Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chủ động ngăn ngừa sớm các nguy cơ TNGT dịp cao điểm

Quách Đồng - Kiều Tuyết - 26/04/2022 | 6:45 (GTM + 7)

Trước mỗi dịp nghỉ lễ, các lực lượng chức năng từ trung ương đến địa phương đều ra quân thực hiện kế hoạch đảm bảo TTATGT. Tuy vậy, tình trạng TNGT và ùn tắc trong những dịp nghỉ lễ vẫn diễn biễn phức tạp.

Ngoại trừ những nguyên nhân khách quan về nhu cầu tham gia giao thông tăng trong các dịp nghỉ lễ, cơ quan chức năng nhận diện những nguy cơ TNGT như thế nào và đề ra giải pháp gì để phòng ngừa, giảm thiểu TNGT?

Càng gần dịp nghỉ lễ, anh Nguyễn Minh Hiếu, ở Kim Sơn, Ninh Bình lại nóng lòng muốn được về quê. Quanh năm làm ăn xa nhà, anh Hiếu muốn dành thời gian bên gia đình, hơn là cùng bạn đi du lịch như mọi năm: "Ngày nghỉ lễ đang gần đến rồi, và mọi người sẽ có nhu cầu đi lại, vui chơi, mua sắm, còn mình đã quyết định về quê nghỉ lễ cùng gia đình".

Đi du lịch, mua sắm, về quê… là sự lựa chọn của nhiều gia đình trong những dịp nghỉ lễ dài ngày khiến nhu cầu đi lại tăng cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu tham gia giao thông tăng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng TNGT.

Từ thực tế này, các lực lượng chức năng đều có kế hoạch ra quân, đảm bảo TTATGT dịp nghỉ lễ. Đại úy Nguyễn Tuấn Anh, Đội Tuyên truyền, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cho biết: "Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội đã bố trí 100% quân số có mặt tại các nút giao thông trọng điểm, kết hợp với việc tuần tra kiểm soát, để phối hợp với các lực lượng chức năng phân luồng giao thông, hạn chế tối đa việc ùn ứ và TNGT".

Tại TP.HCM, Thượng tá Nguyễn Văn Bình, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP HCM cho biết, từ ngày 15/4/2022, đơn vị đã tổ chức ra quân đảm bảo TTATGT dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, trong đó sẽ phối hợp với các lực lượng Thanh tra giao thông, thanh niên xung phong, công an các quận, huyện, thị xã để đảm bảo ATGT trên các tuyến trọng điểm, đường vành đai:

"Chúng tôi tập trung vào công tác điều tra cơ bản trên tuyến, trên lĩnh vực của lực lượng CSGT, trong đó tập trung xử lý những lỗi là nguyên nhân dẫn tới TNGT, chẳng hạn vi phạm tốc độ, vi phạm về nồng độ cồn, chất kích thích, chất ma túy, vi phạm về tải trọng, đi vào đường cấm, đường ngược chiều…", Thượng tá Nguyễn Văn Bình cho biết.

 Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Ảnh: VTV

 Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Ảnh: VTV

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Tuyên truyền, Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, qua phân tích của các năm trước và các dịp cao điểm nghỉ lễ, Cục CSGT đã ban hành kế hoạch đảm bảo TTATGT, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo ATGT trên các tuyến cao tốc, nhất là những vi phạm không giữ khoảng cách an toàn giữa các phương tiện, bởi nếu xảy ra va chạm, ngoài thiệt hại về người và tài sản, còn gây ùn tắc giao thông trên cả tuyến. 

"Trong đợt cao điểm lần này, chúng tôi sẽ quyết tâm để kiềm chế TNGT, giảm ùn tắc giao thông, nhất là tại các Thành phố lớn và các tuyến giao thông trọng điểm, tuyệt đối không để xảy ra các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên cả 3 lĩnh vực: đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa", Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh nói .

Các giải pháp đảm bảo ATGT cần hướng đến mục tiêu toàn diện, đồng bộ chứ không chỉ trông chờ các kế hoạch cao điểm.

