Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xe lấn làn, lấn tuyến: Nguy hiểm khôn lường!

Phóng viên - 10/02/2017 | 4:00 (GTM + 7)

VOVGT - Lỗi lấn làn, lấn tuyến bắt nguồn từ sự cố ý hoặc lơ là của người điều khiển phương tiện, điều này rất nguy hiểm vì có thể gây ra tai nạn giao thông.

Nghe nội dung chương trình tại đây: 

Lấn làn, lấn tuyến thường xảy ra ở hai trường hợp là ô tô đi vào làn xe máy và xe máy đi ra làn ô tô. Cả hai trường hợp này đều rất nguy hiểm cho các phương tiện đang lưu thông. Tuy nhiên, khi xe máy đi ra làn ô tô thì mức độ nguy hiểm rất cao bởi ô tô có thể chạy xe tốc độ cao ở làn đường dành cho mình. Thêm vào đó, việc người dân điều khiển xe không nhận thức được mức độ nguy hiểm và lấn tuyến ô tô là rất thường thấy. Ngoài những đường lớn có dải phân cách làn đường, thì những con đường nội ô hoặc có bề ngang tương đối đều được kẻ vạch phân làn.

Tuy nhiên, chúng ta không hiếm gặp hình ảnh những người chạy xe máy rất nhanh và lấn tuyến sang đường ô tô, trong đó có cả phụ nữ đưa đón con đi học. Hoặc họ lấn tuyến để sang đường, rẽ ngã ba, ngã tư nhưng không quan sát và bật tín hiệu xi-nhan, rất nguy hiểm. Với kiểu chạy như vậy, nhất là những phụ nữ yếu tay lái đang chở con nhỏ ngồi phía sau, nếu không may gặp vật cản phía trước và thắng gấp, chắc chắn sẽ xử trí không kịp và té ngã xuống đường. Trong khi đó những chiếc ôtô, xe tải, xe buýt... đang lưu thông phía sau không thể nào thắng kịp, hậu quả xảy thật khó lường.

Tại đại lộ Phạm Văn Đồng hướng về quận Thủ Đức, làn đường xe máy rất thông thoáng nhưng xe máy vẫn chạy vào làn dành cho ô tô. Ảnh: Tri thức trẻ

Khi được phóng viên chương trình hỏi tình trạng xe máy lấn làn ô tô mà bản thân đã trải nghiệm, anh Thạch, hiện là tài xế chạy trên các tuyến đường ở Tp.HCM, ghi nhận hành vi này thường xuyên xảy ra ở các đại lộ lớn như đường Nguyễn Văn Linh (Quận 7, Bình Chánh), Phạm Văn Đồng (đi qua các quận Bình Thạnh, Tân Bình, Thủ Đức):

Anh Lộc, tài xế chạy xe ở tỉnh Bình Dương, tỏ ra bức xúc khi nhiều người lấn tuyến mặc kệ tính mạng bản thân. Anh Lộc phản ánh tình trạng giao thông ở ngã tư 550 (Dĩ An, Bình Dương) vào các ngày thứ bảy, chủ nhật:

Tình trạng người điều khiển phương tiện đi sai phần đường, lấn làn không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến người xung quanh. Anh Tường, một người dân tham gia giao thông ở Quốc lộ 13, từng chứng kiến tai nạn xảy ra vì hành vi lấn tuyến này:

Thật may mắn cho trường hợp trên chỉ bị trầy xước nhẹ bởi lỗi lấn làn, lấn tuyến của xe máy ngoài quốc lộ. Nhưng với vụ tai nạn giao thông xảy ra vào giữa tháng 10/2016 trên quốc lộ 13, đoạn thuộc ấp 3, thị trấn Chơn Thành (Bình Phước) là một minh chứng điển hình về hậu quả của đi sai làn đường.

Hiện trường vụ tai nạn đáng tiếc. Ảnh: Bình Phước Online

Xe ôtô 7 chỗ biển số 71A-020.62 do tài xế Phạm Hồng Lợt (sinh năm 1984) trú tỉnh Bến Tre đi từ Chơn Thành đến thị xã Bình Long đã tông vào xe đạp điện chạy cùng chiều phía trước nhưng ở làn đường dành cho xe ôtô do ông Nguyễn Văn Quý (sinh năm 1943) điều khiển chở vợ là Nguyễn Thị Mai (sinh năm 1947) trú thị trấn Chơn Thành. Hậu quả bà Mai chết tại chỗ, còn ông Quý tử vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) sau đó không lâu.

