Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bao giờ hết quy hoạch treo, dự án treo làm khổ dân?

Phóng viên - 26/11/2020 | 13:34 (GTM + 7)

Việc xử lý, xóa bỏ các dự án thiếu khả thi không chỉ giúp đất đai được sử dụng hiệu quả hơn mà còn giúp trả lại quyền lợi hợp pháp về đất đai cho người dân. Song, để không còn cảnh quy hoạch treo, dự án treo, thiết nghĩ cần rà soát, nghiên cứu quy hoạch m

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

TPHCM quy hoạch dự án khu phức hợp Đầm Sen rộng 5,4ha. Ảnh: Phụ nữ Online

Từ khi TP.HCM quy hoạch dự án khu phức hợp Đầm Sen rộng 5,4ha, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn. Đây là một trong 108 dự án “treo” nhiều năm, vừa được UBND thành phố yêu cầu địa phương công bố công khai việc điều chỉnh, hủy bỏ do không thực hiện đúng kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

Sống trong khu quy hoạch treo, trên đường Hòa Bình, phường 3, quận 11, một người dân đã 70 tuổi ngán ngẩm phản ánh với phóng viên:

- Nhà của mình vướng quy hoạch lâu chưa?

- Từ năm 1992 đến hôm nay là mấy chục năm rồi.

- Khu mình là quy hoạch gì ạ?

- Nó treo hòai. Đầu tiên là Đầm Sen định lấy khu này mở rộng. Sau đó Đầm Sen bỏ thì tập đoàn của Bình Chánh nhảy vô. Rồi một thời gian tập đoàn gì của quốc tế gì đó, rồi cũng không thấy gì hết.

- Gia đình gặp khó khăn như thế nào?

- Nó nằm trong khu quy hoạch thì coi như nhà nước không cho mình xây dựng. Chỉ cho mình làm chống dột thì được, không cho xây kiên cố nên cứ để tạm vậy ở. Buôn bán, mua gì cũng không được.

Không được chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà ở, cũng như được cấp sổ hồng khiến những căn nhà tạm bợ, chấp vá, cũ kỹ. Và vì không có sổ hồng nên người dân không được cấp phép sản xuất kinh doanh, không được thế chấp vay vốn ngân hàng để làm ăn. Đó là thực trạng bức xúc của rất nhiều hộ dân có đất nằm trong các khu quy hoạch “treo”, dự án “treo”.

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM, nguyên nhân các dự án bị “treo” là những thay đổi của các văn bản pháp luật như Luật đấu thầu, Luật đầu tư công khiến dự án vẫn chưa tìm được nhà đầu tư hoặc chuyển đổi sang hình thức, mục đích sử dụng đất khác. Ngoài ra, còn do thay đổi quy hoạch, lộ giới hẻm trên địa bàn; do thiếu vốn, khó khăn giải phóng mặt bằng...

Tuy là quy hoạch phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội của thành phố nhưng trước mắt cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Do đó, các Sở, ngành cũng đã triển khai nhiều giải pháp, để hỗ trợ người dân.

"UBND TP đã giao 3 Sở để phối hợp và trình hướng dẫn cho 24 quận/huyện, đặc biệt là người dân có đất trong khu vực này. Ủy ban đã có thông báo 438, trong đó có 3 nội dung lớn để hướng dẫn cho người dân. Một là, mặc dù đất quy hoạch là đất hỗn hợp, dân cừ xây dựng mới nhưng có nhu cầu phát triển nhà ở trong toàn ngành, trong đó có Ngành xây dựng quản lý.

Thứ hai, xác định vị trí đất ở trong đất hỗn hợp, đất dân cư xây dựng mới trong quy hoạch phân khu của Ngành quy hoạch kiến trúc. Thứ ba, việc xác định phù hợp quy hoạch trong quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch của Ngành TN&MT, để người dân thực hiện việc chuyển mục đích đất ở của mình".

Cuộc sống tạm bợ của người dân ở một khu quy hoạch treo tại P.3 (Q.11, TP.HCM)
Cuộc sống tạm bợ của người dân ở một khu quy hoạch treo tại P.3 (Q.11, TP.HCM). Ảnh: Thanh niên

Để giải quyết quy hoạch “treo”, dự án “treo”, theo Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, thành phố cần rà soát, phân loại dự án gồm không khả thi hoặc chưa cấp thiết triển khai. Với những quy hoạch sai lầm ngay từ đầu hoặc không mang tính khả thi và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân thì nên xóa bỏ. Sau khi xóa bỏ, thành phố nên tiến hành ngay một quy hoạch, chỉnh trang những khu dân cư hiện hữu. Chẳng hạn cho phép người dân cải tạo, sửa chữa nhưng vẫn nằm trong định hướng quy hoạch chung của thành phố. Riêng một số dự án “treo” nhưng do tính cấp thiết cần phải giữ lại để tìm phương án tháo gỡ.