Các giải pháp đảm bảo ATGT cần hướng đến mục tiêu toàn diện, đồng bộ chứ không chỉ trông chờ các kế hoạch cao điểm.

Thạc sĩ Vũ Anh Tuấn, Trường Đại học GTVT cũng cho rằng, các giải pháp đảm bảo ATGT cần hướng đến mục tiêu toàn diện, đồng bộ chứ không chỉ trông chờ các kế hoạch cao điểm. Cụ thể, đa phần nhu cầu đi lại hiện này được thực hiện bằng phương tiện cá nhân, trong khi xác suất xảy ra TNGT khi tham gia giao thông bằng phương tiện cơ giới cá nhân cao hơn rất nhiều so với đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là trên những cung đường dài.

Để hạn chế TNGT không chỉ trong dịp nghỉ lễ, cần sớm khắc phục bất cập nà, Thạc sĩ Vũ Anh Tuấn cho biết: "Từ trước đến giờ Chính phủ, Bộ GTVT cũng đã xác định những giải pháp trọng tâm là phải đẩy mạnh phát triển giao thông công cộng, nhưng thực tế triển khai lại chưa đạt được".

Dẫn số liệu TNGT dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2021, với 111 vụ TNGT, làm chết 58 người, bị thương 64 người, trong khi nhu cầu đi lại bị hạn chế do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết, khi những nguyên nhân dẫn tới ùn tắc và TNGT đã được nhận diện, cơ quan chức năng cần có biện pháp đồng bộ và hiệu quả hơn, chứ không phải chỉ tập trung vào những kế hoạch ra quân rầm rộ.

"Chúng ta đã nhận diện được những quy luật như vậy thì cần nghiên cứu các giải pháp đầy đủ và toàn diện hơn, cùng với việc tăng cường tuyên truyền, tăng cường các lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì những giải pháp căn cơ, bài bản hơn, ví dụ nhanh chóng ứng dụng những giải pháp quản lý về ATGT thông qua các giải pháp, công nghệ hiện đại để giám sát, thông báo, cảnh báo sớm cũng cần được tăng cường, chú trọng hơn", ông Nguyễn Văn Quyền nói.

Cần có giải pháp ngăn ngừa từ yếu tố nguy cơ, chứ không chỉ ngăn chặn, xử lý phần “ngọn” (Ảnh minh họa)

Cần có giải pháp ngăn ngừa từ yếu tố nguy cơ, chứ không chỉ ngăn chặn, xử lý phần “ngọn” (Ảnh minh họa)

Việc gia tăng nhu cầu đi lại dịp nghỉ lễ là tất yếu và “đến hẹn lại lên”. Đáng chú ý, dù cơ quan chức năng đã nhận diện những nguy cơ gây ùn tắc và TNGT, các cơ quan chức năng, các địa phương đều rầm rộ ra quân thực hiện các kế hoạch cao điểm, song TNGT vẫn liên tiếp xảy ra, cho thấy, cần có giải pháp ngăn ngừa từ yếu tố nguy cơ, chứ không chỉ ngăn chặn, xử lý phần “ngọn”.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: Quản lý nguy cơ TNGT hay “căng mình” ngăn chặn?".

TNGT trong các dịp cao điểm Lễ Tết, dù đã được kiềm chế, song vẫn không tránh khỏi những vụ việc rất đáng tiếc, gây tổn thất nặng nề. Con số vi phạm bị xử lý dù cao, cũng chưa thể phản ánh hết thực tế.

Điều này lặp đi lặp lại trong rất nhiều năm, đặt ra những câu hỏi về cách phòng ngừa tai nạn trước mỗi dịp cao điểm.

Ý thức giao thông là yếu tố không thể thay đổi trong ngắn hạn, lại càng không thể cải biến trong phạm vi một vài chiến dịch.

Những con số vi phạm bị xử lý được công bố mỗi ngày, không có nhiều giá trị thức tỉnh đối với người tham gia giao thông trong quãng thời gian mà họ đang thư giãn, thả lỏng. Và việc ngăn chặn trực tiếp các vi phạm không bao giờ là đủ so với sự gia tăng đột biến nguy cơ mất an toàn trong mỗi dịp này.

