Cuối tháng 8 vừa qua, hàng trăm xe tải, xe container, kể cả xe có thẻ nhận diện luồng xanh bị ùn ứ tại điểm tập kết trung chuyển hàng hóa tại Bến xe Trung tâm thành phố Cần Thơ, kéo dài ra cả trên Quốc lộ 1A.
Nguyên nhân là do, UBND TP. Cần Thơ yêu cầu từ ngày 23/8, tất cả phương tiện vận chuyển hàng hóa muốn đến hoặc đi qua địa phương này phải đăng ký trước.
Địa phương đặt ra những quy định riêng
Mặc dù liên Bộ Giao thông, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lên tiếng nhiều lần, song phải đến ngày 28/8, quy định này mới được bãi bỏ. Nhiều doanh nghiệp và tài xế tỏ ra bức xúc:
"Xe mình chở hàng bưu chính, bưu phẩm chạy từ Bưu điện tỉnh Đồng Nai lên Bưu điện TP. Cần Thơ, có đăng ký với Sở Công thương để vào trả hàng trong thành phố nhưng Thành phố vẫn chưa cấp phép cho".
"Nếu thấy tình hinh dịch bệnh khó khăn quá thì một là cấm hẳn luôn không cho tất cả các xe vào Thành phố nữa, để cho tài xế biết được người ta ở nhà không nhận hàng nữa chứ bây giờ thay đổi liên tục tài xế làm sao theo cho kịp".
Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên các địa phương đặt ra những quy định riêng, bất chấp các chỉ đạo của liên ngành, dẫn đến tình trạng ùn ứ xe chở hàng. Trước đó, từ ngày 18/7 khi 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội, hàng loạt phương tiện vận tải hàng hóa bị ùn ứ tại các chốt kiểm soát dịch diễn ra suốt gần 2 tuần.
Tiếp đến, khi Hà Nội và một số tỉnh lân cận áp dụng Chỉ thị 16 từ ngày 24/7, toàn bộ các cửa ngõ ra vào TP. Hà Nội cũng rơi vào tình trạng ùn ứ nghiêm trọng, hàng loạt xe phải quay đầu khi Hà Nội kiểm soát toàn bộ phương tiện, kể cả xe chỉ đi qua hay trên đường đi lấy hàng về Hà Nội.
Tài xế Phạm Văn Hùng, ở Lục Ngạn, Bắc Giang bức xúc bày tỏ: "Bây giờ đi trên đường làm sao mà nắm được, đỗ trên đường 19 ngày trên đường à? Nhà trọ không cho ở, cơm cũng không bán. Công việc người ta phải đi thì phải cho về, còn ở nhà người ta đi đã đành".
Theo ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa TP.HCM, tình trạng mỗi địa phương đề ra một yêu cầu khiến doanh nghiệp khiến vận tải đình đốn, doanh nghiệp liên tục thiếu nguyên liệu để sản xuất: "Nếu cho sản xuất thì không có gì không thiết yếu, nguyên vật liệu cũng phục vụ cho mục tiêu kép thôi. Nếu một doanh nghiệp bị phong tỏa, không được sản xuất thì xe chạy vào đó làm gì, ai mướn chạy."
Trước những bất cập này, rất nhiều cuộc họp giữa ngành giao thông với các bộ ngành liên quan đã tích cực tìm giải pháp tháo gỡ. Ngày 25/8, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đề nghị các địa phương rà soát, dừng ngay các “giấy phép con”, tạo điều kiện tốt nhất cho lưu thông hàng hóa.
Cách nào hóa giải mâu thuẫn giữa yêu cầu kiểm soát dịch và lưu thông hàng hóa?
Chia sẻ những khó khăn của địa phương trong việc phải đảm bảo yêu cầu phòng dịch, song ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Logistic VN cho rằng, Bộ GTVT đã quy định, mọi tuyến đường đều được lưu thông, Bộ Công thương cũng yêu cầu mọi hàng hóa đều được phép vận chuyển, trừ một số mặt hàng cấm. Tương tự, Bộ Y tế cũng quy định thời hạn giấy xét nghiệm Covid. Do vậy, các địa phương cần căn cứ trên các quy định, hướng dẫn của các Bộ chuyên ngành để đề ra các biện pháp phòng dịch một cách hiệu quả, nhưng tránh “ngăn sông cấm chợ”.
Ông Lê Duy Hiệp chia sẻ: "Câu chuyện là phải hài hòa, chứ được cho quản lý nhà nước lại khó cho doanh nghiệp. Hiệp hội vẫn đề xuất mấy phương án, thứ nhất là tài xế hạn chế tiếp xúc, ngồi trong cabin, thứ 2 là đi một cung đường từ điểm tập kết hàng đến chỗ giao hàng..."
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cũng đề xuất, các địa phương cần căn cứ chức năng, thẩm quyền của mình để đề ra biện pháp phòng dịch, nhưng các quy định này phải trên cơ sở định hướng chung của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan: "Thủ tướng cũng nói, các bộ ngành cũng nói những gì Chính phủ và các Bộ đã quy định chung thì các địa phương không được làm trái. Tôi nghĩ các địa phương nên nghiên cứu những gì thuộc thẩm quyền của địa phương những gì có thể được thực hiện. Ví dụ địa phương có thể quy định những phương tiện khi vào địa bàn địa phương thì anh phải đi theo tuyến đường nào"
TS Đinh Xuân Thảo, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch của các địa phương có thể trên cơ sở đặc thù của địa phương, nhưng cần thống nhất theo hướng dẫn, chỉ đạo từ Trung ương. Bởi lái xe đã đáp ứng đủ các điều kiện thì phải được lưu thông, không thể đặt ra những quy định riêng, gây ra tình trạng ách tắc hàng hóa.
TS Đinh Xuân Thảo nhận định: "Không phải quy định chế tài, nhưng rõ ràng anh cản trở việc lưu thông như thế thì nó ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa phục vụ đời sống dân sinh, hay phục vụ phát triển sản xuất, nhất là bảo đảm đời sống của người dân một cách bình thường, ổn định thì việc đó là phải có một yêu cầu thực hiện một cách nghiêm túc, thống nhất"
Tại Công điện số 1102 ngày 23/8/2021, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: “Bảo đảm vận tải, lưu thông hàng hóa kịp thời, thông suốt mọi lúc, mọi nơi. Các địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần chỉ kiểm tra tại điểm đi, điểm đến và bảo đảm các quy định an toàn phòng, chống dịch; bãi bỏ ngay các quy định không phù hợp.
Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành và các địa phương để xử lý linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận tải, lưu thông hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch, phục vụ đời sống nhân dân và nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu... ".
Sau khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập, tinh giản, bộ máy sẽ dôi dư nhiều công chức, viên chức và sẽ có một số lượng lớn người lao động dịch chuyển từ khu vực công sang khu vực tư. Vậy, cần làm gì để những người lao động này tìm kiếm được các vị trí việc làm mới, phù hợp trong nền kinh tế?
Ngay sau khi xuống máy bay, Ban huấn luyện và các cầu thủ của đội tuyển bóng đá Việt Nam đã lên xe bus, di chuyển về trung tâm thành phố Hà Nội. Đoàn không đi xe mui trần như dự kiến ban đầu.
Sử dụng xe dán biểu tượng xe cứu thương, gắn, phát thiết bị ưu tiên nhưng lại chở cổ động viên đi cổ vũ bóng đá, người điều khiển xe đã bị CSGT xử lý. Đáng chú ý, tài xế này còn vi phạm nồng độ cồn ở mức kịch khung.
Mặc dù khởi công chậm so với kế hoạch và vướng khá nhiều điểm nghẽn, nhưng đến nay mặt bằng dự án này đã được giải quyết, một số khó khăn trước đây bước đầu được khơi thông.
Bộ GD&ĐT đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vấn đề được quan tâm là việc liên thông từ trung cấp lên đại học, liệu “nút thắt” trong liên thông giáo dục nghề nghiệp có được tháo gỡ?
Năm 2024, giao thông vận tải đường sắt (ĐS) bị gián đoạn và thiệt hại nặng nề sự cố sạt lở tại hầm Chí Thạnh, hầm Bãi Gió; cùng với đó là ảnh hưởng của cơn bão yagi, Trà Mi và nhiều đợt mưa lũ khiến hạ tầng hư hỏng nặng.