Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đặc sản Kẻ Chèm

Phóng viên - 28/01/2019 | 16:51 (GTM + 7)

VOVGT-Trải qua nhiều đời cho đến nay, làng Chèm vẫn còn đó với những câu ca câu ví kia, nhưng sản vật truyền thống của làng thì thứ còn, thứ mất...

Giò Chèm, Nem Vẽ

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Kẻ Chèm là một trong những làng cổ của Thăng Long xưa với nhiều truyền thống và sản vật đã đi vào cao dao tục ngữ vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Tuy nhiên, trước sự tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, diện mạo làng Chèm cũng không tránh được những thay đổi. Trước hết sẽ là câu chuyện về sản vật nổi tiếng 1 thời của làng Chèm qua lời kể của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến.

“Ở làng Chèm thì có 1 cái món ẩm thực rất nổi tiếng, ngày xưa có câu là “Giò chèm, nem vẽ”. Ngày xưa người làng Chèm làm giò rất nổi tiếng. Ngày nay ta vẫn cứ nói giò ở làng Ước Lễ mang ra, nhưng ngày xưa người Thăng Long ăn giò Chèm. Họ làm không chỉ bán trong vùng mà còn đưa vào kinh thành để bán, vì thế mới có câu Giò chèm, nem Vẽ. Rất là tiếc do sau này do thời thế thay đổi, rồi đất đai ở làng Chèm không có nhiều nên người ta phải di chuyển đến nơi khác nên nghề làm giò cũng mất dần và cho đến ngày nay thì giò chèm không còn là 1 món ăn mà ta thấy ngày hôm nay nữa”

Người ta vẫn biết đến làng Chèm với những câu ca, câu ví “Giò Chèm, nem Vẽ” hay “Giò Chèm ai gói xinh xinh. Nắm nem làng Vẽ đậm tình nước non”. Ông Nguyễn Mạnh Thìn, một người dân với hơn 70 năm được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất văn hiến này tự hào cho biết yếu tố đặc biệt làm nên thương hiệu Giò Chèm.

“Bây giờ còn có 3 nhà vẫn giữ dc, tất nhiên người ta cũng phải kết hợp vì để giải phóng đôi tay thì người ta dùng máy, nhưng vẫn có công đoạn phải dùng tay cho giò nó mịn. còn ngày xưa các cụ nói là giò chèm ngày xưa vừa có độ giòn, vừa có độ dai, khi thái ra nó mỏng, thổi dính vào cột, bóc ra không bị rách. Đấy là cách thức của giò chèm, nó có tiếng ở đó. Bây giờ thì không thể chuẩn được, nó liên quan đến nhiều thứ như lợn nuôi như thế nào, pha thịt ra sao… Nhưng giờ vẫn còn 3 nhà làm được, vừa rồi chúng tôi có hội chợ cũng có giới thiệu, cũng được khen…”

Tuy làng Chèm nổi tiếng với nghề làm giò nhưng sản vật làng Chèm đâu chỉ có giò. Trải qua nhiều đời cho đến nay, làng Chèm vẫn còn đó với những câu ca câu ví kia, nhưng sản vật truyền thống của làng thì thứ còn, thứ mất, hoặc phần nào cũng không còn giữ được nguyên vẹn giá trị truyền thống.

Điểm thêm những đặc sản là niềm tự hào của người Kẻ Chèm vẫn còn đến ngày nay, chúng ta không thể không nhắc đến Cháo cái và Chè kho:

“Về sản vật và cách sống của làng tôi vì là làng cổ nên còn lưu giữ rất nhiều lối sống điển hình của vùng trung tâm đồng bằng bắc bộ của đại việt cũ. sản vật ngoài Giò Chèm, chúng tôi còn có chè kho, cháo se, bây giờ chắc nhiều bạn không biết là cháo nấu bằng bột gạo và se ra giống như con giun, nấu với sườn và tôm, rất ngon, đến bây giờ các cháu nhà tôi rất thik ăn, mặc dù bây giờ người ta làm bằng bột mì chứ không phải bột gạo như ngày xưa”.

Chè Kho

Chè kho là loại chè tương đối đặc biệt, rất ngon, tôi rất thik cháo se và chè kho, đó là 2 sản vật rất tốt, rất ngon và chỉ có ở làng Chèm mới có mà thôi. Còn có những cái khác như kẹo vừng, kẹo lạc thì họ du nhập vào thôi. Chuối làng tôi có loại chuối ngự, rất thơm, nhỏ nhưng giờ mai một rồi, nhãn cũng thế, rất thơm rất ngọt nhưng bị lai tạp đi nhiều rồi, rồi các sản vật khác như giống ngô, giống lúa cũng bị lai tạp nhiều.

“Nói về chèm các bạn phải nhớ câu ca này: Khỏa chèo mình ngược bến Chèm/ Viếng Lý Ông trọng hoa chen mái đình/ Giò chèm 2 gói xinh xinh,/ Chè Kho, cháo Cái, …Riêng 4 câu thơ đó thôi đã nói dc hết đặc sản của Chèm rồi. Cháo cái nó đặc biệt không phải như cháo hoa , cháo đõ xanh đâu mà làm bằng gạo tám thơm, xay thành bột, luộc dở chín, cán ra như cái bánh xong mới thái khoảng 15-20 phân, nấu với sườn và tôm he, ăn bát cháo đấy nó sướng lắm.

