Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xây cầu vượt tràn lan, cảnh quan đô thị lồi lõm đến bao giờ?

Phóng viên - 02/04/2022 | 16:07 (GTM + 7)

Thực trạng những cây cầu vượt qua nút và cầu bộ hành sau 10 năm được sử dụng, cụ thể ra sao? Quy hoạch đô thị sẽ sửa lỗi như thế nào với các cầu vượt đã quá tải hoặc lỗi thời?

 

Thực trạng những cây cầu vượt qua nút và cầu bộ hành sau 10 năm được sử dụng, cụ thể ra sao?

Quy hoạch đô thị sẽ sửa lỗi như thế nào với các cầu vượt đã quá tải hoặc lỗi thời?

Câu trả lời có trong Diễn đàn 91 với chủ đề: “Xây cầu vượt tràn lan, cảnh quan đô thị lồi lõm đến bao giờ?", phát sóng trực tiếp trên VOVGT FM91 lúc 16h đến 17h thứ Bảy, ngày 02/04/2022.

Đừng quên chia sẻ ý kiến của bạn với chủ đề này của Diễn đàn 91 qua Hotline: 024.37.91.91.91 và qua Fanpage: VOV Giao Thông

Thực trạng những cây cầu vượt qua nút và cầu bộ hành

Từ 2 cầu vượt nhẹ khánh thành vào năm 2012, đến nay Thành phố Hà Nội đã có 12 cây cầu vượt qua các ngã tư trọng điểm.

Sự xuất hiện của những công trình này đã góp phần giải quyết nhu cầu đi lại tại các điểm nóng đã từng gây rất nhiều khó khăn cho người tham gia giao thông trên địa bàn Thủ đô.

Tuy nhiên, nó mới chỉ giúp tăng khả năng lưu thoát trên cầu, còn tại các khu vực chân cầu, đường dẫn lên cầu vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. 

Trong khi đó, cầu vượt Láng Hạ tại ngã tư Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng sau khoảng 10 năm sử dụng đã xuất hiện những hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn:

"Cái mố giáp ranh giữa chân cầu và thân cầu bị hẫng thành cái ổ ở đấy, cần phải sữa chữa nhanh, nếu không xe đi nhiều dộng xuống khéo còn đứt cầu. Cần sửa chữa sớm để tránh xảy ra ùn tắc hoặc xảy ra tai nạn", một người dân cho biết.

Mặc dù những cây cầu vượt qua nút giao thông được đầu tư kinh phí từ 60-70 tỷ đồng ở những công trình đầu tiên và 200 - 300 tỷ đồng cho các công trình sau này; nhưng TS Dương Tất Sinh, Giảng viên Bộ môn Đường bộ, Trường Đại học Công nghệ GTVT cho rằng, chi phí này chủ yếu cho phần vật liệu thi công chứ không đảm bảo tính đồng bộ của nó trong mạng đường giao thông Hà Nội: "Phần đường được quy hoạch, xây dựng trước còn cầu vượt được xây dựng sau, mang tính chất giải quyết ùn tắc cấp bách nên nó thiếu đồng bộ. Từ đó quỹ đất dành cho công tác tổ chức giao thông bị thiếu, thiếu các làn tách nhập dòng dẫn tới ùn ứ".

Song song với việc đầu tư nhiều cầu vượt bắc qua các ngã tư trọng điểm, Hà Nội đã tiến hành xây dựng hàng loạt cây cầu vượt dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, từ đó đến nay, người dân dường như không “mặn mà” lắm với việc sử dụng, thậm chí ngày càng thưa vắng:

"Đến bây giờ hầu như người ta không đi mấy, thực tế là người đi bộ qua cầu rất ít, người ta toàn đi tắt qua đường".

"Em không biết vì sao mọi người lại không đi nữa, mọi người đều băng vèo qua đường, rất nguy hiểm".

Giá của mỗi chiếc cầu vượt bộ hành là từ 8 đến 10 tỉ đồng, tùy vào quy mô và thiết kế của cầu. Số tiền đầu tư lớn như vậy nhưng lợi ích lại rất hạn chế khi người dân vẫn chưa được thúc đẩy thói quen đi cầu vượt bộ hành. Thậm chí có những công trình phải tháo dỡ, di dời.

TS Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế chia sẻ về sự lãng phí này: “Có một số cầu bộ hành khi đưa vào sử dụng đã không phát huy tác dụng hoặc sớm phải di dời để phục vụ thi công những công trình khác. Đây là quán tính của việc quy hoạch thiếu liên kết, thiếu tầm nhìn xa với những mục tiêu và công trình khác".

Quy hoạch đô thị sửa lỗi ra sao với các cầu vượt đã lỗi thời?

Để khắc phục những hạn chế hiện có của các công trình cây cầu vượt qua nút giao thông, các chuyên gia cho rằng, cần tổ chức tốt giao thông qua nút, phù hợp với lượng phương tiện lưu thông. TS Nguyễn Xuân Thuỷ, chuyên gia giao thông nhận định, trước mắt chỉ có giải pháp điều chỉnh, tổ chức lại giao thông:

"Cầu vượt vẫn có ý nghĩa của nó trong vấn đề giảm ùn tắc nhưng nó không phải làm phép lạ gì cả. Để đảm bảo cầu vượt phát huy tác dụng, chúng ta phải tổ chức giao thông tốt, đèn xanh, đèn đỏ phải hợp lý thì mới điều khiển được dòng giao thông.

Cơ quan quản lý đường bộ phải nhìn nhận được tuổi thọ của cầu vượt, đo lại tải trọng, xem lại các mối nối, dầm để thay thế hoặc bảo dưỡng, sửa chữa. Chúng ta phải có điều chỉnh lại, nâng cấp lên và tổ chức giao thông tốt thì sẽ giải thoát được dòng người ùn tắc tại ngã tư".

Đối với công trình cầu bộ hành, TS Dương Tất Sinh, Giảng viên Trường Đại học Công nghệ GTVT cho rằng, điều quan trọng nhất là công trình xây dựng có phù hợp cho người đi bộ không, có đáp ứng được các tiêu chí về cảnh quan, môi trường không thì mới nói đến các giải pháp khác: "Cầu đi bộ nói chung sẽ không bao giờ lỗi thời về ý nghĩa sử dụng, giá trị sử dụng nhưng theo thời gian những công trình sẽ lỗi thời về mặt kiến trúc, làm ảnh hưởng tới không gian, kiến trúc của đô thị, nếu chúng ta xây dựng quá nhiều sẽ làm mất đi cảnh quan của đô thị.

Cho nên Hà Nội nên ưu tiên xây dựng các tuynel qua đường, chứ không nên xây dựng quá nhiều cầu đi bộ. Nó chỉ nên được xây dựng ở những vị trí nào không ảnh hưởng đến kiến trúc, không gian của đô thị".

Về lâu dài, theo TS.KTS Ngô Doãn Đức, nguyên Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cần tiếp tục rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các cầu vượt, cầu dành cho người đi bộ bảo đảm phù hợp, thuận tiện cho người tham gia giao thông:

"Tôi rất quan tâm đến tính bền vững của các công trình cầu vượt đối với cảnh quan tổng thể của đô thị, bởi nếu đây là giải pháp tạm thời thì nó cũng phải phục vụ cho những giải pháp lâu dài.

Chúng ta cần nghiên cứu tổng thể xem bao nhiêu nơi cần xây dựng những cây cầu dạng này, tránh tạo hình ảnh cầu vượt nhấp nhô trong khắp đô thị, phá vỡ cảnh quan đô thị.

Tôi cũng nghĩ rằng các chuyên gia giao thông đã tính toán đến vấn đề này nhưng chúng ta cần nghiên cứu chuyên sâu chứ thỉnh thoảng lại công bố xây dựng thêm 1, 2 câu cầu vượt gây quan ngại cho những quan tâm tới vấn đề này.

Đối với một đô thị vừa hiện đại vừa cổ kính thì việc nghiên cứu triển khai xây dựng công trình giao thông cần phải được tính toán cụ thể hơn để những công trình này phát huy vai trò tích cực".

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

// //