Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hà Nội nỗ lực giảm các điểm ùn tắc giao thông

Phóng viên - 27/06/2018 | 16:52 (GTM + 7)

VOVGT - Trong những tháng đầu năm 2018, Hà Nội đã tập trung xử lý và giảm được thêm 2 điểm thường xuyên ùn tắc, xuống còn 35 điểm.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, số điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố đang giảm qua từng năm. Nếu như năm 2010, Hà Nội có 124 điểm ùn tắc thì đến hết năm 2017, con số này giảm còn 37. Đáng chú ý, trong những tháng đầu năm 2018, Hà Nội đã tập trung xử lý và giảm được thêm 2 điểm thường xuyên ùn tắc nữa.

Tiêu biểu như nút giao Nguyễn Chí Thanh – Chùa Láng, Nguyễn Chí Thanh – Huỳnh Thúc Kháng, hay nút Tam Trinh – Đền Lừ, sau khi được mở rộng lòng đường, lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu và có phương án tổ chức giao thông mới, ùn tắc đã giảm hẳn.

Nếu như trước thời điểm xén dải phân cách nút giao Nguyễn Chí Thanh - Chùa Láng liên tục ùn tắc nghiêm trọng vào giờ cao điểm thì đến nay tình trạng này gần như không còn (ảnh chụp lúc 17h00). Ảnh: Báo Giao thông

Chị Mai Linh, anh Hồng Quân, những cư dân sinh sống ở quận Ba Đình và Hoàng Mai nhận xét:

# “Sau khi mở rộng đường thì xe cộ đi lại thông thoáng hơn nhiều. Đường Nguyễn Chí Thanh trước đây rất hay tắc ở đoạn trước trung tâm chiếu phim gần Chùa Láng, nhưng giờ tôi thấy có đèn tín hiệu, người dân đi cũng đỡ tùy tiện hơn”.

# “Tôi cho rằng, chúng ta có thể giải tỏa được các điểm nóng về ùn tắc bằng cách mở rộng đường ở một số tuyến, sắp xếp lại phương án chạy đèn sao cho nó hợp lý hơn nữa, rồi thì cố gắng làm nhanh các công trình, lô cốt đi thì người dân sẽ đi đỡ tắc hơn thôi".

Bên cạnh những kết quả tích cực từ nhiều giải pháp đồng bộ, cơ quan chức năng Tp.Hà Nội cũng đang chú trọng khảo sát, đề xuất phương án xử lý các điểm kết nối giao thông. Đặc biệt trước mắt sẽ tập trung xử lý 6 điểm thường xuyên ùn tắc, gây khó cho người tham gia giao thông, bao gồm: Nút Hoàng Minh Giám – Lê Văn Lương; khu vực Cổng bệnh viện K (Tân Triều); Ngõ 10 Tôn Thất Tùng (trường tiểu học Khương Thượng); khu vực rào chắn các ga số 4,6,7 tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội; khu vực Vành đai 3 trên cao – Pháp Vân – Giải Phóng; tổ chức lắp đặt đèn tín hiệu các nút Đại Cồ Việt – Hoa Lư – Tạ Quang Bửu, Trần Phú – Mỗ Lao – Nguyễn Khuyến (Hà Đông).

Hiện Sở GTVT cũng đã khảo sát và điểm tên 10 điểm ùn tắc có nguyên nhân xuất phát do các công trình thi công “ì ạch” trên địa bàn thành phố. Từ đó, thành phố sẽ có hướng đốc thúc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, hoàn trả mặt đường lưu thông cho người dân.

Tình hình ùn tắc giao thông đã có những chuyển biến khả quan. Ảnh: Báo Công thương

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Toàn, Phó trưởng Phòng kết cấu hạ tầng, Sở GTVT Hà Nội về những kết quả đã đạt được trong nỗ lực giảm các điểm nóng ùn tắc giao thông.

Nội dung cuộc trao đổi tại đây:

PV: Thưa ông, thời gian vừa qua, Sở GTVT Hà Nội đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan nhằm giải tỏa các điểm nóng về ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố. Ông cho biết những kết quả tích cực đã đạt được?

Ông Nguyễn Đức Toàn: Thời gian vừa qua, Sở GTVT Hà Nội đã rất tích cực phối hợp với Công an TP và các cơ quan liên quan để giảm ùn tắc, cải thiện giao thông ở một số nút giao. Ví dụ tiêu biểu như nút giao La Thành – Nguyễn Chí Thanh, Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Chí Thanh, Tam Trinh – Đền Lừ, Nguyễn Cơ Thạch – Trần Hữu Dực, Tô Hiệu – Đường 44m, nút Cầu Bươu. Đến nay, tình hình giao thông ở các khu vực đã cải thiện, đem lại thuận tiện đi lại cho người dân.

PV: Sở GTVT có biện pháp nào để tránh tái ùn tắc ở những điểm này trong tương lai, thưa ông?

Ông Nguyễn Đức Toàn: Trong giai đoạn vừa qua, Sở GTVT thường xuyên chỉ đạo các lực lượng thanh tra phối hợp với các địa phương để tổ chức, hướng dẫn giao thông ở các nút mật độ cao, thường xuyên ùn tắc trong giờ cao điểm.

Sau khi cải thiện, chúng tôi vẫn thường xuyên rà soát, nghiên cứu để tiếp tục cải thiện thêm, tối ưu và giảm ùn tắc tối đa ở các nút này. Chúng tôi cũng chỉ đạo các đơn vị quản lý rà soát hạ tầng, tránh hư hỏng ở các tuyến đường này, gây phiền hà cho người dân.

PV: Xin ông cho biết kế hoạch sắp tới của Sở GTVT trong việc giảm thiểu các điểm nóng về ùn tắc giao thông?

Ông Nguyễn Đức Toàn: Trong giai đoạn sắp tới, Sở GTVT sẽ tập trung vào một số nút, giảm ùn tắc giao thông tại khu vực đường Kim Đồng – đường Tân Mai, đường Nguyễn Chí Thanh trước cổng đài Truyền hình Việt Nam, đường Hoàng Minh Giám – Lê Văn Lương và các điểm nóng khác trong danh sách các điểm thường xuyên ùn tắc giao thông.

PV: Xin cảm ơn ông!

Tags:
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //