Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Pà Thẻn

Phóng viên - 03/12/2018 | 16:00 (GTM + 7)

VOVGT - Đến với Hà Giang, du khách sẽ được khám phá những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Pà Thẻn, được hòa mình vào Lễ hội nhảy lửa, Lễ kéo chày...

Nghe nội dung chi tiết tại đây: (Bài giới thiệu của tác giả Thanh Thủy đăng trên báo Hà Giang)

Hà Giang là mảnh đất cực Bắc địa đầu của Tổ quốc, nơi hội tụ 19 dân tộc anh em chung sống. Đến với Hà Giang, du khách không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của Cao nguyên đá Đồng Văn, được ngắm những cây hoa đào, hoa mận, hoa lê đua nhau khoe sắc, mà còn được tìm hiểu và khám phá những nét văn hóa đặc sắc, thể hiện qua những bộ trang phục của những thiếu nữ dân tộc Pà Thẻn rực rỡ như đàn chim lửa và đặc biệt được hòa mình vào Lễ hội nhảy lửa, Lễ kéo chày và các trò chơi dân gian.

Thi dệt thổ cẩm tại Lễ hội văn hóa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn.

Dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giang hiện khoảng trên 6 nghìn người, cư trú chủ yếu trên địa bàn các huyện Quang Bình, Bắc Quang, Xín Mần và Hoàng Su Phì, trong đó tập trung nhiều nhất ở huyện Quang Bình.

Đến với Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình – người dân trong thôn 100% đều là dân tộc Pà Thẻn, chúng tôi được tận mắt ngắm nhìn các cô gái Pà Thẻn trong bộ trang phục truyền thống rực rỡ ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm. Trang phục truyền thống người Pà Thẻn có những nét rất riêng, có giá trị thẩm mỹ cao, được thể hiện bởi sự kết hợp nhiều màu sắc và những nét hoa văn độc đáo với sự trang trí bằng nhiều kiểu dáng khác nhau.

Xuất phát từ quan niệm màu đỏ là màu lửa, màu của ánh sáng, thần lửa là vị thần thiêng liêng nhất của dân tộc, người phụ nữ Pà Thẻn lấy màu đỏ là màu chủ đạo trên trang phục kết hợp với những vải trắng và đen, xen kẽ những đường hoa văn với các màu xanh, vàng v.v. tạo nên bộ trang phục hài hòa tương phản giữa khung cảnh núi rừng thiên nhiên hùng vĩ. Những bộ trang phục rực rỡ kết hợp với ánh bạc của đồ trang sức như vòng bạc, cặp ba lá, khăn vấn đầu làm cho khuôn mặt người phụ nữ Pà Thẻn thêm rạng rỡ.

Lễ hội nhảy lửa - một trong những nét văn hóa vô cùng độc đáo và huyền bí.

Dân tộc Pà Thẻn có Lễ hội nhảy lửa hết sức thiêng liêng, độc đáo và huyền bí. Lễ hội thường bắt đầu vào ngày 16/10 âm lịch năm trước đến 15/1 âm lịch năm sau. Trong đời sống tinh thần, người Pà Thẻn luôn có quan niệm xung quanh họ luôn có các vị thần che chở, đùm bọc, giúp đỡ họ vượt qua nguy hiểm, hoạn nạn để tồn tại và mưu sinh. Đối với người Pà Thẻn vị thần tối cao nhất là thần lửa và ngọn lửa mang lại sự may mắn cho họ, vì vậy khi lễ hội nhảy lửa diễn ra thì tất cả mọi người trong làng đều có mặt để hò reo cổ vũ.

Đầu tiên thầy cúng làm lễ xin thổ công, thổ địa cho được phép nhảy lửa, cùng lúc đó đống lửa to được đốt lên, khi đống lửa đã cháy thành than rực hồng cùng với sự điều khiển của thầy cúng, các thành viên lần lượt ngồi trước mặt thầy cúng nhận sức mạnh và nhảy vào ngọn lửa đạp than bắn tung tóe trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người mà không hề bị bỏng.

Với giá trị văn hóa đặc sắc, năm 2013 “Lễ hội nhảy lửa” của người Pà Thẻn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, đây cũng là điểm nhấn để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với huyện Quang Bình nói riêng và Hà Giang nói chung.

Trong khi đó, Lễ hội Kéo chày của dân tộc Pà Thẻn là một trong các lễ hội mang tính chất cộng đồng cao, đây là dịp để tất cả mọi người dân trong bản vui đùa, thư giãn sau mỗi vụ mùa bội thu, cầu mong thần linh ban cho dân làng ấm no, mùa sau mưa thuận gió hòa. Trước khi vào lễ "kéo chày", người thầy dùng một chiếc chày được làm bằng một đoạn gỗ hoặc vầu, có đường kính khoảng 10 cm, dài từ 2,5-3m. Sau đó, thầy cầm tay vào chiếc chày, xoay đi xoay lại mấy vòng và niệm thần chú.

Cùng đó, hai thanh niên người Pà Thẻn trai tráng, khỏe mạnh ôm chặt chày ở tư thế đối ngược nhau. Vừa xoay chày, người thầy vừa đọc thần chú, sau đó như có một phép thuật, chiếc chày tự xoay và nâng lên khỏi mặt đất, mặc dù hai thanh niên ra sức kéo xuống cũng không thể kéo được. Lúc này hàng chục thanh niên trai tráng trong bản cùng nhau kéo chày xuống nhưng cũng không kéo nổi, chỉ khi nào có người bịt tay vào đầu trên hoặc dưới của chiếc chày thì chiếc chày mới chạm đất, khi đó lễ kéo chày kết thúc.

Cưới hỏi của người Pà Thẻn cũng hết sức đặc sắc, sau một thời gian tìm hiểu nếu trai gái hợp nhau họ sẽ thông báo cho gia đình tổ chức, khi ăn hỏi hai gia đình phải trải qua ba hoặc bốn lần gặp mặt rồi mới đến kết hôn.

Trước khi nhà trai tới rước dâu, đêm hôm trước nhà gái cúng một đêm để cắt họ, hôm sau khi nhà trai rước dâu thì cũng phải cúng nhập dâu để hợp nhất thành chủ, cô dâu phải dùng khăn che mặt ngồi một chỗ cho tới khi tối đi ngủ mới được bỏ khăn ra. Người Pà Thẻn có truyền thống chung thủy một vợ một chồng từ xa xưa, họ đã có một lời nguyện thề nếu đã làm vợ chồng thì làm mãi mãi, chính vì vậy lịch sử người Pà Thẻn từ xưa đến nay không được phép ly hôn…

Thi làm bánh sừng trâu tại Lễ hội văn hóa truyền thống.

Còn ẩm thực của người Pà Thẻn thì sao? Câu trả lời là khá phong phú. Một trong những món ăn nổi tiếng đó là bánh sừng trâu, được làm từ gạo nếp, gạo không vo trước khi gói mà để khô. Lá để gói là loại lá nón lấy từ trong rừng hoặc lá vầu, lá giang. Dưới những bàn tay khéo léo của người phụ nữ, lá được xoay 360 độ, tạo thành hình nón hoặc hình phễu. Tiếp đó, giữ chặt hai mép lá rồi lấy nếp khô bỏ đầy, nén vừa chặt, gấp lại lá thừa để tạo thành chiếc bánh đơn. Sau khi gói xong, buộc bánh lại thành từng cặp rồi ngâm nước khoảng 2 tiếng rồi đem luộc. Bánh sừng trâu khi dã chín có màu sắc đẹp của nếp, tỏa ra mùi hương ngọt ngào của lá trông rất hấp dẫn. Bánh sừng trâu không có nhân, có lẽ vì thế mà bánh sừng trâu sau nhiều ngày vẫn giữ được độ dẻo, mùi thơm mà không sợ hỏng…

Có thể nói, mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng. Và người Pà Thẻn đã góp phần làm cho vườn hoa các dân tộc nơi địa đầu cực Bắc Tổ quốc thêm phong phú, đa dạng và đậm đà hương sắc Hà Giang.

Những “Tuyệt tình cốc” ở Việt Nam được giới trẻ săn lùng

Không chỉ ở Đà Lạt (Lâm Đồng) mới có những hồ nước được ví như “Tuyệt tình cốc”, nhiều địa điểm khác như Hải Phòng hay An Giang cũng sở hữu hồ nước xanh ngọc bích hấp dẫn du khách tới chụp ảnh, check-in. 

Hồ Thăng Hen. Ảnh: Vietnammoi

# Hồ Thăng Hen: Tuyệt tình cốc nơi đại ngàn này thuộc địa phân huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 50 km. Nơi đây mê hoặc các tín đồ xê dịch bởi vẻ đẹp của nước xanh như ngọc bích, bao quanh bởi rừng cây xanh bạt ngàn. Ngoài khung cảnh nên thơ, hữu tình, du khách đến khu vực hồ Thăng Hen còn được trải nghiệm nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Tày.

# Động Am Tiên: Ninh Bình vốn nổi tiếng với những thắng cảnh cổ kính, nguyên sơ. Động Am Tiên, một danh thắng nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An, được khách du lịch yêu thích bởi vẻ đẹp trong vắt, nên thơ tựa bức tranh thủy mặc. Phần lớn khu vực động Am Tiên là một thung lũng ngập nước được bao bọc bởi những vách núi đá kỳ vĩ. Động Am Tiên cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 10 km, từng là nơi vua Đinh Tiên Hoàng nuôi hổ báo, xây pháp trường và có ngôi chùa Thái hậu Dương Vân Nga tu hành lúc cuối đời. Vì sở hữu vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính mà nơi đây được mệnh danh là Tuyệt tình cốc.

Núi Trại Sơn. Ảnh: Dân trí

# Núi Trại Sơn: Hồ nước xanh huyền ảo ở Hải Phòng nổi đình đám từ năm 2017 và nhanh chóng, các tín đồ du lịch đã đổ xô tới khu vực núi Trại Sơn để check-in tại hồ có màu nước xanh kỳ lạ. Hồ nước được bao quanh bởi núi đá vôi Trại Sơn, màu nước hồ quanh năm xanh ngắt là do ảnh hưởng từ núi đá vôi xung quanh và thuốc nổ. Phong cảnh đẹp nhưng hồ nước này có thể chứa nhiều chất hóa học hại sức khỏe do quá trình khai thác vật liệu trước đây để lại.

# Hồ Tà Pạ: Miền Bắc có tới 3 Tuyệt tình cốc, miền Tây chẳng kém cạnh khi sở hữu hồ nước nằm trên đỉnh núi Tà Pạ (huyện Tri Tôn, An Giang) xanh như ngọc bích, soi bóng các mỏm đá y hệt cảnh trong phim cổ trang. Cũng giống các hồ bên núi đá vôi khác, màu xanh của hồ Ta Pạ có được là do sự ảnh hưởng của việc khai thác núi. Ngoài ngắm cảnh hồ, du khách tới huyện Tri Tôn còn được thưởng ngoạnh tại chùa Tà Pạ, người dân địa phương hay gọi là chùa Núi hay chùa Chưn Num.

Nghe toàn bộ chương trình tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

// //