý hàng rong trước cổng trường để đảm bảo ATGT

Bảo đảm TT ATGT cổng trường là một trong những nội dung luôn được nhà trường cùng các đơn vị chức năng đặc biệt quan tâm phối hợp thực hiện.

Tài xế cần làm gì để không gặp những bệnh lý tim mạch khiến ngưng thở khi ngủ?

Tài xế cần làm gì để không gặp những bệnh lý tim mạch khiến ngưng thở khi ngủ?

Một quả tim khỏe sẽ cho ta một sức khỏe tinh thần tốt, ngược lại chỉ cần đập nhanh, lạc nhịp là khiến ta mất ăn, mất ngủ.

Tự sự của đêm: Quán cháo dưới gốc cây bàng

Tự sự của đêm: Quán cháo dưới gốc cây bàng

Ở gần nhà cha mẹ tôi, có một quán cháo dưới gốc cây bàng đã tồn tại 30 năm và là kế sinh nhai của một gia đình 3 thế hệ.

Đừng để TP.HCM ‘nghèo’ dần cây xanh

Đừng để TP.HCM ‘nghèo’ dần cây xanh

Theo đánh giá của Bộ xây dựng thì tỉ lệ đất cây xanh công cộng tại TP.HCM thấp nhất trong các đô thị của cả nước, chỉ đạt khoảng 0,55m2/người trong khi đó tiêu chuẩn cây xanh đô thị đặc biệt khoảng 15m2/người.

Cơ chế nào cho bài toán quản lý, khai thác, vận hành đường cao tốc?

Cơ chế nào cho bài toán quản lý, khai thác, vận hành đường cao tốc?

Câu chuyện đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây bị ngừng cung cấp điện thậm chí đứng trước nguy cơ không được quản lý, vận hành, bảo trì… đã và đang nhận được rất nhiều quan tâm từ dư luận cả nước.

Cơ quan môi trường bị kiện vì ‘thiên vị xe điện’

Cơ quan môi trường bị kiện vì ‘thiên vị xe điện’

Giá xăng dầu tăng cao, cùng môi trường ô nhiễm nghiêm trọng khiến chính quyền nhiều thành phố đang dành sự ưu ái đặc biệt cho xe điện, hạn chế xe động cơ đốt trong. Tuy nhiên chính điều này cũng là nguồn cơn gây bất đồng sâu sắc giữa các nhà sản xuất ô tô với cơ quan quản lý.

Nhịp sống dưới lá biếc chồi non

Nhịp sống dưới lá biếc chồi non

Khi Hà Nội tạm biệt mùa cây thay lá với “cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ”, cây cối cùng rủ nhau thay màu áo xanh biếc.

// //