Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chuyện hôm nay: Không được mời

Phạm Gia Hiền - 13/05/2022 | 5:45 (GTM + 7)

Tối qua, lễ khai mạc SEA Games 31 đã diễn ra một cách ấn tượng trong bối cảnh đại dịch chưa hoàn toàn đi qua. Nhưng, điều đọng lại sau sự kiện đáng nhớ này là câu chuyện về những chiếc giấy mời được bán.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Năm nay, lễ khai mạc SEA Games không bán vé, ban tổ chức chỉ phát hành giấy mời, nhưng trên thực tế, những chiếc giấy mời vẫn được bán ra, và đó là điều đáng phải suy nghĩ. 

Tiger Cup hơn 20 năm trước ở Việt Nam, tôi xếp hàng ở sân vận động Hàng Đẫy từ mờ sáng, tay nắm chặt những đồng tiền dành dụm vừa đúng với mệnh giá công bố cho vé khán đài B.

Nhìn phía trước chỉ có chừng hơn chục người tôi chắc mẩm sẽ mua được vé, chỉ đúng một cặp, không hơn. Trời sáng dần, hàng người cứ nối dài mãi, dài tới tận đầu đường.

Đến giờ mở bán, 8h. Rồi 9h. Rồi 10h. Nắng lên, những người xếp hàng đầu tiên mệt lả. Tiếng la ó ầm ĩ. Người ta xô đẩy nhau, những rào chắn bị đạp đổ, vứt sang bên, hàng nghìn người bâu quanh cánh cửa. Vé vẫn chưa được bán.

Cứ một lúc lại có tin đồn, vé được bán ở cửa này, cửa kia, và lại một số người nháo nhác chạy ùa đi để rồi lúc sau bơ phờ quay về tay trắng.

Hơn 11h, đột nhiên tiếng loa của sân vận động thông báo ngắn gọn: Hết vé, mời mọi người giải tán.

Bằng cách nào, ở chỗ nào và từ lúc nào hàng vạn chiếc vé đã được bán hết? Lúc đó, và nhiều năm sau đó, những người xếp hàng hôm ấy hẳn vẫn nhớ lại câu chuyện săn vé Tiger Cup 1998 với câu hỏi không lời đáp này.

Phe vé là nghề đã có từ rất lâu ở Việt Nam, xuất hiện ở mọi sự kiện thể thao giải trí mà công chúng có nhu cầu tham dự. Những người xếp hàng sớm, mua được vé chỗ đẹp rồi bán lại cho những người chậm chân, suy cho cùng cũng là lấy công làm lãi.

Những người mua được vé của người được tặng rồi đem bán chênh lệch kiếm lời, suy cho cùng cũng là cân đối lại nguồn lực xã hội. Nhưng với điều kiện, ai cũng có thể dễ dàng và sòng phẳng tiếp cận với cơ hội mua vé đầu tiên như nhau. Như những ban nhạc hay ca sĩ nổi tiếng thế giới bán vé buổi biểu diễn thường hết bay trong vòng vài giờ, thậm chí vài phút.

Chuyện những người nhanh chân mua được vé bán lại bao nhiêu, và bán được cho ai, đó là quy luật cung cầu của thị trường.

Vé dự lễ khai mạc SEA Games 31 được rao bán hàng triệu đồng/vé trên mạng xã hội. Ảnh: Báo Pháp luật

Vé dự lễ khai mạc SEA Games 31 được rao bán hàng triệu đồng/vé trên mạng xã hội. Ảnh: Báo Pháp luật

Năm nay, Ban tổ chức SEA Games không bán vé chương trình khai mạc. Hơn 10.000 giấy mời được Ban tổ chức giữ lại để mời các lãnh đạo cao cấp của Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội; các nguyên thủ của các nước; các quan chức quốc tế, Đại sứ quán các quốc gia tại Việt Nam, các bộ ngành T.Ư, các đoàn thể thao dự SEA Games 31 và 2 hội cổ động viên miền nam và miền bắc.

Ban tổ chức Hà Nội (nơi được giao nhiệm vụ xây dựng và chịu trách nhiệm về lễ khai mạc, bế mạc SEA Games 31) sẽ phát hơn 10.000 giấy mời còn lại cho các sở ban ngành tại địa phương, các quận huyện tại Hà Nội (trong đó có 2.000 giấy mời ở khán đài A).

Vấn đề ở chỗ, hàng xấp giấy mời xem khai mạc SEA Games 31 đã được đưa thẳng lên mạng, rao bán. Giá thì cũng không đắt, khoảng trên dưới 500.000 đồng/ cặp, đều là đồ thật.

Truy nguồn những giấy mời này từ đâu mà “tuồn” ra ngoài thì không khó, bởi mỗi chiếc giấy mời đều có thông tin kiểm soát rất cụ thể.

Nhưng thôi, công chúng cũng không truy đến thế, mà biết rõ thì cũng chỉ thêm buồn lòng. Bởi vì nhìn những xấp giấy mời hàng chục chiếc liền series, ai cũng hiểu rằng chúng không phải được bán ra bởi một vài cá nhân nào đó không có nhu cầu đi xem, hay quá bận rộn.

Chúng hẳn đã được bán ra từ nguồn, dưới sự đồng thuận của một ekip từ trên xuống dưới.

Câu hỏi đáng đặt ra hơn, đó là vì sao Ban Tổ chức SEA Games 31 tự cho mình cái quyền phân loại, khoanh vùng đối tượng hâm mộ, và trao cho nhóm đối tượng đó đặc quyền được mời tham dự Lễ khai mạc?

Ngoài các giấy mời theo diện lễ tân (10.000 vé do Ban tổ chức T.Ư phân phối) đã đành, thì 10.000 giấy mời do Ban tổ chức Hà Nội phân phối lại chỉ tới tay các cán bộ sở ban ngành tại địa phương và các quận huyện là vì sao?

Vì họ hâm mộ thể thao hơn, có công trong việc tổ chức SEA Games, hay đơn giản vì họ là công chức? Dù vì lý do gì, thì đó có phải là bất công với công chúng - những người sẵn sàng bỏ vài trăm nghìn đồng mua lại giấy mời, để được vào sân xem khai mạc SEA Games?

Thôi thì chuyện gì cũng có 2 mặt của nó. Hàng nghìn tấm vé mời được bán ra chợ đen, nghĩa là hàng nghìn người sẽ đến, sẽ phủ kín các khán đài với cờ đỏ sao vàng, với những nụ cười tươi rói hào hứng - thứ mà truyền thông trong nước lẫn quốc tế sẽ đưa lên trang nhất trong hôm nay, về một Việt Nam yêu thể thao và hiếu khách.

Dù rằng, thực ra hàng nghìn người trên khán đài ấy, danh chính ngôn thuận là không hề được mời.

Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //