Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giờ làm việc chung toàn quốc: Cân nhắc những khung giờ phù hợp, linh hoạt

Phóng viên - 03/05/2019 | 8:08 (GTM + 7)

Bộ LĐ-TB&XH đang đề xuất quy định thống nhất giờ làm việc của công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính trên cả nước, từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút.

Đề xuất công chức làm việc từ 8 giờ 30, nghỉ trưa 1 giờ. Ảnh minh họa

Trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đang công bố để lấy ý kiến, Bộ LĐ-TB&XH đã đưa ra 2 phương án quy định thời gian làm việc tại các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Phương án 1 là bổ sung vào Bộ Luật Lao động quy định: “Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước”. Dự kiến là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải thường trực 24/24h để đảm bảo liên thông công việc hoặc trực tiếp giải quyết công việc với người dân). Phương án này giúp thống nhất giờ làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương, phù hợp hơn với thời gian làm việc của các quốc gia.

Phương án 2 là giữ nguyên như hiện hành, thời gian làm việc không được quy định trong Bộ luật Lao động, mà được quy định tại các văn bản hành chính (Đối với các Bộ do Thủ tướng quyết định, đối với UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định).

Theo Bộ LĐ-TB&XH, hiện ở nước ta, việc quyết định thời điểm bắt đầu làm việc của DN do DN quyết định; của cơ quan hành chính do người đứng đầu cơ quan quyết định đúng theo thẩm quyền lãnh đạo, điều hành.

Tuy nhiên, việc áp dụng giờ làm việc trong các cơ quan Nhà nước đang có một số bất cập như: Không có sự thống nhất giữa giờ làm việc của các cơ quan trung ương và địa phương (các cơ quan trung ương bắt đầu làm việc lúc 8h, trong khi đa số các địa phương bắt đầu từ 7h vào mùa hè, 7h30 vào mùa đông); Trên địa bàn Hà Nội cũng có sự khác nhau; Chưa bảo đảm sự liên kết, kết nối giữa giờ làm việc của khối cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương và địa phương.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia về quản trị nguồn nhân lực, bà Ngô Thị Bích Quyên - Chủ tịch ActionCOACH Hà Nội West, một thương hiệu lớn về huấn luyện DN - cho rằng, một khung giờ làm việc chung sẽ thuận tiện cho các hoạt động kinh doanh và hỗ trợ một cách thống nhất. Cần quy định giờ làm việc chung của một quốc gia bởi lẽ, nhiều nước lớn trên thế giới, trải rộng trên nhiều múi giờ (VD như Trung Quốc), cũng đã làm được điều này. 

Cũng theo bà Ngô Thị Bích Quyên, nếu dựa vào tính đặc thù của từng ngành nghề để quy định thời gian làm việc thì sẽ gây ra sự xáo trộn lớn cho xã hội. Các tổ chức, cá nhân sẽ khó khăn hơn trong việc sắp xếp lịch làm việc. Các thành viên trong gia đình sẽ “lệch múi giờ”, khiến sinh hoạt đảo lộn. Trong khi đó, ngoài giờ hành chính, một số đơn vị hoặc bộ phận đặc biệt vẫn luôn phải thường trực 24/24h.

Bà Ngô Thị Bích Quyên phân tích: Với con mắt quan sát từ phía DN, việc thống nhất giờ làm việc là một quan điểm rất đúng đắn, hợp lý. Ngành nghề này kia, đặc thù sẽ gây nên sự xáo trộn ở một quy mô lớn. Nhà nước nên thống nhất một giờ làm việc chung để thuận lợi nhất trong việc phục vụ nhân dân, phục vụ DN được tốt hơn. Những đặc thù nghề nghiệp sẽ không bố trí giờ làm hành chính như thế. VD bệnh viện làm theo ca, bệnh nhân lúc nào cũng phải phục vụ.

Quy định giờ làm việc chung  trong các cơ quan hành chính trên cả nước là việc làm cần thiết

Đồng tình với quan điểm này, TS. Phạm Thị Bích Ngọc - Trưởng Bộ môn Quản trị nhân lực, Khoa Kinh Tế và Quản Trị Nguồn Nhân Lực, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân - cho rằng, việc thống nhất giờ làm việc chung sẽ thuận tiện hơn cho người dân, đặc biệt trong việc thực hiện dịch vụ công. Tuy nhiên, Ban soạn thảo nên cân nhắc để có những khung giờ phù hợp, linh hoạt, để các địa phương lựa chọn, bởi nhịp sống của người dân thành thị và nông thôn có nhiều khác biệt.

TS. Phạm Thị Bích Ngọc phân tích: Thống nhất giờ làm việc chung có cái hay là các cơ quan, cá nhân đến làm việc có sự liên hệ, kết nối tốt hơn. TP lớn sợ vấn đề tắc đường, mình có thể điều chỉnh giờ làm việc thế. Ở các tỉnh, có lẽ, người ta muốn làm việc sớm hơn. Các vùng miền khác nhau thì sinh hoạt của họ hơi khác nhau một chút. Nếu mình thống nhất giờ làm việc như thế thì hơi khó, hơi áp đặt. Có thể có những khung giờ để người ta lựa chọn phù hợp với địa phương họ.

Theo các chuyên gia, quy định giờ làm việc chung của công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính trên cả nước là việc làm cần thiết, tạo sự thuận lợi, thống nhất trong hoạt động của các cá nhân, tổ chức, DN và cả nền kinh tế.

Tuy nhiên, nên có một số khung giờ linh hoạt hơn để lãnh đạo các địa phương quyết định lựa chọn, phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương. Đây là một căn cứ quan trọng để Ban soạn thảo Bộ luật Lao động sửa đổi tham khảo và đưa ra được phương án tối ưu nhất.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //