Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị gấp rút triển khai phương án ứng phó bão số 5

Phóng viên - 17/09/2020 | 10:23 (GTM + 7)

Bộ GTVT vừa có Công điện khẩn số 19/CĐ-BGTVT gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ về ứng phó cơn bão số 5 trên biển Đông.

Tàu thuyền neo đậu, trú tránh bão tại âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) - Ảnh: Tiền Phong
Tàu thuyền neo đậu, trú tránh bão tại âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) - Ảnh: Tiền Phong

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 5 và mưa lũ diễn biến phức tạp, khó lường trong những ngày tới, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu, Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải hướng dẫn tàu thuyền khi rời cảng biết thông tin và hướng di chuyển của bão để các tàu, thuyền khi hành trình trên biển biết, điều chỉnh hướng đi phù hợp đảm bảo an toàn hàng hải. Hướng dẫn tàu thuyền vào khu neo đậu an toàn và thường xuyên cập nhật, báo cáo số lượng tàu thuyền đang neo đậu tại các Cảng biển, vùng nước quanh các đảo về Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT – TKCN Bộ GTVT; Chỉ đạo Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam điều động các tàu SAR đến chốt ở các vị trí dự kiến có khả năng bị ảnh hưởng lớn nhất của bão và chuẩn bị sẵn sàng tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các đơn vị chủ động thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ, các công trình thoát nước luôn thông thoát, hệ thống báo hiệu đầy đủ, rõ ràng. Công tác khắc phục hậu quả mưa, lũ và đảm bảo giao thông thông suốt, phải đảm bảo an toàn cho người, thiết bị thi công, cho các hạng mục công trình; cần đặc biệt chú ý các hạng mục thi công dưới nước, các công trình ở miền núi hay có lũ quét đột xuất; Tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực để chủ động khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra trên các tuyến quốc lộ. Kiểm tra mức độ hư hỏng tại các bến phà, cầu phao, các khu vực đường xung yếu, các cầu yếu… để kịp thời sửa chữa, khắc phục đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian nhanh nhất.

"Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo Cục Quản lý đường bộ II, III và IV chủ trì, phối hợp với các Sở Giao thông vận tải, các lực lượng chức năng của địa phương tổ chức trực, phân luồng giao thông, cử người canh gác, cắm phao tiêu, rào chắn, báo hiệu ở những vị trí bị ngập nước, ngầm tràn, đoạn đường bị đứt, đoạn đường bị sạt lở… kiên quyết không cho phép người và phương tiện đi vào những vị trí này, nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông cho người, phương tiện trên các tuyến quốc lộ", công điện nêu rõ.

Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm ngặt chế độ tuần tra, chốt gác các công trình, vị trí xung yếu, khu vực trọng điểm như: Cầu, đường yếu, dễ bị ngập nước; khu vực hay xảy ra lũ quét, các đọan đường đèo dốc, đá rơi, đất sụt, các khu vực đường sắt ở phía hạ lưu đê, đập thuỷ lợi, hồ chứa nước...; Chỉ đạo các đơn vị chủ động tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực khắc phục hậu quả mưa, lũ và đảm bảo giao thông thông suốt, phải đảm bảo an toàn cho người, thiết bị thi công, cho các hạng mục công trình; cần đặc biệt chú ý các công trình ở miền núi hay có lũ đột xuất.

Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam đôn đốc các đơn vị Quản lý đường thuỷ nội địa kịp thời sửa chữa, bổ sung phao tiêu, biển báo bị hư hỏng do bão, lũ gây ra; kiểm kê, rà soát phương tiện phục vụ công tác PCTT và TKCN như tàu, thuyền, ca nô, phao, bè, cọc neo, trụ neo và phao neo, đảm bảo sẵn sàng ứng cứu; Chỉ đạo các đơn vị tổ chức điều tiết hướng dẫn đảm bảo giao thông, chống va trôi cho các cầu trong và sau bão, lũ ở những vị trí trọng yếu trên các tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia.

Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các hãng Hàng không, Công ty Bay dịch vụ hàng không theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để điều chỉnh kế hoạch hoặc thay đổi lịch bay cho phù hợp và đảm bảo an toàn tuyệt đối, đối với hoạt động bay. Chủ động phòng, chống, rà soát thống kê các trang thiết bị, chằng néo, neo đậu tàu bay tại cảng hàng không, đảm bảo công tác bay an toàn trong mọi tình huống và có biện pháp bảo vệ các công trình nhà ga, kho hàng…để hạn chế thiệt hại do bão gây ra.