"Bây giờ sau khi rà soát lại, mình có thể giữ lại những quy hoạch mang tính phục vụ an sinh xã hội và hạ tầng kết nối mang tính khu vực quan trọng. Ví dụ 1 tuyến đường vành đai, chưa có tiền thì chưa làm nhưng trước sau gì cũng phải làm. Tôi cho rằng đây là dạng quy hoạch treo cần thiết.

Bên cạnh đó, phải đưa ra được lộ trình sẽ giải quyết vấn đề về cơ sở pháp lý, nguồn vốn đầu tư và có đề xuất như thế nào để xử lý, nhằm sớm xử lý các khu quy hoạch treo".

Bên cạnh việc tháo gỡ vướng mắc cho các dự án “treo”, để công tác triển khai, giám sát này chặt chẽ hơn, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cũng đề nghị giao nhiệm vụ cụ thể cho 1 phó chủ tịch UBND cấp thành phố chịu trách nhiệm. Vì quy hoạch treo, dự án thuộc trách nhiệm liên Sở. Do đó nên giao cho UBND cấp thành phố để có cơ sở truy trách nhiệm về các vấn đề quy hoạch “treo”, dự án “treo”.

Cũng liên quan đến quy hoạch “treo”, dự án “treo”, mới đây tại buổi chất vấn của Quốc Hội, Bộ trưởng Bộ xây dựng Phạm Hồng Hà khẳng định: Hiện các tỉnh, thành như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng vẫn có hàng trăm dự án, quy hoạch treo. Để đảm bảo quyền lợi của người dân, Luật Xây dựng sửa đổi đã cho phép người dân có thể được cấp phép cải tạo, xây dựng nhà ở có thời hạn, nếu dự án sau 3 năm vẫn không thực hiện. Thậm chí, nếu trong thời hạn này, quy hoạch vẫn không thực hiện được thì người dân vẫn tiếp tục được thực hiện giấy phép đã được cấp.

Như vậy, việc TP.HCM thu hồi 180 dự án là dựa vào kết quả rà soát hơn 2.800 dự án đã đưa vào kế hoạch sử dụng đất từ năm 2015 đến năm 2018 cho thấy động thái tích cực của thành phố. Tuy nhiên, ngoài 180 dự án trên, còn rất nhiều dự án khác chậm tiến độ kéo dài hàng chục năm. Người dân khốn khổ vẫn đang mong chờ được chính quyền công khai xóa dự án "treo", trả lại cuộc sống an dân.

"Tôi yêu cầu thành phố có chủ trương giải tỏa thì làm gấp, còn không thì bỏ giải tỏa đi để người dân ổn định cuộc sống".

"Bây giờ tôi mong muốn thành phố, một là làm, hai là quy hoạch treo thì để cho người dân được thoải mái cho tôi xây nhà, khi nào quy hoạch thì bồi thường".

"Tháo gỡ quy hoạch này thì dân chúng ở đây người ta rất hoan nghênh. Có một cuộc họp để thông báo cho người dân biết, người ta mới yên tâm".

Nhiều khu vực được quy hoạch nhưng nhiều năm không thực hiện gây lãng phí tài nguyên đất đai
Nhiều khu vực được quy hoạch nhưng nhiều năm không thực hiện gây lãng phí tài nguyên đất đai. Ảnh: Thanh niên

Việc xử lý, xóa bỏ các dự án thiếu khả thi không chỉ giúp đất đai được sử dụng hiệu quả hơn mà còn giúp trả lại quyền lợi hợp pháp về đất đai cho người dân. Song, để không còn cảnh quy hoạch treo, dự án treo, thiết nghĩ thành phố cần rà soát, nghiên cứu quy hoạch một cách khoa học hơn để tránh gây lãng phí tài nguyên đất. 

Mời quý vị và các bạn đến với góc nhìn này của VOVGT qua bài bình luận với nhan đề: TP Hồ Chí Minh: Bao giờ hết quy hoạch treo, dự án treo làm khổ dân”.

Có là người dân sống trong vùng quy hoạch treo mới thấm thía nỗi vất vả thậm chí là cay đắng khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai là nơi ở của chính mình. Họ không thể mua bán, sang nhượng đã đành mà đôi khi cảm thấy mình như công dân” hạng hai” ngay tại nơi mình sinh sống.

Đất đai bị treo không làm được nhà ở hợp pháp, hộ khẩu thường trú làm cũng khó khăn; lắp đặt điện nước đôi khi cũng bị làm khó. Chuyện con cái học hành và thực hiện các quyền lợi nghĩa vụ công dân dường như bị hạn chế.

Điều đáng nói hơn, nhiều hộ dân bấy lâu nay sản xuất, canh tác ổn định, sống nhờ đất, khấm khá cũng nhờ đất nhưng quy hoạch triền miên khiến không thể tính toán căn cơ lâu dài; có vùng đất bỏ hoang hàng chục năm. Đời sống của người dân vùng quy hoạch vì vậy luôn bất an, không ổn định và mỏi mòn chờ đợi.

