Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phát huy vai trò của người dân trong phát hiện, xử lý vi phạm giao thông

Phóng viên - 29/01/2018 | 8:54 (GTM + 7)

VOVGT - Những thông tin phản ánh kịp thời của người dân có ý nghĩa rất lớn trong công tác đảm bảo trật tự ATGT...

Thời gian qua, thông qua những thông tin phản ánh kịp thời từ người dân và phương tiện truyền thông, các cơ quan chức năng đã tích cực nâng cao hiệu quả của công tác đảm bảo trật tự ATGT, góp phần hạn chế TNGT và xây dựng văn hóa giao thông. Tuy nhiên, tại các đô thị lớn ở nước ta, trong đó có Thủ đô Hà Nội hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng, hạn chế trong công tác tổ chức, quản lý giao thông và đặc biệt là nhiều hành vi vi phạm pháp luật về giao thông vẫn đang ngang nhiên diễn ra. Thực tế này đòi hỏi mỗi người dân cần tăng cường phát huy vai trò thông tin, giám sát để kịp thời ngăn chăn, xử lý những vi phạm, bất cập nảy sinh, góp phần đảm bảo giao thông an toàn, thuận lợi.

Ảnh minh họa

Trong thời gian qua, các đường dây nóng và trang web của bộ ban ngành liên quan cùng các phương tiện truyền thông, tiêu biểu là VOV Giao thông đã trở thành nơi tiếp nhận nhiều thông tin phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông nổi cộm trên địa bàn. Trong đó, người dân chủ yếu phản ánh đến lực lượng chức năng các sai phạm của phương tiện khi tham gia giao thông như chở quá số người quy định, chở quá tải, không chạy đúng tuyến, lịch trình theo quy định; hoặc tranh giành, lôi kéo khách; đón, trả hành khách không đúng nơi quy định.

Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, thông tin từ người dân đã kịp thời giúp lực lượng chức năng nắm bắt được những sai phạm về: họp chợ, kinh doanh, đặt biển hiệu quảng cáo, làm mái che trên hè phố hoặc trên lòng đường gây cản trở giao thông; chiếm dụng lòng đường hoặc hè phố trong đô thị làm nơi trông giữ xe. Trong đó, nhiều nội dung đã được VOV Giao thông kịp thời thông tin và kiến nghị các giải pháp để các cơ quan chức năng có phương hướng xử lý phù hợp.

Cụ thể, với các phản ánh về “loạn” biển báo giao thông; "điểm đen" trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, tình trạng xe "dù", bến "cóc"... Kênh VOV Giao thông một mặt đã giúp người tham gia giao thông nắm trước được những bất cập còn tồn tại trên đường, sự nguy hiểm có thể sẽ gặp phải để có biện pháp chủ động phòng ngừa và xử trí tình huống. Mặt khác, nhiều những nội dung những phản ánh đã được các cơ quan chức năng ngành giao thông nhanh chóng, kịp thời kiểm tra và khắc phục sự cố, đảm bảo ATGT cho người dân.

Đánh giá về ý nghĩa của những thông tin được người dân kịp thời cung cấp trong lĩnh vực đảm bảo ATGT, Ông Khương Kim Tạo, Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết:

"Thời gian qua chúng ta đã thấy cứ vào dịp cao điểm về giao thông là các đường dây nóng để người dân phản ánh thông tin lại thực sự nóng lên. Người dân khi thấy các vi phạm của xe khách hay hành vi lưu thông không đảm bảo an toàn đã kịp thời báo cho các cơ quan chức năng. Đây đã trở thành một nguồn thông tin quan trọng để cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và xử lý các vi phạm".

Trong công tác đảm bảo an toàn phương tiện và an toàn khi lưu thông, nhiều ý kiến thính giả thời gian gần đây đã kịp thời thông tin để VOV Giao thông phản ánh về các vấn đề như xử phạt các phương tiện ngắt tín hiệu thiết bị giám sát hành trình; hoạt động "trá hình" của các xe hợp đồng hay tình trạng bát nháo của loại phương tiện 3,4 bánh tự chế. Không những ghi lại phản ánh, VOV Giao thông còn truyền tải những mong muốn, kiến nghị của người tham gia giao thông trong việc cần tăng cường kiểm tra và xử phạt những phương tiện không đảm bảo chất lượng, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Thực tế trong đời sống giao thông luôn tồn tại những bất cập, hạn chế hoặc những hành vi có thể gây nguy hiểm, thậm chí gây ra tai nạn cho người tham gia giao thông. Từ hiệu quả của những thông tin được phản ánh từ người dân cho thấy sự cần thiết của việc người tham gia giao thông phải quan tâm, quan sát và tăng cường phối hợp, thông tin tới cơ quan chức năng. Phản ánh từ người dân chính là một kênh thông tin hiệu quả và kịp thời giúp việc giám sát và thực thi pháp luật về ATGT đạt được hiệu quả cao.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, nhiều người dân đã chia sẻ cùng VOV Giao thông rằng, các kênh để chia sẻ, phản ánh thông tin tới cơ quan chức năng và các cơ quan truyền thông đang ngày một cách thuận lợi hơn. Chúng ta có thể gọi điện trực tiếp tới số tổng đài đường dây nóng đã được các cơ quan chức năng công khai hoặc gửi thư, gửi thông tin phản ánh tới những địa chỉ của cơ quan có trách nhiệm trong lĩnh vực giao thông. Những thông tin được phản ánh chính xác, kịp thời sẽ được cơ quan chức năng tiếp thu và xử lý.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội nhấn mạnh về ý nghĩa của việc người dân cần quan tâm và chủ động cung cấp thông tin tới cơ quan chức năng:

“Sự giám sát của người dân có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển vận tải. Việc giám sát này có thể thực hiện đầu tiên là những người tham gia giao thông, khi phát hiện hành vi vi phạm thì mạnh dạn thông báo tới những số điện thoại đường dây nóng. Thứ hai là phản ánh chính xác hành vi vi phạm đề nghị cần xử lý tới cơ quan quản lý Nhà nước. Khi chúng ta cùng vào cuộc và cùng có mong muốn xây dựng thì hình ảnh giao thông Thủ đô sẽ an toàn, văn minh hơn”.

Tuy nhiên, để những thông tin được phản ánh tới cơ quan chức năng đạt được hiệu quả cao, các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân: Khi phản ánh ưu tiên nhắn tin, nêu cụ thể thông tin thời gian, địa điểm, tên đơn vị kinh doanh vận tải, tổ chức cá nhân, biển kiểm soát phương tiện và hành vi vi phạm. Trong những ngày cao điểm có thể sẽ bị tình trạng nghẽn mạng hoặc đường dây nóng quá tải, người dân có thể kiên nhẫn và hãy để lại tin nhắn để công tác kiểm tra, xử lý vi phạm được thực hiện sau đó.

Hơn nữa, thông tin phản ánh phải khách quan, trung thực, kịp thời và chính xác; nghiêm cấm các hành vi phá rối đường dây nóng, cung cấp thông tin sai lệch vì mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Những hành vi phá hoại, chống phá, phản ánh không đúng sự thật sẽ được lưu trữ, kiểm tra, nếu được phát hiện sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ông Khương Kim Tạo, Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nêu ý kiến về vấn đề này:

"Để nâng cao hiệu quả thông tin phản ánh của người dân và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng chức năng, từ phía người dân cần chủ động nâng cao kiến thức về pháp luật nói chung và pháp luật về TTATGT nói riêng. Từ chỗ có nhận thức đúng thì việc phản ánh mới chuẩn xác. Thêm vào đó là việc cần tuyên truyền về văn hóa cho người tham gia giao thông, để tránh các hành vi không đúng khi thông tin, phản ánh các vấn đề về giao thông".

Với mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông văn minh, hiện đại, trong đó dần hạn chế tiến tới loại bỏ những hành vi vi phạm khi tham gia giao thông thì sự phối hợp và phản ánh kịp thời của người dân đóng vai trò quan trọng. Bằng việc tham gia giao thông có trách nhiệm, chủ động quan sát và cung cấp những thông tin phù hợp tới các đơn vị quản lý, thì những thông tin này sẽ phát huy hiệu quả, góp phần bảo vệ sự an toàn của chính người tham gia giao thông đó; đồng thời ngăn chặn kịp thời những tai nạn hoặc sự cố đáng tiếc có thể xảy ra với cộng đồng.

Trước đây, có thể người tham gia giao thông còn ngại ngần trong việc hợp tác và phản ánh về những bất cập hoặc vi phạm trong lĩnh vực giao thông bởi thiếu kênh thông tin phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều cách để chúng ta bày tỏ suy nghĩ, nguyện vọng, góp phần đảm bảo ATGT. Từ việc thấy được ý nghĩa to lớn này, mỗi chúng ta cần chủ động quan tâm tới những vấn đề nóng trong đời sống giao thông và có trách nhiệm khi thông tin, phản ánh tới cơ quan chức năng; đảm bảo thông tin được chuyển tới cơ quan chức năng nhanh chóng, kịp thời nhưng cụ thể và chính xác.

Tags:
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //