Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Trông giữ ô tô 'tạm thời' trên vỉa hè (Kỳ 3): Vì sao nên dừng và nỗi lo trở thành 'mãi mãi'

Phóng viên - 18/02/2022 | 10:01 (GTM + 7)

Sau một loạt những hệ lụy nếu duy trì trông giữ ô tô trên vỉa hè, vậy có nên tiếp tục thực hiện chính sách này? Nếu dừng thì giải pháp thay thế khả thi là gì? Và liệu 'tạm thời' có trở thành 'mãi mãi'.

Làm thế nào để vừa tạo được nền kinh tế trông giữ phương tiện, xóa bỏ lợi ích nhóm từ vỉa hè, vừa trả lại không gian hè phố cho mục đích cộng đồng, thúc đẩy người dân sử dụng phương tiện công cộng?

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, chính sách cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường làm nơi đỗ xe là cần thiết trong giai đoạn quá độ hiện nay.

Đề cập việc thực hiện cấp phép tạm thời một phần hè phố để trông giữ phương tiện hiện nay ở Hà Nội, phóng viên VOV Giao thông đặt câu hỏi với ông Phan Trường Thành, Phó Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở GTVT Hà Nội: Liệu có mâu thuẫn nào trong việc ban hành hành chính sách, khi thành phố một mặt hạn chế ô tô vào nội đô, khuyến khích người dân từ bỏ xe cá nhân, một mặt lại tạo điều kiện để dừng, đỗ xe quá tiện lợi trên vỉa hè, lòng đường?

Câu trả lời không mấy bất ngờ:

'Chúng ta chưa đầu tư được bãi xe theo quy hoạch, người dân vẫn có nhu cầu đỗ xe. Do vậy, việc sử dụng tạm thời lòng đường vỉa hè để phục vụ trông giữ phương tiện là một chủ trương quá độ, cần thiết để làm sao đáp ứng được ngay nhu cầu mong mỏi của người dân. Và đó là một biện pháp đưa vào quản lý.

Tất nhiên, việc trông giữ phương tiện tại lòng đường, vỉa hè luôn luôn là tạm thời, bản chất là sử dụng tạm thời công trình, kết cấu giao thông để phục vụ giao thông đi lại, dừng đỗ'.

Tuy nhiên, Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên thường trực BCH Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, Hà Nội không phải một thành phố tạm thời, nó cần một chính sách phát triển bền vững, không thể trả lời người dân, đây là chính sách tạm thời.

Một chính sách tạm thời mà không nhìn thấy điểm kết thúc

Theo tìm hiểu của phóng viên, toàn Hà Nội hiện có gần 1.200 điểm, bãi đỗ xe được cấp phép, trong đó một nửa là các điểm trông giữ xe trên hè phố (do UBND cấp quận cấp) và lòng đường (do Sở GTVT cấp). Tuy nhiên, nếu nhìn vào riêng quận Hoàng Mai, trong năm 2021 có đến 143 điểm trông giữ xe không phép, gấp gần 5 lần điểm có phép, mới thấy hệ lụy và sự phụ thuộc ra sao của Hà Nội với bãi trông giữ xe tạm thời.

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh thẳng thắn cho rằng, một chính sách tạm thời mà không nhìn thấy điểm kết thúc là không phù hợp: 'Đây là một thành phố đang phát triển bền vững, chứ không phải một thành phố tạm thời.

Và các quan chức trả lời những chính sách tạm thời, họ có thừa nhận rằng, vị trí của họ là tạm thời hay không. Bởi nếu họ chắc chắn được nhân dân tin tưởng giao cho họ trách nhiệm xây dựng chính sách cho một thành phố phát triển ổn định, thì không thể trả lời người dân rằng, đây là chính sách tạm thời'.

Luật sư Phạm Thành Tài cho biết, “tạm thời” ở đây có thời hạn đến năm 2023 theo Khoản 1, Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Khoản 3, Điều 25C, Nghị định 100 năm 2013. Như vậy, về lý thuyết, năm 2022 này sẽ là năm cuối các điểm trông giữ xe tạm thời hoạt động và phải trả lại không gian vay mượn từ vỉa hè. Tuy nhiên, Luật Giao thông đường bộ 2008 đang được dự thảo sửa đổi, thậm chí tách luật. Và với sự chuẩn bị chậm chạp, yếu kém của Hà Nội cho lộ trình phát triển giao thông công cộng đến năm 2025, không có gì đảm bảo, “tạm thời” sẽ không trở thành “mãi mãi”.