Hiểu rõ tác động của quy hoạch treo gây nhiều hệ lụy, đẩy cuộc sống của nhiều người lâm cảnh khốn khó, các hướng dẫn thực hiện luật đất đai, luật xây dựng cũng đã quy định, đối với các dự án quy hoạch nếu quá 3 năm không triển khai nếu không chỉnh sửa, công bố lại thì phải thu hồi và trả lại các quyền lợi hợp pháp cho chủ sở hữu.

Lý thuyết là vậy nhưng trên thực tế tại TP.HCM nói riêng và ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước nói chung, vấn đề thu hồi hay công bố bãi bỏ quy hoạch là một trở ngại không dễ thực hiện. Sở, ngành đùn đẩy cho địa phương và ngược lại. Nhiều dự án vì thế nói là bỏ quy hoạch nhưng còn lâu người dân mới thực hiện được quyền lợi của mình trên mảnh đất mình đang sở hữu.

Mới đây, UBND TP.HCM đã có công văn khẩn gửi các Sở Tài nguyên môi trường, Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng và các quận, huyện, yêu cầu hủy bỏ 108 dự án với gần 500 ha đất do không triển khai theo phương án đã được duyệt. Đây được xem là động thái quyết liệt của thành phố nhằm “nói không” với dự án quy hoạch treo đang làm khổ dân.

Tuy nhiên, theo nhận xét của nhiều người việc làm này cũng chẳng thấm là bao so với hàng ngàn dự án mà thành phố đã đưa vào kế hoạch sử dụng đất nhưng không biết đến bao giờ mới triển khai.

Rõ ràng để phát triển đô thị, tạo ra quỹ đất ổn định để phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là đường sá, các công trình phục vụ công ích, công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hợp lý, khoa học, có tầm nhìn luôn đặt ra cho việc quản trị nhà nước ở mỗi địa phương. Từ đó giúp cho việc triển khai các dự án công trình sau này không bị vướng do giải phóng mặt bằng, trong đó có việc ép giá đền bù giải tỏa. Tuy nhiên không chỉ vì lý do như vậy mà bỏ quên quyền lợi hợp pháp của người dân có đất.

Vì vậy bản thân các đơn vị tham mưu như tài nguyên môi trường, kiến trúc, xây dựng, đô thị phải thường xuyên rà sát, đánh giá; có báo cáo cụ thể, chi tiết của từng dự án hàng năm. Trên cơ sở đó kiến nghị cấp thẩm quyền chỉnh sửa, công bố cho phù hợp.

Dự án dù có xóa treo hoặc vẫn duy trì cũng phải được công khai hàng năm để dân biết; dân giám sát; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân trong vùng dự án ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, cần kiên quyết thu hồi đối với các dự án mà chủ đầu tư” chây ì”, không hợp tác; nhận đất theo kiểu “xí phần” rồi tìm cơ hội bán lại dự án.

“An cư mới lạc nghiệp” người xưa đã từng dạy. Người dân nào cũng mong muốn điều này. Vấn đề lúc này là các cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm xắn tay cùng với người dân vùng dự án, giải quyết các nút thắt để khai phóng nguồn lực đất đai, không để đất bị hoang hóa, lãng phí.

 Tránh để người dân vùng dự án mòn mỏi chờ đợi không biết đến bao giờ dự án mới hết treo./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội và những 'dòng sông chết'

Hà Nội và những "dòng sông chết"

Nếu tính trên toàn bộ địa bàn Hà Nội, hiện chúng ta đang "sở hữu" 7 dòng sông lớn nhỏ khác nhau. Trong đó chảy qua địa bàn nội thành có các sông như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... Thế nhưng điều đáng nói, trong 4 con sông vừa kể tên, 3 trong số chúng đã... chết, đúng theo nghĩa đen

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Hiện dự án đầu tư hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang trong quá trình thi công. Thực tế tình hình giao thông tại đây như thế nào? VOV Giao thông đã có dịp trò chuyện với những người tham gia giao thông thường xuyên di chuyển qua khu vực này.

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 90% người dân trên cả nước tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT). Khi nâng mức đóng BHYT của hơn 93 triệu người thì không chỉ cần tăng mức hưởng mà còn cần tăng cả khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được BHYT chi trả.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, trong tuần giao dịch vừa qua (18 - 22/3), thị trường hàng hóa biến động mạnh. Điều này thể hiện qua sự phân hóa, giằng co rõ rệt trên diễn biến giá của các mặt hàng.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Tính đến tuần cuối tháng 3, mức lãi tiết kiệm 5%/năm đã chính thức biến mất khỏi dải lãi suất các ngân hàng quốc doanh.

// //