Vì thế, công tác phòng ngừa cần được làm sớm hơn và mạnh hơn, trên nhiều mặt.

Chẳng hạn, đối với các vi phạm được coi là nguyên nhân chính dẫn đến TNGT, chiến dịch xử lý, ngăn chặn cần được làm đồng loạt trong nhiều tuần trước khi cao điểm diễn ra, để gây tác động đủ lớn đến nhận thức và thói quen của nhóm người có nguy cơ cao mắc vi phạm này.

Những hội nhóm tập dượt hoặc lên kế hoạch tụ tập đua xe, cổ vũ đua xe trái phép cần được “đánh chặn” sớm, xử lý thật nghiêm và công khai rộng rãi để làm nhụt các ý định tương tự.

Các tài xế có thói quen cầm lái sau khi bia rượu cần được biết rằng, họ có thể bị kiểm tra xử lý ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, không kể trước – trong hay sau cao điểm.

Tình hình đi lại ở các đường ngang, hành lang an toàn đường sắt cần được rà soát sớm, xử lý điểm, nhắc nhở thường xuyên hơn quag hệ thống loa truyền thanh tại nút và nhiều hình thức khác, để người dân tăng sự chú ý trước khi tần suất chạy tàu tăng lên.

Những chuyến tàu, bến khách trên đường thủy cần được kiểm tra bất ngờ về việc chấp hành quy định đảm bảo an toàn trước dịp nghỉ lễ, để thức tỉnh trạng thái chủ quan.

Bên cạnh chuẩn bị về mặt nhận thức, thói quen cho người tham giao thông và các chủ thể liên quan trong hoạt động giao thông vận tải, thì rà soát về hạ tầng là điều kiện không thể thiếu. Bởi cũng điều kiện đường sá, cầu phà đó, nhưng nguy cơ sẽ rất khác khi tần suất đi lại, áp lực giao thông tăng cao.

Các nguy cơ này cần được phân tích đánh giá để có biện pháp can thiệp sớm, sửa chữa gấp rút các đoạn đường xấu, xuống cấp, cải thiện ngay các yếu tố mất an toàn, tăng cường tín hiệu cảnh báo, chứ không đợi đến hẹn mới duy tu. Và điều này quan trọng hơn rất nhiều so với những kế hoạch “trang điểm” cho công trình vào dịp Lễ.

Đối với công tác xử lý các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT, sự quyết liệt của lực lượng chức năng rất quan trọng, nhưng sẽ tốt hơn nếu huy động và tận dụng hiệu quả sự giám sát của người dân thông qua các kênh tương tác như đường dây nóng, mạng xã hội.

Vì có một thực tế là, rất nhiều vi phạm được người dân ghi nhận nhưng không biết gửi đến đâu cho nhanh nhất, trúng nhất. Có quá nhiều số điện thoại đường dây nóng được công bố khiến người dân bị “loạn”, rốt cuộc đường dây nóng thành “nguội”.

Ngoài ra, cơ quan chức năng các địa phương nên có kế hoạch sớm, huy động mạnh mẽ các lực lượng cứu hộ, sơ cấp cứu người bị nạn thường xuyên và tự nguyện trong những đợt cao điểm, sẵn sàng cho các khu vực, địa bàn phức tạp về TNGT, qua đó giảm nguy cơ tử vong và chấn thương do tai nạn.

Quản lý tốt các nguy cơ TNGT trước mỗi dịp cao điểm, thiệt hại sẽ được giảm thiểu, người dân sẽ tích cực chủ động hơn với trách nhiệm bảo vệ chính mình, và chính các lực lượng chức năng cũng sẽ nhàn hơn thay vì căng mình xử lý.

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm trước, vi phạm nồng độ cồn chiếm tới 10% tổng số vi phạm bị xử lý. Đây cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới TNGT. Giải pháp nào để ngăn ngừa sớm vi phạm này, không chỉ để ra đường mới “chặn”? Nội dung này sẽ được VOVGT tiếp tục đề cập trong bài viết tiếp theo.

Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

// //