Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vi phạm trật tự ATGT trên cao tốc: Vì sao 'nhờn' luật?

Phóng viên - 19/02/2019 | 9:51 (GTM + 7)

VOVGT - Mặc dù chế tài xử phạt vi phạm TTATGT trên cao tốc không hề nhẹ, nhưng thời gian qua những hành vi tiềm ẩn nguy cơ xẩy ra TNGT rất cao...

Vẫn còn rất nhiều trường hợp vi phạm TTATGT trên cao tốc (Ảnh: Zing)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mặc dù chế tài xử phạt các vi phạm TTATGT trên cao tốc không hề nhẹ, tuy nhiên thời gian qua những hành vi tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT rất cao như: đi ngược chiều, đi lùi, dừng đỗ tùy tiện trên cao tốc vẫn diễn ra khá thường xuyên.

Đặc biệt, vụ việc một gia đình dừng đỗ ăn uống trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai bị lực lượng chức năng xử lý chưa kịp lắng xuống, mới đây mạng xã hội tiếp tục ghi nhận 2 trường hợp tương tự khi các tài xế vô tư dừng xe, tổ chức ăn uống trên đường cao tốc khiến người tham gia giao thông tỏ ra rất bất bình:

“Cái này hoàn toàn lên án vì phương tiện thông tin đại chúng cập nhật rất là nhiều, trên mạng rất là nhiều, tôi nghĩ mọi người nên ý thức và ý thức là quan trọng nhất, mọi người không nên làm những việc như xả rác, nghe điện thoại và tổ chức ăn uống như một tài xế ở Thanh Hóa trên đường cao tốc Nội Bài – Lao Cai”.

“Các tài xế bây giờ phần đa coi thường tính mạng của người khác, đi đứng không tuân thủ biển báo trên đường cao tốc. Hình thức cảnh báo mới chỉ phạt hành chính nhẹ mà không hướng dẫn cho họ thấy họ sai ở đâu, làm sao sai và sai như thế nào”.

“Những người đi lùi trên đường cao tốc hay đi ngược chiều là tại tính ích kỷ của họ thôi, ví dụ chạy thêm chút xíu rồi quay trở lại thì mất thời gian của họ”.

Phân tích tình trạng vi phạm của người tham gia giao thông, thượng tá Nguyễn Quang Nhật, trưởng phòng tuyên truyền, Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người tham gia giao thông vi phạm quy tắc khi tham gia giao thông trên cao tốc xuất phát từ quá trình đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Thậm chí không ít trường hợp không được truyền tải đầy đủ những kiến thức này. Đề cập cụ thể tình trạng dừng xe ăn uống trên làn khẩn cấp của các tuyến cao tốc, cũng như việc đi lùi, đi ngược chiều, thượng tá Nguyễn Quang Nhật cho rằng xuất phát từ ý thức của người lái xe:

“Bản thân ý thức của người lái xe, người điều khiển phương tiện và những người tham gia giao thông cùng là không có ý thức. Anh tùy tiện dừng đỗ trên đường cao tốc, rồi còn tổ chức ăn uống nữa, mà anh không nhận thức được đó là hành vi vô cùng nguy hiểm bơit vì nếu chỉ có một phương tiện không làm chủ được tốc độ, không giữ được khoảng cách mà lao vào thì hậu quả xảy ra vô cùng nghiêm trọng”.

Ông Trần Ngọc Sơn, Chánh Văn phòng Ban ATGT Lào Cai thì cho rằng, tình trạng nhờn luật của một số người tham gia giao thông xuất phát từ việc xử lý của lực lượng chức năng không nghiêm, hình thành thói quen tùy tiện của người tham gia giao thông trên cao tốc.

Để ngăn chặn những hành vi trên cao tốc, trước hết cần siết chặt khâu đào tạo, cấp giấy phép lái xe...(Ảnh: Lao động)

Dẫn chứng cụ thể, ông Sơn cho biết, lực lượng chức năng Lào Cai vừa xử lý một chiếc xe tải chở quá tải trọng hơn 200%, khi xe có tải trọng 52 tấn nhưng chở đến 110 tấn. Điều đáng nói là chiếc xe này xuất phát từ cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ, đi qua cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đến địa phận Lào Cai mới bị xử lý. Ông Sơn khẳng định, khó có thể nói lực lượng chức năng không biết để xử lý:

“Tất cả anh em tuần tra trên đường không biết nó quá tải à. Bởi vì xe trên đó tốc độ 80 cận trên và 60 cận dưới, nhưng bây giờ nó đi có 40km thôi mà trông nó lặc lè như thế mà không phát hiện quá tải à? Đấy phải nói là người thực thi công vụ đang có vấn đề”.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, để ngăn chặn những hành vi vi phạm trên cao tốc, trước hết cần siết chặt khâu đào tạo, cấp giấy phép lái xe. Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Quang- Trường ĐH Twente, Hà Lan cũng cho rằng, kinh nghiệm kéo giảm tai nạn giao thông của Hà Lan là thắt chặt quy trình cấp giấy phép lái xe. Tất cả các lái xe ở các quốc gia khác mặc dù được cấp bằng lái xe quốc tế nhưng đều phải đào tạo lại mới được phép điều khiển phương tiện tại Hà Lan:

“Ở Hà Lan họ đào tạo lái xe rất kỹ, ngặt nghèo lắm, thực thi luật pháp nghiêm túc, khi mà vi phạm, hệ thống camera người ta thu và người ta gửi giấy phạt tới tận nhà. Cái quan trọng là đào tạo kĩ và nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông. Bản thân ý thức của người dân đã cao rồi và hệ thống giao thông đã hoàn thiện, người ta đã đặt hết tình huống và người dân gần như không thể vi phạm được”.

Ông Bùi Đình Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam cho biết, năm 2018, riêng trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát hiện 1.310 trường hơp người điều khiển phương tiện vi phạm. Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình phát hiện 4.177 trường hợp vi phạm. Tình trạng xe chạy ngược chiều, đi lùi, dừng đỗ đón trả khách không đúng nơi quy định vẫn diễn ra phổ biến và đây cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến TNGT trên cao tốc. Từ thực tế này, ông Tuấn kiến nghị:

“Cần tăng nặng hình thức xử phạt với các đối tượng vi phạm, đồng thời hình sự hóa một số hành vi có tính chất uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng con người, ví dụ như cho xe chạy ngược chiều...”

Cần nói không với xuề xòa khi xử lý các hành vi vi phạm an toàn giao thông

“Em hồn nhiên vì em vẫn bình yên” (Bình luận của nhà báo Phạm Trung Tuyến - Phó Giám đốc Kênh VOVGT )

Liên tiếp các vụ hồn nhiên dừng xe tổ chức ăn uống ngay trên đường cao tốc, bất chấp sự nguy hiểm của người tham gia giao thông xảy ra trong thời gian vừa qua là một chỉ dấu cho thấy người dân chưa thực sự có thói quen sử dụng đường cao tốc.

Việc hồn nhiên dừng xe trái quy định trên đường cao tốc không đơn thuần phản ánh ý thức tuân thủ pháp luật về giao thông đường bộ. Bởi pháp luật, suy cho cùng là những quy ước được văn bản hóa và ý thức tuân thủ là các thói quen được được hình thành dựa trên các kỷ niệm độc lập và sự thấu hiểu của người dân. Khi người dân chỉ mới ý thức hành vi của mình là sai luật, nhưng chưa thực sự thấu hiểu về công năng, và cơ chế vận hành của đường cao tốc, họ mới thực sự có một thói quen sử dụng đường cao tốc một cách hiệu quả và an toàn.

Đường cao tốc ở VN mới chỉ thực sự trở nên phổ biến trong vài năm trở lại đây. Các nguyên tắc sử dụng cao tốc mới chỉ được phổ biến tới dân chúng thông qua kinh nghiệm lái xe, với tính chất là trải nghiệm cá nhân. Trường hợp bị xử phạt vì lỗi dừng đỗ trái quy định trên cao tốc để ăn uống của một gia đình hôm 2 tết vừa qua là trường hợp đầu tiên được truyền thông. Vì thế, việc sau đó liên tiếp có các hành vi vi phạm tương tự cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Đảm bảo an toàn giao thông là một công việc mà vai trò của việc tuyên truyền nhận thức là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, việc truyền thông về an toàn giao thông trên cao tốc còn rất sơ khai. Thậm chí, chưa có bất cứ một bộ tài liệu, cẩm nang đầy đủ nào để làm căn cứ truyền thông một cách có bài bản.

Đường cao tốc là một sản phẩm hạ tầng hiện đại của giao thông đường bộ. Đồng nghĩa với đó là phục vụ các nhu cầu hành trình của người dân tốt hơn, tiện nghi hơn, thoải mái hơn. Tuy nhiên, các tuyến cao tốc hiện nay của chúng ta mới chỉ đáp ứng được việc di chuyển nhanh hơn, trong khi các tiện nghi của nó như hệ thống trạm dừng nghỉ còn rất sơ khai.

Rất nhiều tuyến cao tốc thậm chí còn chưa có trạm dịch vụ. Trong khi đó, hạ tầng đường cao tốc cần không chỉ cần các trạm dịch vụ, mà còn là những điểm dừng nhỏ để người ta có thể nghỉ ngơi, thư giãn, vệ sinh, ngắm cảnh, thậm chí là tổ chức ăn uống tự do.

Những tuyến đường cao tốc hoàn chỉnh trên thế giới, xen lẫn các trạm dịch vụ còn có những điểm cắm trại, những điểm dừng nhỏ để lái xe có thể vệ sinh, rửa mặt, thậm chí là dừng lại hút thuốc, hoặc đơn giản là ngả lưng.

Những điểm dừng như thế rất khác với các trạm dịch vụ bởi quy mô nhỏ, cự ly gần để khi có nhu cầu là có thể dừng lại ngay, mà lại không bị làm phiền vì quá đông đúc. Cao tốc ở VN cơ bản đều thiếu các tiện nghi này, trong khi nhu cầu của người sử dụng thì luôn có.

Việc thiếu các tiện nghi cần thiết của đường cao tốc không phải lý do để biện hộ cho các hành vi hồn nhiên dừng đỗ, sinh hoạt trên đường cao tốc của nhiều người. Song, khi mà những nhu cầu có thật không được đáp ứng, trong khi khả năng giám sát để nhắc nhở, xử lý lại bị hạn chế, việc tặc lưỡi để vi phạm sẽ tiếp tục còn xuất hiện trên các tuyến cao tốc VN.

Người tham gia giao thông trên cao tốc sẽ vẫn còn hồn nhiên khi mà họ vẫn còn bình yên với sự hồn nhiên ấy, khi mà các vụ tai nạn bởi hồn nhiễn vẫn chỉ là hãn hữu, và khi mà các chủ đầu tư đường cao tốc vẫn hồn nhiên cung cấp dịch vụ mà không cần đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng.

Tags:
Ý kiến của bạn
Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

Phí bốc dỡ hàng hoá “thiếu mỏ neo”, doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị “thả trôi”

Phí bốc dỡ hàng hoá “thiếu mỏ neo”, doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị “thả trôi”

Việc tăng phí xếp dỡ hàng hóa của các hãng tàu nước ngoài những tháng gần đây được cho là đang cao hơn gấp 3 lần mức điều chỉnh giá bốc dỡ container tại cảng biển Việt Nam theo Thông tư 39 của Bộ GTVT, với hàng chục loại phụ phí khác nhau, đang gây bức xúc cho DN xuất nhập khẩu VN.

// //