Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Du xuân trên làng đào Nhật Tân

Phóng viên - 16/02/2018 | 9:53 (GTM + 7)

VOVGT- Những câu chuyện về đào Nhật Tân những ngày Tết...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Vườn đào Nhật Tân vô cùng sôi động trong những ngày gần Tết... (Ảnh: Nhân Trần)

Sắc hồng tươi thắm của những cánh hoa đào có lẽ là màu sắc mang lại nhiều cảm hứng nhất cho chúng ta trên hành trình đón xuân mới. Xuyên suốt hành trình du xuân hôm nay sẽ là những cánh hoa đào tượng trưng cho may mắn, niềm vui, cho tình yêu sắt son, nồng ấm, và cho cả những trải nghiệm sâu sắc của cuộc sống.

Hành trình du xuân trên những cành đào thắm của vùng đất Nhật Tân hôm nay cũng không thể thiếu vị khách mời quen thuộc của chương trình, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến – báo Hà Nội Mới, người luôn mang tới cho mỗi chương trình Bánh xe đồng vọng những câu chuyện thú vị và đầy ý nghĩa.

Ngày nay, khi cuộc sống ngày một đủ đầy và tiện nghi hơn thì để trang trí cho ngày tết, chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn. Mặc dù ở Việt Nam, vào mùa xuân có rất nhiều loài hoa đua sắc khoe nở nhưng có lẽ, người Việt vẫn luôn thích trưng đào vào dịp tết là bởi có những ý nghĩa riêng nữa chứ không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp. 

Tích dân gian có tên là “Thần Trà - Uất Lũy”. Tích này như sau: ngày xửa ngày xưa, dưới gốc cây đào già ở núi Sóc có 2 vị Thần Trà và Uất Lũy cư ngụ, họ giữ trọng trách cai quản 1 đàn quỷ nghịch ngợm và hay phá phách dân làng. Nếu con quỷ nào hại dân sẽ bị 2 vị thần này trừng phạt, nhưng mỗi khi tết đến , 2 vị thần này lại lên chầu trời để trình Ngọc Hoàng mọi chuyện dưới trần gian thì lúc này lũ quỷ mới lợi dụng để ra tay. Vì thế, vào dịp đón xuân mừng tết, người ta thường hay trưng 1 cành đào trong nhà để cho lũ quỷ này tưởng là Thần Trà và Uất Lũy vẫn còn ở đó thì sẽ không dám bén mảng tới.

Cũng từ cái tích này thì dẫn đến phong tục người dân Bách Việt xưa gọi là có tục treo đào phù, hay còn gọi là bùa đào để dọa ma quỷ. Đào Phù thì vẽ Thần Trà - Uất Lũy trên giấy hồng điều, giấy đỏ, nên có thể lừa được ma quỷ, dần dần người ta cũng thay đào phù bằng các câu đối viết trên giấy hồng. Việc này nó mang 2 ý nghĩa, một là vừa xua đuổi được ma quỷ, thứ 2 là vừa bày tỏ được mong muốn tốt đẹp của chủ nhà.

Màu hồng đỏ của hoa đào trong dân gian, thường được gọi là hỷ tín, mà hỷ tín tức là màu của may mắn, nên ngày tết mà có hoa đào đỏ thắm sẽ làm hồng căn nhà và màu hồng cũng khiến không gian bé nhỏ trong mỗi gia đình trở nên ấm cúng hơn nhiều.

Đồng thời, cũng vì người Việt coi màu đỏ là màu của may mắn thì rất nhiều thứ trong ngày tết đều có màu đỏ, ví dụ như là; câu đối, phong bao lì xì, thậm chí là cái bánh chưng sau khi luộc xong, gói lại rồi người ta còn gói lớp lá dong mới cũng buộc thêm 1 cái lạt đỏ vì người ta mong muốn 1 năm mới gặp nhiều may mắn. mặt khác, màu đỏ cũng là màu máu, màu của sự sống, của sự tái sinh. Vì thế cho nên màu đỏ là màu đặc trưng trong ngày tết của người Việt và đặc biệt, nổi trội nhất chính là màu sắc của những cánh hoa đào rực rỡ trong không gian ngày tết đấy.