Mà chỉ có quê Chèm mới có cháo đó. Ng ta bảo đi ăn cỗ, ăn tết mà lại có cháo thì ai cũng cười, nhưng khi người ta ăn rồi thì người ta mới à, đây đúng là cháo Cái,nó rất là ngon. Bây giờ vẫn còn, nhưng ngày tết, ngày hội mới có chứ còn ngày thường các ông ấy biến tấu đi, không còn gạo ngon nữa vì nó đắt, ng ta làm bột mỳ thì sáng nào cũng có, 5 nghìn, 10 nghìn ăn thoải mái…”

Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm cách trung tâm thành phố 12km về phía Tây, Kẻ Chèm xưa, nay thuộc xã Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, đã trở thành một nơi đô thị khang trang, sầm uất. Làng Chèm đổi thay từng ngày theo sự phát triển của kinh tế, và chịu sự tác động nhiều mặt từ quá trình đô thị hóa.

Trong lời chia sẻ của những người dân chứng kiến quá trình đổi thay mạnh mẽ này của Làng Chèm, dẫu có niềm vui nhưng vẫn ẩn chứa nhiều điều tiếc nuối, hoài cổ. Một số người dân chia sẻ:

“Được cái là nhà nước và ở phường ở đâu cũng có 1 góc dành cho người già, có nhiều nhà văn hóa to đẹp để chơi, tập thể dục, tập thể dục mỏi chân thì ngồi nghỉ nên cũng phấn khởi, đầy đủ hơn, không phải lo nghĩ như ngày xưa, con cháu dc tạo điều kiện có công ăn việc làm nên bây giờ đầy đủ hơn ngày trước nhiều”.

“Làng tôi cũng có tục rất lạ là ai muốn lấy con gái làng tôi thì đều phải có 1 suất treo, đơn giản thôi là làm cho làng 300m đường bằng lát gạch nghiêng, nó gọi là siu làng, còn thủ tục đối với bố mẹ lại khác. Nên làng tôi trước khi bê tông hóa thì phần nhiều là đường gạch chôn nghiêng, tạo nên thuần phong mỹ tục của làng tôi rất lớn.

Làng tôi rất nhiều ao, ao nổi tiếng nhất là ao sen, ao đình, ao chùa, bây giờ chỉ còn lại ao sen và ao đình thôi. Ao sen ngày xưa rất mênh mông, bây giờ bị thu hẹp lại, ng ta lấn chiếm cũng nhiều ,ao đình cũng bị thu hẹp lại, còn các ao khác thì hầu như bị lấp đi rồi. những bụi dứa, bụi duối đi dọc theo bờ làng cũng không còn nữa.

Phải nói chất làng của chúng tôi dần dần đô thị hóa thì nó cũng bị tác động 2 mặt. Một mặt là văn minh của làng xuất hiện nhiều, trc kia tối làng tối mịt mù, chúng tôi cứ tưởng tượng ra những con ma dưới ao mà nó cứ rút chân trẻ con khi đi qua, các cụ vẫn dọa thế. Còn bây giờ thì đèn điện sáng trưng rực rỡ, nó làm mất đi sự âm u nhưng cũng làm mất đi rất nhiều huyền thoại của làng Chèm”.

Về thăm làng Chèm hôm nay, trong câu chuyện của những người cao tuổi luôn chứa chan hồi ức về những vẻ đẹp truyền thống đã được vun đắp qua nhiều thế hệ. Dẫu những điều đẹp đẽ đã mất luôn mang đến sự tiếc nuối,nhưng những thế hệ cao niên của Làng Chèm vẫn không nguôi nhắc nhớ tới con cháu, để mong một ngày gần đây nhất, thế hệ trẻ không chỉ giữ gìn được những điều tốt đẹp đang có mà còn khôi phục và phát triển được những điều đã mất ấy.

Luôn đau đáu niềm hi vọng như vậy, nhà văn Nguyễn Hiếu, một người con của đất Kẻ Chèm chia sẻ tâm sự:

“Bác thấy rất buồn khi làng Chèm của bác với những ngõ đều có cảnh vật, cổng làng rất đẹp nhưng bây giờ bị phá tan hết, đặc biệt ở trong làng bây giờ toàn đường bê tông và các nhà ống của thành thị trôi về. Nên bây giờ nhìn ở làng Vẽ, dù họ bị phôi phai rất nhiều cái cũ nhưng đến bây giờ làng Vẽ vẫn thấy được 1 cái làng yên tĩnh, vẫn giữ được truyền thống cũ với cổng làng còn nguyên chữ nho, câu đối, và đặc biệt ao làng vẫn còn giữ được, nó khác hẳn 1 số làng, trong đó có làng Chèm.

Bác đôi khi đau buồn vị sự phá hủy này, điều này làm cho nhưng thế hệ già, đôi khi họ hoài cổ, họ thấy đau buồn, còn thế hệ trẻ thì họ không nhìn thấy được những cái quê cũ. Nên có lần bác nói với Nam – trước làm chủ tịch UBND phường, bây giờ làm Phó bí thư rồi, các con bây giờ thành đạt rồi, nhưng quả tình cái làng Chèm ngày xưa đẹp đẽ của bác giờ chỉ còn tồn tại trong tiểu thuyết của nhà văn thôi, chứ không còn gì hết”.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

// //