Vì sao cao tốc Nội Bài – Lào Cai hư hỏng nhiều chỗ?
Phúc Tài - 16/04/2022 | 6:27 (GTM + 7)
Được coi là tuyến giao thông huyết mạch trong vận tải hàng hóa, giao thương kinh tế giữa các địa phương Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai lên cửa khẩu biên giới nhưng mặt đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hiện xuống cấp nghiêm trọng.
Ảnh: Tạp chí Giao thông
Trong tuần qua, Kênh VOV Giao thông nhận được phản ánh của thính giả về việc, cao tốc Nội Bài - Lào Cai đang xuống cấp nghiêm trọng. Theo đó, tình trạng xuống cấp xảy ra chủ yếu tại đoạn qua các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Mặt đường nhựa tại tuyến xuất hiện các vết lún nghiêm trọng, mặt đường lõm xuống, hằn rõ vệt bánh xe, tạo thành các rãnh sâu.
Bên cạnh đó, một số đoạn mặt đường tuyến chính và đường nhánh của tuyến cao tốc này cũng bị bong tróc, tạo thành những ổ gà. Thực trạng này không chỉ khiến việc lưu thông gặp nhiều khó khăn mà còn gây nguy hiểm, nhất là về ban đêm khi phương tiện di chuyển tốc độ cao.
Anh N.V.H quê Yên Bái, là lái xe tuyến Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai cho biết: "Đường này được mấy năm đầu mặt đường tốt. Nhưng một, hai năm gần đây thì mặt đường đoạn từ Yên Bái đi Hà Nội còn tạm. Từ Yên Bái lên Lao Cai thì mặt đường rất xấu. Có chỗ đã lún xuống đến 4 – 5cm.
Anh em lái xe chúng tôi có ý kiến với cơ quan ban, ngành để thời gian tới là làm sao mặt đường của cao tốc Hà Nội - Lao Cai được tốt hơn, an hem lái xe tham gia giao thôn được thuận tiện và an toàn".
Cũng theo các tài xế, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai cho phép chạy 100km/h từ Hà Nội tới Yên Bái; còn từ Yên Bái lên Lào Cai là 80km/h. Tuy nhiên tốc độ đạt được chỉ khoảng từ 65km/h đến 70km/h do mặt đường xuống cấp.
Trao đổi với phóng viên VOV Giao thông về vấn đề này, ông Trần Hưng Hà, Cục trưởng Cục Quản lý Đường bộ I – Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam cho biết, đã nắm bắt được thông tin và đơn vị đã có văn bản yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra và có phương án sửa chữa: "Tôi khẳng định (VEC) đã biết và các đơn vị duy tu, bảo trì trên tuyến và đã biết cái việc đó. Hiện nay VEC đang trả lời là đã báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo hai hướng. Một là trước mắt cho xử lý cắt gọt hoặc là tạo phẳng những cái chỗ mà gồ sống trâu hoặc là lún sâu.
Và thứ hai, giải pháp cơ bản tiếp theo, VEC đang đề nghị các cấp có thẩm quyền và đặc biệt là đề nghị Ủy ban quản lý vốn xem xét bố trí kinh phí để có vốn từ đó đại tu trung đại tu chung toàn tuyến sau nhiều năm khai thác và hiện nay đã có dấu hiệu xuống cấp".
Hiện nay, để giải quyết trước mắt tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) khẩn trương sửa chữa những đoạn hư hỏng, đảm bảo an toàn giao thông.
Tuy nhiên để giải quyết triệt để, ông Trần Hưng Hà, Cục trưởng Cục Quản lý Đường bộ I – Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam cho biết, cơ quan này sẽ tiếp tục đôn đốc VEC sớm có nguồn vốn khắc phục kịp thời hư hỏng trên tuyến: "Hiện nay VEC là trực thuộc Tổng công ty quản lý vốn nhà nước. Do vậy việc mà triển khai các cái dự án sửa chữa định kỳ thì VEC cũng phải xin ý kiến Ủy ban quản lý vốn nhà nước và triển khai các cái thủ tục đầu tư theo đúng quy định hiện hành.
Tuy nhiên, hiện nay VEC cũng đang rất chủ động các giải pháp khơi thông nguồn vốn để mà khắc phục kịp thời các cái hư hỏng trên tuyến và thời gian bao giờ có được bố trí kinh phí và bao giờ tiến hành sửa chữa thì VEC sẽ là đơn vị phải trả lời trước người tham gia giao thông cũng như là trước Tổng cục của Bộ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước".
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến tình trạng mặt đường xuống cấp cũng là do nhiều phương tiện có dấu hiệu quá tải lưu vào tuyến. Vì vậy, Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam đã phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông cũng như đơn vị Công an các địa phương để ngăn chặn tình trạng này.
Đồng thời, tại các trạm thu phí của Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã đặt các trạm cân, nếu phát hiện xe quá tải trọng đi vào đường cao tốc, đơn vị sẽ từ chối phục vụ./.
Theo ghi nhận của Viện vật lý địa cầu thì vào đầu giờ chiều nay tại Myanmar đã xảy ra 1 trận động đất có độ lớn 7,3 độ richter với độ sâu chấn tiêu khoảng 10km. Dù cách xa tâm chấn hơn 1000km nhưng nhiều người dân tại Hà Nội và TPHCM cảm nhận khá rõ những rung lắc từ trận động đất này.
Khi sáp nhập, đó không chỉ là quyết định hành chính mà nên có định hướng về việc kết nối như thế nào, trong đó đương nhiên bao gồm vấn đề về tổ chức kinh tế, xã hội.
TP.HCM đô thị náo nhiệt bậc nhất cả nước, từ lâu đã được mệnh danh là "thành phố không ngủ". Hình ảnh những con phố rực rỡ ánh đèn, những khu chợ đêm tấp nập đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức của nhiều người.
Các thiết bị bay không người lái đang ngày càng chứng minh được sự hữu dụng trong cuộc sống, tuy nhiên, việc quản lý sử dụng loại thiết bị này ở Việt Nam đang được cho là khá ngặt nghèo, hạn chế khả năng ứng dụng hỗ trợ cuộc sống của người dân.
Trận động đất mạnh 7,3 độ ở Myanmar xảy ra vào lúc 6 giờ 20 phút 57 giây trưa nay (28/3), tức 13 giờ 20 phút 20 giây (giờ Hà Nội) khiến nhiều địa phương như Hà Nội, TP HCM rung lắc.
Dạo một vòng Hà Nội phố, nhất là ở khu phố cổ, có bao giờ bạn tò mò về những ngôi nhà gắn biển tên được đúc bằng xi măng? Và có bao giờ bạn băn khoăn về ý nghĩa nào đó phía sau những tấm biển đã tồn tại trên dưới trăm năm?
Mới đây, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, có ý kiến đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành, để khuyến khích khu vực này phát triển. Việc giảm 2% thuế thu nhập sẽ có ý nghĩa lớn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ổn định, phát triển bền vững, lâu dài.