Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Đừng để TP.HCM ‘nghèo’ dần cây xanh

Dương Trọng Nghĩa: Thứ sáu 10/05/2024, 10:22 (GMT+7)

Theo đánh giá của Bộ xây dựng thì tỉ lệ đất cây xanh công cộng tại TP.HCM thấp nhất trong các đô thị của cả nước, chỉ đạt khoảng 0,55m2/người trong khi đó tiêu chuẩn cây xanh đô thị đặc biệt khoảng 15m2/người.

Dù đang quá thiếu nhưng thời gian qua, nhiều dự án giao thông triển khai đã di dời, đốn hạ rất nhiều cây xanh. Diện tích trồng mới chưa đủ bù được số cây xanh bị đốn hạ khiến mảng xanh của TP.HCM đã thiếu lại càng thiếu.

Những tiếng máy cưa hoạt động hết công suất để có thể đốn hạ hàng cây xanh trên đoạn đường Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình nhằm phục vụ cho việc mở rộng đường vào sân bay Tân Sơn Nhất. Chỉ sau vài hôm, cả con đường giờ đây đã vắng hoàn toàn bóng mát, chỉ còn những căn nhà nằm trơ trọi dưới cái nắng bỏng rát của Sài Gòn.

Đường Hoàng Hoa Thám (Quận Tân Bình) sau khi đốn hạ hơn 100 cây xanh để phục vụ công trình mở rộng đường vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Đường Hoàng Hoa Thám (Quận Tân Bình) sau khi đốn hạ hơn 100 cây xanh để phục vụ công trình mở rộng đường vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Chị Nguyễn Thị Xê làm nghề sửa quần áo trên tuyến đường Hoàng Hoa Thám hơn chục năm qua, chứng kiến những công nhân tiến hành cắt bỏ những cây xanh dọc tuyến đường này khiến chị không khỏi tiếc nuối. Cây me tây cổ thụ đã che mát cho chị trong suốt thời gian qua để rồi giờ đây chị phải ngồi nép mình làm việc dưới cái ô để che nắng che mưa.

Chị chia sẻ: "Tiếc lắm chớ, tại vì những cái cây đó họ đã trồng lâu năm lắm rồi, nhiều người ở đây nói nhiều cây cổ thụ cả trăm nay, đốn rồi tiếc nắng nôi lắm mà cái đó là chỉ thị của nhà nước thì mình phải chịu thôi chứ biết sao giờ, đâu có làm gì khác được đâu. Cô mong muốn người ta làm đường xong sẽ trồng lại cây mới cho nó mát đường phố, đường phố thì phải có cây xanh chứ để như vầy thì nắng nóng lắm luôn".

Gắn bó với tuyến đường này hơn 30 năm qua, đối với ông Nguyễn Hồng Thái thì cây xanh còn là những kỷ niệm của người dân nơi đây: "Những cái cây mấy trăm tuổi mà giờ đốn thì nó còn là kỷ niệm đối với người dân nhưng mà cái đó là trách nhiệm của nhà nước, nếu thấy không giữ được thì phải đốn".

Những gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi bị cắt đi trên đường Hoàng Hoa Thám.

Những gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi bị cắt đi trên đường Hoàng Hoa Thám.

Trước đó khi triển khai công trình cầu Ba Son, hàng cây cổ thụ trên trục đường Tôn Đức Thắng cũng phải bị đốn bỏ để giờ đây cả đoạn đường dài hơn 200m trơ trọc, không một bóng mát.

Bà Nguyễn Thị An bán nước trên trục đường này bồi hồi nhớ về những gốc cây xưa: "Trước đây thì ở đây có hàng cây rất lớn, 3 người ôm không hết luôn, mát ơi là mát, bởi vậy bán mới có khách. Còn bây giờ thì con đường này nó rất là nắng đâu ai ngồi ăn uống gì đâu".