Hậu quả của lỗi lấn làn, lấn tuyến ngoài trường hợp bị cảnh sát giao thông phát hiện, cảnh cáo kịp thời không tái phạm, thì còn lại chỉ ở duy nhất một hậu quả: tổn hại sức khỏe hoặc nặng hơn là tính mạng ngàn cân treo sợi tóc. Anh Thạch, tài xế chạy các tuyến đường Tp.HCM, cảnh báo thêm:

Theo thống kê của Ủy ban ATGT quốc gia, năm 2016 (tính từ 16/12/2015 đến 15/12/2016), cả nước xảy ra 21.600 vụ TNGT, làm chết gần 8700 người, làm bị thương hơn 19.000 người. So với cùng kỳ năm 2015, giảm 1.261 vụ ( giảm 5,52%), giảm 43 người chết (giảm 0,49%), giảm 1.792 người bị thương (giảm 8,5%). Qua phân tích cho thấy, đa phần các vụ TNGT xảy ra là do ý thức của người tham gia giao thông (chiếm 71,6%). Điều đáng lo ngại là các vụ tai nạn giao thông do vi phạm đi sai làn, lấn tuyến đang có xu hướng tăng cao.

Các vụ tai nạn giao thông do vi phạm đi sai làn, lấn tuyến đang có xu hướng tăng cao.

Hành vi lấn làn, lấn tuyến xuất phát từ chính ý thức kém của người dân. Thứ nhất, đó là sự lơ là, không để ý làn đường nên chạy lấn sang làn ô tô, xe bốn bánh. Việc mất tập trung khi tham giao giao thông như vậy là rất nguy hiểm. Ngoài lấn tuyến vô ý thì còn có thể gây ra những hành vi khác có khả năng đe dọa an toàn bản thân; cho nên chúng ta cần tập trung và nhận thức rõ hành vi lái xe của mình.

Thứ hai, biết rõ luật nhưng vẫn vi phạm chỉ vì muốn “đi thật nhanh” hoặc luồn lách sang làn ô tô để thoát khỏi cảnh kẹt xe ở phần đường xe máy (nếu có). Đây là hành vi cố ý phạm luật bắt nguồn văn hóa thấp, nhận thức kém của không ít người dân, nghĩ rằng “chỉ vi phạm hôm nay thôi không sao đâu” hoặc “người khác được chạy lấn tuyến thì mình cũng vậy”.

Ngoài ra, việc chạy xe lấn tuyến khi giao thông cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng kẹt xe càng trở nên trầm trọng khi nhiều người cố ý vượt lên rồi lấn tuyến qua làn đường khác khiến xe dồn ứ, tiến không được lùi cũng không xong.

Bên cạnh giải pháp quen thuộc là các phương tiện truyền thông cần phổ biến, cảnh báo trường hợp lấn làn, lấn tuyến là vi phạm luật giao thông và nguy hiểm đến tính mạng thì cơ quan chức năng cần đẩy mạnh giám sát, xử phạt người vi phạm. Bên cạnh đó, giải pháp giám sát lẫn nhau bằng cách cơ quan chức năng tạo một phòng tiếp nhận các hình ảnh vi phạm từ phía người dân như chụp hình biển số xe khi có người vi phạm, lưu giữ vật chứng… gửi về phòng tiếp nhận để cơ quan chức năng xử lý nguội cảnh cáo người tham gia giao thông lấn làn, lấn tuyến (nhân dân cũng sẽ giám sát năng lực của bộ phận này).

Cơ quan chức năng cũng nên có phần thưởng xứng đáng cho những người có công để động viên và khích lệ phong trào, chương trình giám sát toàn dân lẫn nhau. Khoản tiền phạt do người dân vi phạm nộp sẽ dùng vào việc tu sửa, mở mang đường sá, cầu cống…

Cuối cùng, mọi người cần nâng cao ý thức bản thân trong khi tham gia giao thông. Có như vậy, chúng ta mới tránh khỏi phải nghe những câu chuyện tai nạn giao thông đau lòng chỉ vì những lỗi như thế này.

Tags:
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

// //