Tích dân gian Thần Trà Uất Lũy đã lý giải được rất nhiều nét đẹp trong phong tục đón tết của người Việt có liên quan đến cây đào. Và ở miền bắc Vn thì cứ nhắc đến đào thì chắc chắn không thể không nhắc đến cái tên Nhật Tân –một làng cổ ở khu vực Hồ Tây của HN nổi tiếng với nghề trồng đào. Nhưng tại sao vùng này lại trồng đào và cây đào xuất hiện ở Nhật Tân từ bao giờ thì đó lại là một câu chuyện dài với rất nhiều tình tiết thú vị nữa.

#Mình không phải người ở đây, năm nay mình mới có dịp ra HN chơi và thăm vườn đào Nhật Tân, chưa bao giờ mình đến một khu trồng đào nào rộng và nhiều đào như vậy. Các thế, các dáng đào rất là đa dạng, mà người dân trồng đào cũng rất là nhiệt tình với khách đến vườn xem.

# Riêng vườn đào Nhật Tân thì năm nào nhà mình cũng đi vào những dịp giáp tết. Có năm tới mua đào, có năm tới thuê đào, có năm tới thì chỉ là để chụp ảnh, thăm thú, tận hưởng cái không khí xuân. Ở đây có cái rất hay đó là người ta có những cây đào rất to, rất đẹp tuổi thọ có khi phải mấy chục năm người ta cho mình thuê chơi tết, hết tết lại trả lại cho họ, mình vừa không phải chăm cây suốt năm mà giá thành lại rẻ. Năm ngoái nhà mình thuê 1 gốc đào bích ở đây chơi hết tết trả lại cho người ta chăm sóc, năm nay nhà mình lại đến đây và đang định thuê lại đúng cây đó.

# Mình chỉ đến đây chụp ảnh vườn đào thôi, về việc chơi đào chọn đào mình cũng không sành lắm. Mọi năm đi chợ hoa hay đi mua đào ở Nhật Tân thì cũng đều đi cùng bố, bố mình thì rất kĩ tính trong việc chọn cây chơi tết, luôn chọn được những cây hợp với nhà mình, không to quá, chỉ cần nhỏ nhỏ xinh xinh nhưng nhiều hoa, nhiều lộc, cánh dày.

# Năm nào mình cũng giành thời gian đi sắm tết với bố mẹ, đi mua đào thì là việc không thể thiếu. Theo mình thì đã là ngày tết thì trong nhà không thể nào thiếu cành đào. Mình thì thích đào bích bởi cái sắc hồng đỏ của nó, trông rất là rực rỡ, nhìn vào đã thấy được cái không khí ngày tết.

# Ở Hà Nội mà nhắc đến đào thì Nhật Tân là nhiều nhất, gần như là nguồn cung cấp đào cho cả thành phố, mình hay được đi cùng bố mẹ trong những lần đi chọn đào chơi tết. Nhà mình luôn thích những gốc đào rừng to được đưa về Nhật Tân ghép mắt, nhiều nụ, bông nở to nhiều cánh và dày mình.

Các chủ vườn và người làm vườn thường xuyên kiểm tra quá trình chăm sóc đào tại vườn (Ảnh: Nhân Trần)

Quả thật, cho đến ngày nay, với rất nhiều gia đình người Hà Nội, ngày tết không thể thiếu sắc thắm của cành đào bích Nhật Tân. Vậy xuất xứ của giống đào bích xuất hiện ở khu vực Nhật Tân này là như thế nào, thì ngay sau đây sẽ là câu chuyện từ nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến cùng PV chương trình:

PV: Thưa anh, nhắc đến đào Nhật Tân thì đặc biệt nhất đó chính là giống đào bích. Anh có thể cho biết nguồn gốc xuất xứ giống đào này ở Nhật Tân là như thế nào ạ?

Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến: Nhật Tân có tên cũ gọi là phường Nhật Chiêu. Sở dĩ có tên nhật chiêu vì kiêng tên húy của vua Nguyễn nên phải đổi lại là Nhật Tân. Đầu thế kỷ 20, có 1 vị khách ở phương xa đến quán Trấn Vũ, tức đền Quan Thánh ta hay gọi hiện nay, dâng lên 1 cành đào bích và cụ Thủ Từ lúc này tên là Đồng Khuê thấy cái cành hoa đó nở thắm rực cả 1 góc chùa thì cụ Thủ Từ mới nhận ra đây là 1 giống đào quý hiếm, sau đó cụ cho ghép vào gốc đào ta để giữ giống, sau đó giao cho 2 người ở làng Nhật Tân lưu giữ. 2 người ở làng Nhật Tân này 1 người tên là Đường Nguyên và 1 người tên là Hương Việt. Từ đó cho đến sau này, giống đào bích được làng Nhật Tân nhân rộng ra.