'Theo quan điểm của tôi, các tỉnh cũng như UBND TP Hà Nội nếu như lạm dụng vào quy định sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố mà cấp phép tràn lan cho những điểm trông giữ xe sẽ gây mất trật tự, ATGT, ảnh hưởng quyền lợi của người đi bộ khi vỉa hè bị thu hẹp. Thậm chí, tạo điều kiện cho các điểm trông giữ xe tự phát mọc lên, dẫn tới công tác quản lý của cơ quan nhà nước ngày càng khó khăn', Luật sư Phạm Thành Tài nhận định.

Toàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 1200 điểm đỗ xe được cấp phép, một nửa trong số đó là bãi đỗ tạm thời trên vỉa hè, dưới lòng đường. Tuy nhiên, theo thống kê của VOV Giao thông, mỗi năm, Hà Nội thu không quá 25,5 tỷ đồng/năm, chỉ bằng 1/3 số tiền chỉnh trang, lát lại đá vỉa hè Hồ Hoàn Kiếm. (Ảnh chụp tại đường Võ Thị Sáu, phường Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Tiền thu về chẳng thấm vào đâu

Bình luận về thống kê VOV Giao thông đưa ra - không quá 25,5 tỷ đồng hàng năm mà ngân sách Hà Nội thu được từ việc khai thác vỉa hè, chỉ bằng 1/3 số tiền chỉnh trang, lát lại đá bờ hồ Hoàn Kiếm, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh khẳng định đây là số tiền chẳng thấm vào đâu. Tiền dù vào ngân sách nhưng vỉa hè hoặc bãi đỗ bị hư hỏng thì chi phí bảo trì, bảo dưỡng, phục hồi cũng do ngân sách thành phố cáng đáng. Nhà nước vẫn mất tiền mà nguồn lợi thực sự lại chảy vào túi tư nhân.

Việc Hà Nội khi cấp phép cho ô tô đỗ thì tận dụng con đường sẵn có hoặc vỉa hè sẵn có để trở thành bãi trông xe tạm. Như vậy chi phí không bỏ ra, các yếu tố về quy hoạch gần như cũng không hình thành mà chỉ mang tính chắp vá, cứ thấy chỗ nào đỗ được xe hoặc có thể trông giữ được xe thì hình thành các bãi xe tạm. Tạo ra sự nhếch nhác cho đô thị và ách tắc, tạo ra sự bất bình thường an ninh trật tự ở khu vực đó, tạo tư duy các UBND sẵn sàng tìm địa điểm để quy hoạch thành bãi xe để từ đó thu được tiền

Chuyên gia giao thông Phan Lê Bình nhấn mạnh, giải pháp lâu dài để giải cứu vỉa hè vẫn là tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp các doanh nghiệp hào hứng xây dựng các bãi đỗ xe chuyên dụng, phát triển giao thông công cộng để giảm nhu cầu đi xe cá nhân:

'Điều kiện tiên quyết là các bãi đỗ xe đang tận dụng vỉa hè phải được xóa bỏ. Các phương tiện đỗ xe trên đường ở nói có biển cấm phải bị xử lý triệt để thì mới có thị trường để các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào kinh doanh bãi đỗ xe. Việc sử dụng vỉa hè làm bãi đỗ xe là không hợp lý'.

Theo các chuyên gia, không đâu trên thế giới tổ chức trông giữ xe trên vỉa hè như tại nước ta, cũng ít quốc gia nào lấy đất công, không gian công cộng để phục vụ nhu cầu đỗ xe của một nhóm số ít đối tượng mà bỏ qua quyền đi lại bình đẳng của đa số người còn lại.

Nếu quá thuận lợi, ai sẽ chuyển sang giao thông công cộng?

Ông Nguyễn Ngọc Quang, nhà nghiên cứu quy hoạch đô thị cho rằng, không ở đâu trên thế giới, chính quyền đô thị cho phép trông giữ ô tô trên vỉa hè. Nhà nước cần tập trung quản lý thật chặt không gian công cộng, không cho các nhóm lợi ích lợi dụng, còn các bãi đậu xe để thị trường tự điều tiết, nhà đầu tư thấy có thị trường, có nhu cầu, tự họ sẽ nhảy vào lập dự án, không cần khuyến khích. Dù vậy, Hà Nội đang chọn cách tiếp cận khó hơn: Thả nổi và thu hẹp tối đa không gian công cộng, đồng thời ôm đồm quy hoạch đất công làm bãi đỗ xe.

Ông Nguyễn Ngọc Quang nói về hệ lụy nếu Hà Nội tiếp tục cấp phép trông giữ ô tô trên hè phố: 'Chúng ta sẽ hoàn toàn mất mà không được gì. Nếu được thì chỉ một số cá nhân trông giữ ô tô và thu được tiền.

Còn mặt lợi ích chung, lợi ích xã hội của cả cộng đồng, cả thành phố thì đã mất vì mục tiêu lâu dài là khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng và hạn chế giao thông cá nhân sẽ không đạt được. Nếu người ta sử dụng quá thuận lợi sẽ không ai từ bỏ để chuyển sang giao thông công cộng cả'.

Chuyên gia giao thông Nguyễn Ngọc Quang cho rằng, Hà Nội không được gì và mất rất nhiều nếu tiếp tục duy trì chính sách cấp phép tạm thời đỗ ô tô trên vỉa hè. Chỉ cần quản lý chặt tài sản công, không gian công cộng, chặn lợi ích nhóm là Hà Nội có thể giải quyết hàng loạt mâu thuẫn trong bài toán phát triển giao thông đô thị hiện nay.

Có nên dừng trong giữ ô tô trên vỉa hè? Đây sẽ còn là một vấn đề, câu hỏi hóc búa dành cho chính quyền đô thị Hà Nội.

Và theo góc nhìn của nhiều chuyên gia, vấn đề cần được đặt lại: Hà Nội có dám từ bỏ sự phụ thuộc vào các điểm trông xe trên vỉa hè?
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Bữa cơm bán trú ‘bất ổn’ ở trường chuẩn Lương Định Của giờ ra sao?

Bữa cơm bán trú ‘bất ổn’ ở trường chuẩn Lương Định Của giờ ra sao?

Sau loạt bài về câu chuyện “Quá nhiều bất ổn ở ngôi trường chuẩn” của VOV Giao thông cách đây nửa tháng, nhiều phụ huynh bày tỏ tán thành với những phản ánh là đúng sự thật, và bữa cơm bán trú của các em có chút chút cải thiện.

Hà Nội cấm phương tiện gây ô nhiễm bằng cách nào?

Hà Nội cấm phương tiện gây ô nhiễm bằng cách nào?

Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Tuy nhiên, quyết tâm này không dễ thực hiện khi công tác chuẩn bị chưa sẵn sàng.

Nhớ thời cà phê vợt

Nhớ thời cà phê vợt

Với những ai thích cà phê thì cà phê vợt luôn có sức hấp dẫn riêng. Không chỉ đơn thuần là một loại thức uống, mỗi ly cà phê vợt còn chứa đựng những câu chuyện và kỷ niệm khó quên của một thời đã qua.

Bếp chay 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Bếp chay 0 đồng cho bệnh nhân nghèo

Với tất cả tâm huyết và lòng nhân ái, suốt 2 năm qua, vợ chồng ông Mạch Phú Cường và bà Nguyễn Thị Kim Lan ở quận Cái Răng, TP. Cần Thơ cần mẫn chuẩn bị những phần cơm chay ấm nóng, mang đến cho những bệnh nhân nghèo và người nuôi bệnh tại các bệnh viện ở TP. Cần Thơ...

Hàng me thì thầm

Hàng me thì thầm

Không chỉ mang trong mình những ký ức lãng mạn với lá me bay, mà những cây me trăm tuổi còn tồn tại ở Hà Nội, còn mang trong mình nhiều câu chuyện lịch sử - xã hội đáng nhớ, đáng ngẫm.

TP.HCM muốn khai thác tín chỉ carbon từ hoạt động giao thông, cần kế hoạch tổng thể

TP.HCM muốn khai thác tín chỉ carbon từ hoạt động giao thông, cần kế hoạch tổng thể

Nhằm có thêm nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững hơn theo định hướng của Đảng và Nhà Nước, TPHCM đang chuẩn bị lộ trình nhằm tạo ra được tín chỉ carbon trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Xe điện trẻ em vẫn 'tung hoành' ở phố đi bộ Hồ Gươm

Xe điện trẻ em vẫn "tung hoành" ở phố đi bộ Hồ Gươm

Dù đã có lệnh cấm, nhưng dịch vụ cho thuê ô tô điện, xe cân bằng và đặc biệt là xe drift, dòng xe biến tướng từ xe điện vẫn ngang nhiên hoạt động ở phố đi bộ Hồ Gươm.

// //