Bộ GTVT cũng yêu cầu các Sở Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, Cục Quản lý đường bộ và các đơn vị Quản lý và sữa chữa đường bộ, đường sắt… tiến hành khắc phục sự cố do mưa, lũ gây ra tiến hành phân luồng, đảm bảo giao thông khắc phục hậu quả bước 1 trên các quốc lộ ủy thác và đường địa phương, phối hợp điều hành việc vận tải, tăng bo hành khách và hàng hoá… ngay khi lũ rút.

Tags:
Ý kiến của bạn
Tự sự của đêm: Bình thản nhìn mây trôi

Tự sự của đêm: Bình thản nhìn mây trôi

Bất chợt, tôi nhớ đến một người quen từng bị cuộc đời làm cho bầm dập, nhưng trong câu chuyện cuộc đời anh chưa từng oán trách hay đổ lỗi cho bất kỳ ai.

Cà phê, trà có giúp tỉnh táo khi lái xe đường trường ban đêm?

Cà phê, trà có giúp tỉnh táo khi lái xe đường trường ban đêm?

Cuộc sống khiến chúng ta phải chạy đua với thời gian, di chuyển qua nhiều múi giờ, chuyển ca - kíp liên tục khiến giấc ngủ lý tưởng từ 21 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau đều đảo lộn. Để tỉnh táo làm việc ta cần thêm nhiều thức uống như: cà phê, trà để chống chọi từng cơn buồn ngủ.

Gỡ rào chắn đường Âu Cơ – Nghi Tàm, rộng chỗ này nhưng lo “thắt” chỗ kia

Gỡ rào chắn đường Âu Cơ – Nghi Tàm, rộng chỗ này nhưng lo “thắt” chỗ kia

Hiện nay, đoạn đường từ khách sạn Thắng Lợi (đường Yên Phụ) đến đầu đường Xuân Diệu dài khoảng 260m, nằm trong dự án mở rộng đường Âu Cơ – Nghi Tàm (Hà Nội) đã tháo dỡ toàn bộ rào, di dời máy móc thi công, lòng đường tại đoạn này rộng từ hơn 16m đến khoảng 21m.

“Bí ẩn cuộc sống...”

“Bí ẩn cuộc sống...”

Cứ đến chớm hè là khắp nơi từ quán trà đá vỉa hè tới mạng xã hội, người ta lại bàn tán, kháo nhau về chuyện “bỗng dưng” hóa đơn tiền điện nhà mình đột nhiên tăng mạnh, có khi gấp hai, gấp ba lần tháng trước, mà nhu cầu sử dụng hầu như không thay đổi?...

Quản lý hay Công nghệ giúp vận hành hiệu quả đường sắt đô thị

Quản lý hay Công nghệ giúp vận hành hiệu quả đường sắt đô thị

Việt Nam sắp đưa vào vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sau hàng chục năm xây dựng. Singapore được biết đến là quốc gia có hệ thống giao thông công cộng hiện đại, hiệu quả hàng đầu ở khu vực châu Á. Kinh nghiệm nào của Singapore có thể áp dụng tại Việt Nam.

Người lan tỏa mô hình Con tôm “ôm” Cây lúa

Người lan tỏa mô hình Con tôm “ôm” Cây lúa

Xâm nhập mặn ngày càng gay gắt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt của bà con nông dân ven biển vùng ĐBSCL. Đồng cảm với khó khăn này, anh Huỳnh Chí Phương, Giám đốc Công ty Gạo Tôm ở An Giang đã mày mò nghiên cứu và quyết định lan tỏa mô hình lúa tôm thân thiện môi trường.

Lúa gạo chất lượng cao xu thế mới của thị trường

Lúa gạo chất lượng cao xu thế mới của thị trường

Mặc dù có thế mạnh về xuất khẩu gạo, thế nhưng, với những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước, nông dân và doanh nghiệp nước ta cũng cần chủ động bắt nhịp, thay đổi phương thức sản xuất phù hợp, tạo ra sản phẩm chất lượng cao vừa giảm chi phí và thân thiện với môi trường.

// //