Tuy nhiên, về cái tích này thì tôi đã từng đến Nhật Tân để hỏi rõ là 2 cụ Đường Nguyên và Hương Việt là ai và họ hàng, con cháu như thế nào, tuy nhiên, vì Đường Nguyên và Hương Việt chỉ là tên chữ, không có tên nôm nên không biết 2 cụ ở xóm nào, cái thứ 2 nữa là khách phương xa đến quán Trấn Vũ nếu là người VN thì chắc chắn phải có ở 1 vùng đất nào đó ở miền bắc có giống đào quý này, tuy nhiên cho đến ngày nay vẫn không thấy có sử sách nào nói đến chuyện này. Nếu khách phương xa gọi là người Trung Hoa thì cũng có thể tin được bởi vì ở Trung Hoa cũng có giống đào bích.

PV: Như vậy là giống đào bích cũng mới chỉ xuất hiện ở vùng đất Nhật Tân này từ khoảng đầu thế kỷ 20 thôi và những thông tin như thế dường như cũng cho thấy là cũng khó có thể xác minh được đó là câu chuyện thật hay giả. Hoặc là mức độ chính xác của nó đến ở mức nào. Vậy bích đào của Nhật Tân có gì khác so với bích đào ở Trung Quốc, thưa anh?

Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến: Tuy nhiên, bích đào ở Trung hoa và Nhật Tân lại có sự khác nhau. Bích đào ở Nhật Tân hoa to, mỗi cụm có dăm bông, mỗi bông có 12-14 cánh, nhưng cũng có loại bông kép, có tới 23 cánh, tuy nhiên loại này ít được trồng vì không được người chơi ưa chuộng. Cánh đào bích ở Nhật Tân màu hồng thắm, xếp thành nhiều lớp,bao bọc nhụy vàng, lá bích đào hình lưỡi mác, màu xanh, cành vươn thẳng, thì đó cũng là những đặc điểm riêng của bích đào Nhật Tân so với bích đào ở Vân Nam Trung Quốc.

PV: Tại sao Nhật Tân lại là nơi trồng đào và tạo ra màu hoa đẹp hơn các vùng khác, thưa anh?

Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến: Vì đất Nhật Tân là đất pha cát, lẫn sỏi, ko ngấm nước và bở, rất thích hợp cho việc trồng đào. Vì thế ở Nhật Tân còn có 1 dinh đào cổ hướng mặt ra Hồ tây quanh năm lộng gió. Nắng , gió và hơi nước tạo nên sắc đào hồng tươi, dăm đào đỏ tía, nụ to, phấn trắng, bông đào nở căng màu hồng đậm và số lượng cánh nhiều gấp đôi, gấp rưỡi khi trồng ở nơi khác, đặc biệt đào trồng ở Nhật Tân, khi hoa nở hết thì sẽ tàn và rụng từng cánh và không bao giờ bị quắt lại. Thì đó là những cái đặc điểm địa lý, khí hậu để giải thích vì sao đào Nhật Tân lại là đất trồng đào được nhiều người ưa chuộng đến như thế.

PV: Vâng, cả điều kiện lịch sử, điều kiện thổ nhưỡng và nhiều yếu tố khác nữa đều đã mang đến vẻ đẹp tổng hòa và sắc đỏ đặc biệt như thế cho bích đào Nhật Tân. Và theo như tôi được biết là ở đào Nhật Tân từ xưa đã có vùng trồng đào rất rộng lớn, gọi là dinh đào, anh có thể chia sẻ câu chuyện về dinh đào Nhật Tân được ko?

Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến: Nói về dinh đào ở Nhật Tân thì trước năm 1954 thì Nhật Tân có 1 dinh đào chuyên trồng đào, vì thế nó có tên là dinh đào. Dinh rộng chừng khoảng 5ha trông ra Hồ Tây và ở đây có cây đào cổ có từ nhiều thế kỷ nay. Ngoài dinh đào thì những người dân ở Nhật Tân cũng trồng đào ở những mảnh đất nhỏ với một số người ở HN khoảng tk 20 chỉ cần làng Nhật Tân cung cấp thì cũng đủ hoa để chơi tết.