Nếu trước đây ngồi dưới gốc cây thì giờ đây người dân phải che ô để tránh nắng

Nếu trước đây ngồi dưới gốc cây thì giờ đây người dân phải che ô để tránh nắng

Không chỉ tuyến đường Hoàng Hoa Thám mà sắp tới đây, sẽ có hơn 400 cây xanh đã bị đánh dấu để chặt hạ nhằm phục vụ cho việc xây dựng tuyến Metro số 2, một dự án được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể hệ thống giao thông công cộng của thành phố.

Đây là một quyết định khó khăn, khi mà những cây xanh này không chỉ mang lại bóng mát cho người dân trong những ngày nắng nóng gay gắt mà còn là phần của diện mạo, bản sắc của thành phố.

Khi nghe thông tin, người dân sinh sống bên cạnh những tán cây không khỏi bàng hoàng.

Ông Trần Việt Hải đã bày tỏ sự tiếc nuối khi những "báu vật xanh" tới đây sẽ bị chặt hạ: "Trước khi mình đốn bỏ những cây này thì mình phải trồng cây nhỏ khác cho nó lên, để khi mình đốn những cây này thì cây nhỏ mình trồng khoảng 1 – 2 năm sau nó vươn lên tạo bóng mát cho người dân, làm cho không khí nó trong lành  thì điều đó cũng tốt, hay hơn việc bây giờ mình nói mà mình làm liền, tôi nghĩ nên có sự chuẩn bị trước".

Những cây xanh bị cắt trơ trọi vì sự an toàn lưới điện

Những cây xanh bị cắt trơ trọi vì sự an toàn lưới điện

Với việc thiếu hụt mảng xanh của thành phố hiện tại, và trong tương lai sẽ có thêm nhiều cây xanh buộc phải đốn hạ nhường chỗ cho các công trình giao thông thì theo ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho rằng việc sớm có những quy hoạch cụ thể để phát triển độ che phủ cây xanh đối với Thành phố này là điều cần thiết.

"Hiện nay đối với TP.HCM tốc độ đô thị hoá cao nếu tính độ che phủ trên tổng diện tích thì nó vẫn còn ít, cho nên việc chúng ta tích cực tối đa hoá mảng xanh đối với đô thị là việc làm hết sức cần thiết. Tôi nghĩ ngay cả những văn phòng hay những hộ gia đình chúng ta cũng cần tận dụng những khoảng không có thể để trồng cây, nếu không thể trồng những cây lớn thì chúng ta cũng có thể trồng những cây nhỏ để có thể bảo vệ môi trường và tạo mảng xanh che phủ bóng mát", ông Quyết cho biết.

Về việc phát triển mảng xanh của thành phố trong tương lai, ông Vũ Văn Điệp – Giám đốc Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật – Sở xây dựng TP.HCM cho biết: "Trung tâm hạ tâng đang phối hợp với lại ban quản lý hạ tầng đô thị cùng các quận, huyện rà soát quy hoạch đầu tư các công viên lớn trong các năm tiếp theo. Ví dụ như khu vực quận 12 đã có những quy hoạch sẽ có những công viên rất lớn".

Những hàng cây cổ thụ tại TP.HCM đang dần bị mất đi

Những hàng cây cổ thụ tại TP.HCM đang dần bị mất đi

Khi những luồng ý kiến giữa phát triển và bảo tồn là một cuộc tranh luận không có hồi kết. Nhưng một điều chắc chắn, sự tiếc nuối của người dân TP.HCM khi nhìn thấy những hàng cây bị chặt đi là một lời nhắc nhở về giá trị không thể thay thế của thiên nhiên trong cuộc sống đô thị.

Có thể việc đốn bỏ một cái cây chỉ tốn khoảng một buổi hay một ngày nhưng để trồng và chăm sóc cho nó phát triển thì cần cả chục có những khi hàng trăm năm. Đó là một bài học quý giá cho tất cả các thành phố đang phát triển trên thế giới, trong đó có TP.HCM: Sự phát triển bền vững phải luôn đi đôi với việc bảo tồn và tôn trọng môi trường sống.

Dương Trọng Nghĩa/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.