Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bộ trưởng GTVT 'trả lại' Đề án xử lý đường ngang, lối đi tự mở

Phóng viên - 03/10/2018 | 9:34 (GTM + 7)

Bộ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Văn Thể đã “trả lại” bản Đề án “Xử lý các vị trí đường ngang, lối đi tự mở đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường sắt quốc gia".

Từ năm 2005-2017, số vụ tai nạn xảy ra trên các lối đi tự mở và đường ngang chiếm gần 60% tổng số vụ TNGT đường sắt, trong đó tai nạn xảy ra trên lối đi tự mở chiếm trên 42%

Giải pháp đã có nhưng địa phương không thực hiện

Ông Vũ Quang Khôi, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, hiện Cục Đường sắt đã phối hợp với Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (VNR) hoàn thiện Đề án “Xử lý các vị trí đường ngang, lối đi tự mở đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường sắt quốc gia” cho giai đoạn từ nay đến năm 2025 đảm bảo mục tiêu xoá toàn bộ các lối đi tự mở hiện có.

Báo cáo của Cục Đường sắt nêu rõ, hiện trên các tuyến đường sắt quốc gia hiện nay có 4.160 lối đi tự mở và 1.514 đường ngang các loại.

Từ năm 2005-2017, số vụ tai nạn xảy ra trên các lối đi tự mở và đường ngang chiếm gần 60% tổng số vụ TNGT đường sắt, trong đó tai nạn xảy ra trên lối đi tự mở chiếm trên 42%.

Vì vậy, mục tiêu của Đề án là nhằm rà soát các lối đi tự mở, đường ngang nguy hiểm để đưa ra các biện pháp tổng thể nhằm thu hẹp, tiến tới xóa bỏ lối đi tự mở, vị trí đường sắt chuyên dùng giao với đường sắt quốc gia; cải tạo, nâng cấp đường ngang trên đường sắt quốc gia và xác định lộ trình thực hiện.

Đề án cũng đưa ra 7 nhóm giải pháp, trong đó có các biện pháp như: Xây dựng hàng rào, đường gom và các công trình phụ trợ như: Đường ngang, cầu vượt, hầm chui để giảm 2.078 lối đi tự mở.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để thực hiện được các giải pháp này, cần phải có nguồn kinh phí và đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương.

Theo ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng giám đốc VNR, trên thực tế để đảm bảo ATGT đường sắt, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1856/QĐ-TTg từ năm 2007 và sau này thay thế bằng Quyết định 994 năm 2014 để lập lại hàng lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đều có các giải pháp căn cơ, tuy nhiên vốn ngân sách bố trí khá hạn hẹp.

Dẫn chứng rõ hơn, ông Đặng Sỹ Mạnh, Phó Tổng giám đốc VNR cho hay: “Toàn bộ những giải pháp đã nêu chúng ta đều làm nhưng qua địa phương bị xoá bỏ đi gần hết. Giải pháp trong Đề án nêu là làm đường gom, hàng rào… nhưng vấn đề ở đây là việc duy tu, bảo dưỡng kinh phí rất lớn nên nhiều địa phương không làm”.

“Cốt lõi nhất là chính quyền địa phương nhưng trên thực tế chưa có địa phương nào chịu trách nhiệm khi xảy ra tai nạn đường sắt. Thậm chí, có địa phương còn trả lời chưa biết Quy chế phối hợp giữa Bộ GTVT với các tỉnh từ năm 2013. Ngay ở Hà Nội còn có công trình xâm phạm hành lang an toàn đường sắt nhưng gần 2 năm rồi chưa thu hồi được”, ông Đặng Sỹ Mạnh nói.

Phải phân loại đúng để ứng xử hiệu quả

Phụ trách về đường sắt, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhận định, Đề án do Cục Đường sắt đưa ra vẫn chưa hoàn thiện. Bởi mục tiêu việc lập Đề án không chỉ đưa ra các giải pháp bảo đảm ATGT đường sắt đến năm 2020 mà còn phải tiến tới hạn chế, không phát sinh và xóa bỏ đường ngang dân sinh, xây dựng các đường ngang có quản lý.

“Trách nhiệm trong việc quản lý hành lang đang có vấn đề từ hệ thống quản lý. Vai trò của VNR trong việc quản lý hạ tầng và trách nhiệm của lực lượng thanh tra như thế nào để không phát sinh thêm lối đi tự mở. Còn về Quy chế phối hợp với địa phương như thực trạng VNR vừa nêu, chúng ta đã làm rồi nhưng đến giờ phải nhận định lại là có cần Quy chế này hay không, Quy chế có hiệu quả hay không? Bởi địa phương phải “ngấm” quy định pháp luật thì mới thực hiện tốt được”, Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cũng yêu cầu trong quá trình tổ chức thực hiện phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan Trung ương, địa phương; gắn chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời phải có phương án bố trí vốn, lộ trình thực hiện hợp lý.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhìn nhận, mặc dù Đề án đã được Cục Đường sắt xây dựng khá chi tiết, tuy nhiên 7 giải pháp đưa ra không mới và không triệt để. Theo Bộ trưởng, muốn đưa ra được giải pháp thì Cục Đường sắt phải phân loại rõ để đưa ra được cách ứng xử cho từng loại.

Cụ thể, Bộ trưởng gợi ý, với các giao cắt đường bộ - đường sắt mà ô tô qua lại nhiều, cần coi đây là đối tượng đặc biệt để có giải pháp đặc biệt vì tai nạn tàu va ô tô thường để lại hậu quả rất nặng nề. Ngoài biển báo giao thông, tại đây cần lắp các thiết bị cảnh báo khác như: Đèn tín hiệu, chuông, làm gờ giảm tốc; thậm chí xây dựng mô hình tự quản cảnh giới an toàn.

Tương tự, với giao cắt mà xe gắn máy qua được và lối đi chủ yếu cho người đi bộ lại có các giải pháp phù hợp. Trong đó, chú trọng giải pháp làm hàng rào, đường gom. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ; lắp đặt camera giám sát.

Bên cạnh đó, cần đưa vào Đề án giải pháp tăng cường thực hiện và xử lý trách nhiệm của các chủ thể liên quan, kể cả cơ quan quản lý Nhà nước; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, đặc biệt với chính quyền địa phương cấp phường, xã, thôn ấp.

“Yêu cầu Cục Đường sắt tiếp thu toàn bộ ý kiến, trong tháng 10 hoàn thành xong Đề án này trình lên Bộ trưởng. Tháng 12, Bộ sẽ xin chủ trương của Chính phủ. Đề án có ý nghĩa xã hội rất lớn nên tôi đề nghị các đồng trí tập trung trí tuệ làm Đề án khả thi để khi đưa vào thực hiện mang lại hiệu quả cao”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trước đó, tại Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2018 diễn ra ngày 5/7/2018, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình nhấn mạnh “dứt khoát phải xoá sổ đường ngang” bởi số lượng lớn đường ngang bất hợp pháp cùng với ý thức của người tham gia giao thông không tốt đã gây ra các vụ tai nạn đường sắt liên tiếp trong tháng 5/2018.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương xây dựng Đề án “Bảo đảm trật tự hành lang ATGT và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt” trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Về kinh phí, Phó Thủ tướng cũng lưu ý không chỉ sử dụng nguồn Quỹ Bảo trì đường bộ để xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT mà trong ăn 2019 cần tính toán để lại phần lớn tiền xử phạt vi phạm giao thông cho địa phương để xử lý điểm đen và hộ lan cho đường sắt.

Tags:
Ý kiến của bạn
Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên: Lỡ hẹn về đích 30/6 vì vướng mặt bằng

Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên: Lỡ hẹn về đích 30/6 vì vướng mặt bằng

Đến nay dù cho 7/8 gói thầu thuộc Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (QL19) đã cơ bản hoàn thành khối lượng theo hợp đồng, tuy nhiên hiện gói thầu XL01 vẫn còn vướng mặt bằng, điều kiện thi công đèo dốc đang khiến nhà thầu gặp nhiều trở ngại.

Mức lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024

Mức lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024

Từ ngày 1/7/2024, Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng 6%. Nhiều người lao động lo lắng giá cả hàng hóa cũng sẽ “nối gót” tăng theo tiền lương.

Tù mù thiệt hại

Tù mù thiệt hại

Thiệt hại do ngập lụt tại các đô thị không chỉ thể hiện trên việc xuống cấp của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, mà cả trên mọi mặt đời sống, từ giao thông, đi lại, bệnh tật và chất lượng cuộc sống.

Giá cước vận tải đường biển tăng vọt cảnh báo thương mại toàn cầu

Giá cước vận tải đường biển tăng vọt cảnh báo thương mại toàn cầu

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh mùa cao điểm vận chuyển đã cận kề, những khủng hoảng gần đây của ngành vận tải biển còn gây mối lo ngại làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm tra các ngân hàng lãi suất cao

Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm tra các ngân hàng lãi suất cao

NHNN đề nghị các ngân hàng để lãi suất cao phải nghiêm túc chấn chỉnh, đồng thời, cơ quan thanh tra NHNN phải vào cuộc kiểm tra, phân tích hiện tượng này.

Nơm nớp sống trong nhà trọ thiếu PCCC

Nơm nớp sống trong nhà trọ thiếu PCCC

Thời gian qua, ở Hà Nội liên tục xảy ra những vụ cháy gây thiệt hại nặng về tính mạng và tài sản của người dân. Điều đáng nói, nhiều công trình nhà ở cho thuê hay còn gọi là nhà trọ nằm trong các khu dân cư, sâu ngõ nhỏ, khiến lực lượng chức năng khó tiếp cận khi xảy ra sự cố.

Thấp thỏm vỉa hè qua công trường

Thấp thỏm vỉa hè qua công trường

Có thể dễ dàng nhận thấy, thấp thỏm và bất an là tâm trạng của đa số người đi bộ qua những đoạn vỉa hè nơi có công trình xây dựng nhà cao tầng.

// //