Tuy nhiên, cái dinh đào dù đã tồn tại trước đó rất lâu nhưng sau năm 1954, chế độ mới thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp và Nhật Tân khi đó là ở vùng ngoại thành, cũng thuộc đất nông nghiệp và do quan niệm cây đào, chơi đào cũng là một thứ xa xỉ, là tàn dư của thực dân phong kiến nên dinh đào đã bị phá và thay vì chuyện trồng đào thì ng ta lập nên 1 trại , gọi là trại vịt, tức là chuyên nuôi vịt và cùng với lại chuyện phá bỏ dinh dào, tất cả những cây đào hay đất trồng đào trước đó phải vào Hợp tác xã (HTX) và người ta thành lập 1 HX chuyên trồng đào cung cấp cho ng dân vào dịp tết thì bên cạnh các đào của các hội dân trồng thì có đào của HTX.

Đào của HTX khác với tư nhân là họ mang ra bán ở chợ hàng lược vào ngày ông công ông táo lên trời thì HTX Nhật Tân bán ở mậu dịch. Vì là của chung nên mng cũng ko chăm sóc nên đào Nhật Tân bán ở mậu dịch thì nó khô héo quắt queo và ít dc mng quan tâm.Nhưng sau khi đất nước đổi mới thì HTX trồng đào ko còn nữa và việc trồng đào lại dc giao lại cho các hộ dân, đặc biệt là những nghệ nhân có kinh nghiệm nhiều năm thì họ lại tiếp tục trồng đào Lúc này đào Nhật Tân cũng trở lại vị trí trong đời sống tâm linh và tinh thần của người Hn nói riêng và ng dân Vn nói chung.

Tuy nhiên, lại có 1 điều khác xảy ra là năm 2001, lúc này, thành phố HN đã liên doanh với 1 doanh nghiệp nước ngoài để làm ra khu đô thị Ciputra thì khu đô thị này được quy hoạch trên đúng phần đất trồng đào của vùng Nhật Tân và Phú Thượng. Vì thế, đất trồng đào bị thu hẹp, thậm chí chỉ còn lại những mảnh nhỏ và lúc này, tâm trạng của những người dân ở Nhật Tân vốn có hàng trăm năm trồng đào thì rất buồn, xót xa khi thấy mảnh đất mà ông cha họ đã trồng đào trên đó nay ko còn.

Nhưng cái khó ló cái khôn, họ khẩn hoang, ra ngoài bờ sông, người thì thuê đất, người thì mua đất, ng thì tp giao đất, họ lại khai phá và lập nên 1 dinh đào mới gọi là dinh đào Tứ Liên. Cho đến ngày hôm nay, dinh đào Tứ Liên cũng phần nào thay thế được vùng đào Nhật Tân và tết vẫn là đào Nhật Tân, vẫn cung cấp cành đào , cây đào, đào thế cho những ng dân ko chỉ ở HN mà còn ở các vùng xung quanh cho những người sành chơi.

PV: Vâng, như vậy là với rất nhiều sự nỗ lực và tâm huyết của người dân làng Nhật Tân thì dinh đào Nhật Tân dù không còn được như xưa nhưng vẫn còn giữ được, để như ngày nay chúng ta được đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh, thưởng xuân mỗi dịp tết đến xuân về ở nơi đây. Cây đào đối với người Nhật Tân quan trọng là thế thì chắc hẳn cũng còn rất nhiều câu chuyện thú vị khác liên quan, anh có thể tiếp tục chia sẻ với các thính giả đang lắng nghe chương trình chứ ạ?

Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến: Nói về hoa đào Nhật Tân thì nó cũng có rất nhiều chuyện, ví dụ như: Vào cuối thế kỷ 19, khi mà thành Hn chưa bị phá thì vào dịp tết, tức là vào ngày 23 tháng Chạp, khi mở chợ bán hoa thì người dân trồng đào Nhật Tân mang đào xuống chợ để bán thì quãng đường cũng khá xa.

Lúc mang đào đi thì trời còn sáng nhưng lúc trở về thì trời đã tối mò, mà ngày xưa người ta chỉ có đi bộ, lại phải đi qua những đoạn đường vắng vì thế sau khi bán dc đào và để giữ dc số tiền đó thì họ sợ bị kẻ cướp dọc đường cướp mất thì họ thường lấy vải quấn lên đầu giả làm bị thương, hoặc quấn tiền trong đó để cho kẻ cướp tưởng là người bị thương thì sẽ bỏ qua và sẽ ko khám xét kỹ nữa, vi thế cho nên những chuyện người Nhật Tân khi bán đào vào dịp Tết quấn tiền vào các miếng vải giả vết thương cũng là chuyện vui và thực tế nó cũng đã diễn ra ở làng này.

Cây đào Nhật Tân  còn có 1 chuyện khác cũng rất đặc trưng, tức là năm 1973, khi VN và Hoa Kỳ ký hiệp định Paris đình chiến và Mỹ phải rút quân khỏi VN thì ở trong sân bay Tân Sơn Nhất có 1 trại của ban liên hiệp quân sự 4 bên. Ngày tết, trên 1 chuyến máy bay từ sân bay Gia Lâm vào Tân sơn nhất thì những người có trách nhiệm đã gửi cành đào Nhật Tân rất to theo chuyến máy bay đó và mang vào SG và cành đào này được trưng ngay ở trong trại David ở sân bay Tân Sơn Nhất khiến cho những người lính VN cộng hòa thấy rất là lạ.

Rồi những binh lính Hoa Kỳ cũng thấy lạ bởi vì 1 cành đào to, hoa nở đẹp và rực rỡ, đó cũng là những dấu ấn của đào Nhật Tân không chỉ ở trên đất HN, vùng đồng bằng bắc bộ mà cành đào Nhật Tân trước đó đã theo truyền thuyết vào tận trong kinh đô Huế và sau này là vào tận Sài Gòn. Giữa 1 xứ sở chỉ có mai vàng bỗng có cây đào rực rỡ nở thắm thì đó cũng là sự rất lạ đối với nhiều người.

Nói về đào Nhật Tân đầu thế kỷ 21 thì cũng có 1 chuyện khá vui. Tức là năm 2000, khi chứng khoán Việt Nam bắt đầu mở ra và phát triển dần dần, cho đến năm 2006, thị trường chứng khoán VN lúc này mặc dù rất ít mặt hàng nhưng có rất đông người chơi. Nhưng đến năm 2007, 2008, lúc đó chứng khoán bắt đầu đi xuống và tất cả những ng chơi chứng khoán năm đó kiêng chơi hoa đào, vì sợ hoa đào sẽ khiến họ đen đủi nên tết năm 2007-2008 những ng trồng đào Nhật Tân gần như vỡ trận, đào trồng ra không bán được.

Thứ 2 nữa là chuyện vì là người Thăng Long- Hà Nội lại khác với các vùng miền khác ở đồng bằng bắc bộ là chơi đào sớm hơn. Họ chơi đào bắt đầu từ rằm tháng Chạp và họ chơi dài dài cho đến khi vào phiên chợ hoa, tức là ngày 23/chạp thì lúc đấy chính thức mở chợ thì có nhiều loại đào hơn.

Người HN ko chỉ chơi đào từ rằm tháng chạp mà ngoài tét họ cũng chơi đào, ví dụ như ra ngoài tết, tức khỏag rằm tháng giêng, nhiều người HN vẫn còn đi mua những cành đào còn sót lại, bó thành từng bó, mang về cắm thành những bình nhỏ trưng ở trong nhà tạo cảm giác ấm cúng, thân mật, tết dường như dc kéo dài trong gian phòng của mình.

PV: Vâng, đó thực sự là những câu chuyện, những dấu mốc khó phai trong đời sống tinh thần của người dân trồng đào Nhật Tân trong suốt quá trình gần 1 trăm năm qua. Rất cảm ơn Anh đã dành cho chương trình nhiều câu chuyện ý nghĩa như thế, để chúng tôi và các thính giả đang lắng nghe chương trình cảm nhận được sâu sắc hơn vẻ đẹp của loài hoa này, trên vùng đất này, trong những ngày đầu năm ý nghĩa này.

Còn bây giờ, xin mời quý vị và các bạn cùng quay trở lại phòng thu để tiếp tục hành trình du xuân đặc biệt trên những cánh đào tươi thắm của chương trình Bánh xe đồng vọng hôm nay.

Qua những câu chuyện, những điều mà chúng ta vừa trò chuyện với nhau có thể thấy được thực ra cây đào đối với người Nhật Tân không chỉ là phương tiện mưu sinh mà nó còn là bạn tri kỷ, là gắn bó máu thịt với nhiều dòng họ sống ở đây bởi vì để tạo ra dc cây đào đẹp thì cần rất nhiều kinh nghiệm và sự công phu, sự đam mê một cách kiên trì, bền bỉ.

Với những giống đào như đào phai, đào bích, việc chăm sóc miệt mài suốt cả năm trời chỉ để phục vụ cho vào chục ngày hoa nở vốn đã công phu như vậy thì với một giống đào quý hiếm hơn như đào Thất Thốn thì sự đam mê, tâm huyết của những người trồng đào thực sự không đong đếm được. Xin mời quý vị và các bạn cùng đến với phóng sự sau để hiểu thêm hành trình đầy nhiệt huyết và trăn trở của những người trồng đào, những người chơi đào đã chia sẻ cùng chương trình, đặc biệt là với người trồng đào Thất Thốn:

Nói về cây đào Nhật Tân cho đến ngày hôm nay rất nhiều nơi trồng đào, tuy nhiên cây đào Nhật Tân có 1 vị trí với những người chơi đào sành sỏi, vì đào Nhật Tân không chỉ là bông to, nụ thắm, mà còn lâu tàn và những người nghệ nhân trồng đào nơi đây đã rất khéo léo khi tạo ra các thế khác nhau, ví dụ như thế long giao, tức là 2 cành quấn nhau, hoặc thế phụ tử…để tạo cho người chơi 1 cảm giác lạ và mang nhiều ý nghĩa. Đối với người chơi đào thì đó cũng chính là những điều rất riêng biệt của đào Nhật Tân.

Riêng với nhà tôi cây đào có ý nghĩa đặc trưng của ngày tết, ko thể thiếu trong ngày tết,cây đào vừa tượng trưng cho mùa xuân, vừa tượng trưng cho sức khỏe và sự bình an. Theo quan niệm xưa thì nó còn có tác dụng về phong thủy, xua đuổi ma tà, cây đào không thể thiếu trong dịp tết đến xuân về. Theo tôi thì bây giờ không thiếu hoa đẹp, rất nhiều loại lan quý, thế nhưng mỗi loại cây đều có một ý nghĩa riêng của nó, chính vì có ý nghĩa riêng của nó nên nó không thể mất đi vai trò, như dịp tết trong nam có thể có mai còn mình bắc thì dứt khoát phải có đào. Ngày tết mà kén được một cành đào bích Nhật Tân thì thật là tốt. Tất nhiên là không chọn được cây đào ưng ý thì cũng hơi buồn nhưng mình đành chọn một cành hoặc cây nó nhỏ hơn cái mức mình thích, chứ đắt rẻ dù sao cũng vẫn nên có 1 cành, 1 cây đón xuân.

Đào đối với người Nhật Tân không chỉ là phương tiện mưu sinh mà nó còn là bạn tri kỷ, là gắn bó máu thịt với nhiều dòng họ sống ở đây bởi vì để tạo ra được cây đào đẹp thì cần rất nhiều kinh nghiệm, lòng đam mê và sự công phu. Đối với người trồng đào Nhật Tân thì ko phải cây to, hoa sai, nhiều nụ là đẹp mà đào Nhật Tân trồng ra là phải đủ các yếu tố, thứ nhất là nhất dáng, nhì hoa, thứ 3 mới đến là nụ. Ngoài 3 thứ đó ra thì còn phải điểm thêm 1 chút lộc mới nhú, nếu may mắn nữa thì sẽ có thêm 1 vài quả non thì đó mới là 1 cây đào lý tưởng đối với người trồng đào Nhật Tân. Những kinh nghiệm ấy được chắt chiu, nuôi dưỡng bằng niềm đam mê từ nhiều thế hệ truyền lại trên mảnh đất đặc biệt này:

Anh Hoạt-người trồng đào: Anh theo nghề trồng đào 25 năm Anh học từ bố anh, từ đời các cụ cha truyền con nối, từ bé đến lớn phải có bố mẹ cô bác chỉ dạy thì mới làm được chứ không phải ai sinh ra cũng tự nhiên làm được, và phải yêu nghề thì mới làm được.

Anh Lê Hàm-người trồng đào Thất Thốn: “Trước hết là về người trồng, thực ra mà nói nó cũng cần tới sự say mê vô bờ bến, có thể nói là ăn đào, ngủ đào, giấc mơ cũng là về đào. Đấylà đối với ng trồng, cũng phải học hỏi nhiều, ngoài về cái giống hoa còn chú ý đến thế nữa”

Với đào bích, đào phai, việc chăm trồng đã vất vả, công phu thì với giống đào Thất Thốn – một giống đào được người yêu đào ưu ái gọi là đào tiến vua, đào thờ..., giờ có thêm cái tên là "đào chảnh" bởi sự thanh cao, khó chiều của giống hoa này. Xưa, chỉ có những bậc quyền quý, cao sang mới chơi loại đào này. Để có thể nuôi dưỡng được một cây đào Thất Thốn hoàn chỉnh, hoa nở đúng dịp Tết, người trồng phải bỏ ra nhiều năm trời chăm sóc với những kỹ thuật không hề đơn giản và cả một sự đầu tư không nhỏ về kinh tế. Anh Lê Hàm – một người trồng đào Thất Thốn tại một vườn đào trên đường Âu Cơ, với gần 30 năm đeo đuổi chia sẻ:

Về việc chăm sóc cây đào nói chung bản chất nó đã mang đầy tính khó khăn vì cây đào ko như các loài cây khác vì nó phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Riêng cây đào thất thốn này lại có đặc điểm hơn các cây đào khác là nó ra hoa vào tháng giêng chứ ko vào tết, đột nhiên vào những năm có tháng nhuận,dư tháng thì nó mới rơi vào đúng tết. Vì sự thất thường như vậy sẽ ko tạo dc thị trường, ng chơi cũng ko thể chờ đợi dc mình dc.nên quá trình làm thì mình rất mong muốn, ước mơ làm sao nó trúng tết. sau đó mình tìm tòi, mày mò, kéo dài trong giai đoạn gần 15 năm, tính đến từ lúc bắt đầu thành công đến bây giờ là 30 năm. Lúc đầu cũng thất bại nhiều lắm, đối với ai trồng đào cây đào thất thốn thì đều biết thất bại là cái chuyện đương nhiên, ai quyết tâm thì lao theo,, ko thì bỏ cuộc. Tôi cũng có cái thuận lợi là được sinh ra và lớn lên ở làng đào, tiếp xúc với các cụ đi trước,mình cũng tận dụng, học hỏi dc, ngoài ra làm các cây khác mình lại áp dụng sang cây đào, mỗi thứ 1 tí, mình tổng kết rồi thử nghiệm trong 1 thời gian dài, gần đây đã đạt được những thành công nhất định, khoảng 90% là mình có thể chủ động cho nó ra hoa trúng tết âm lịch.Hiện tại tôi vẫn nghiên cứu tiếp cho nó hoàn thiện

Ở làng đào Nhật Tân những ngày giáp tết có điều rất lạ là mỗi một nhà trồng đào lại muốn có 1 ông trời riêng. Người trồng đào Nhật Tân trông cả vào ông trời, trông vào thời tiết. Đặc biệt vào tháng Chạp, tháng quyết định của mỗi vụ đào trong năm thì cứ mỗi sáng, mỗi đêm, mỗi ngày, dù cùng 1 làng, cùng 1 nơi nhưng mỗi người nhìn lên trời với một tâm trạng khác nhau.

Có người mừng, có người lo, và họ cứ sống trong tâm trạng thấp thỏm lo âu,mong ước khác nhau như thế cho đến khi họ cắt cành đào và bán được cành đào đó đến tận tay người chơi đào thì mới thở phào nhẹ nhõm được. Đó cũng là chuyện rất riêng chỉ có ở làng đào Nhật Tân từ khi có đào được trồng trên vùng đất này.

Anh Hoạt nói: Chăm sóc đào nó khó khăn lắm, ai mà không am tường về kinh nghiệm là không làm được. Nghĩa là làm thì ai chả trồng được nhưng làm sao để nó nhìn bắt mắt và nó đẹp thì mới bán được. Cái bí quyết thì nó cũng chỉ phần nào thôi, về cái kĩ thuật chăm sóc và sửa cây sao cho nó đẹp thôi chứ còn thời tiết thì không ai đoán được. như năm ngoái có lúc bán đào mà phải trời mưa, rét mà vẫn phải đánh bán cho khách. Thợ của tôi còn phải mặc áo mưa để đánh, khiêng cây đào người ướt như chuột lột mà vẫn phải đánh để đúng ngày khách yêu cầu phải mang đến cho người ta chơi tết.

Người trồng đào Thất thốn phải đầu tư khá nhiều về tiền bạc và công sức. Thậm chí còn phải xây nhà, lắp điều hòa để đưa hoa vào đó nuôi dưỡng. Những khi mưa nắng thất thường, nếu không phải là một "bảo mẫu" khéo léo sẽ không thể chăm sóc tốt cho hoa. Chỉ khi những chồi lộc đâm ra, vươn dài 7 thốn như những lưỡi kiếm thì khi đó hoa mới chịu xuất hiện và bung nở những lớp cánh khoe sắc.

Ngay cả với người chơi đào thất thốn cũng không chỉ đơn giản là phải chi ra hàng chục triệu đồng để sở hữu một cây đào mà còn phải có tình yêu, niềm đam mê, sự nhẫn nhịn với giống hoa khó chiều này. Và cũng chỉ với đào Thất Thốn, cả người trồng và người chơi mới dám mạnh tay đầu tư về kinh tế, công nghệ, kỹ thuật để được thưởng sắc hoa đặc biệt của nó trong dịp Tết, anh Lê Hàm cho biết thêm:

Anh Lê Hàm nói: Đối với cây đào nói chung mà mình áp dụng thực ra nhiều ng có điều kiện áp dụng nhưng hiệu quả ko như mong muốn vì cây đào kia mình ko thể nâng giá được, còn việc áp dụng này nó yêu cầu một sự đầu tư nhất định,mà tính đi tính lại thì hiệu quả kinh tế ko có thì ko ai dám làm cả nên nhiều người ko dám áp dụng, mà chỉ áp dụng dưới hình thức thấp như chụp nilong, thắp bóng điện, chứ ko làm nhà lạnh, máy điều hòa, độ ẩm, ánh sáng…vì cái này chi phí cao, giá thành nó cao nên ng ta ko áp dụng được cho đào thường mà chỉ áp dụng cho đào thất thốn được vì cây đào này nó nhỏ gọn, đặc sắc của nó hơn hẳn đào khác thì giá thành của nó mới hơn hẳn các loại đào kia.

Thêm một điều rất kỳ lạ đối với người trồng đào Nhật Tân, đó là việc kinh doanh đào ở mảnh đất này nó không chỉ đơn thuần là bán và mua, mà nó còn là nghệ thuật. Bởi lẽ, khi những người mua mà nhìn ra cái đẹp và người bán thấy được lòng yêu đào của khách thì chuyện giá cả lại ko thành quan trọng nữa. Người trồng đào sẵn sàng bán rẻ vì họ biết chắc chắn rằng khách mua là người có lòng yêu đào và biết chơi đào. Cái duyên gặp gỡ đó họ phải trân trọng, nâng niu từ biết bao ngày cần mẫn,chắt chiu tình yêu và niềm đam mê gửi gắm vào những cành đào thắm. Anh Lê Hàm chia sẻ:

Cái này cũng chọn người chơi lắm, nó khó đấy, vì không gắn bó với nó, cái này không phải ai cũng có duyên chơi với nó. Theo tôi, chơi cái này thì phải là người có thời gian, có điều kiện, có sự kiên trì, nghệ sĩ một tí, sang trọng nữa thì nó mới có thể phù hợp với loại đào này. Nói nó không ồn ào cũng không đúng nhưng khi nó nở ra thì phải có thời gian thưởng thức nó chứ không cũng phí vì khoảnh khắc này nó cũng ngắn. Đó là những yếu tố cần có của người trồng đào và chơi đào này. Cảm xúc của người trồng mà khi có 1 người chia sẻ thì thật là tuyệt vời.

Tôi cũng gặp nhiều trường hợp, mình trân trọng điều đó lắm, mình làm ra được nhưng mình vẫn trân trọng người ta chơi thì người ta biết, có những phát hiện của họ,, quan sát của người ta mặc dù mình trồng lâu rồi mà mình không phát hiện ra. Đấy là cái điều thú vị ở cây đào thất thốn này,nó hơn hẳn các cây đào khác, hơn hẳn các thú chơi khác.

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng đưa ra những chiêm nghiệm về thời gian trong vần thơ: Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua/ Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già. Với những người từng trải, với những con người đã tự nhận mình là người “mang nợ” sắc hoa như người dân ở làng đào Nhật Tân thì họ thấu hiểu quy luật này hơn ai hết.

Mùa xuân trôi qua, những cánh hoa đào sẽ phai màu và rụng xuống, chỉ còn những cành đào khẳng khiu ở lại chắt chiu lộc trời và tình yêu mà con người dành cho, đợi một mùa xuân mới sẽ lại đâm chồi bung nở. Vì thế, đến với nơi đây để cùng họ nắm bắt những khoảnh khắc rung động, mong manh và cũng là thiêng liêng, đáng nhớ nhất của mùa xuân, hội tụ trong sắc thắm hoa đào có lẽ là điều mà ai cũng một lần ao ước.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //