Triệu tập tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên cao tốc
Ngày 24/1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) đã bàn giao hồ sơ có liên quan vụ tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên đường cao tốc, tới cơ quan điều tra.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
PV: Xin chào chị Nguyễn Hồng Nhung, điều gì thôi thúc chị bắt đầu làm những sản phẩm tái chế?
Chị Nguyễn Hồng Nhung: Mình học ngành môi trường, khi mới bắt đầu là sinh viên mình đã tham gia nhiều hoạt động tình nguyện vì môi trường khác nhau. Một trong số những hoạt động khi đó là việc hướng dẫn người dân làm các sản phẩm tái chế. Khởi đầu thì mình tìm kiếm ý tưởng trên mạng và tái hiện lại trong các buổi hướng dẫn.
Càng về sau, tái chế càng cuốn hút mình đi sâu nghiên cứu và khám phá nhiều hơn, với mục tiêu sử dụng rác thải có sẵn địa phương để sáng tạo ra những sản phẩm tái chế chất lượng, có tính thẩm mỹ cao và hữu dụng với người sử dụng.
PV: Hiện chị Nhung tái chế sản phẩm từ những nguồn nguyên liệu nào? Những sản phẩm đó là gì?
Chị Nguyễn Hồng Nhung: Hiện nay, mình sử dụng những loại rác thải thường thấy trong cuộc sống hàng ngày để làm nguyên liệu chính. Mình sử dụng túi nilon, chai nhựa để làm khuyên tai. Sử dụng các loại thẻ nhựa để làm thành những tấm thẻ học cho trẻ em, sử dụng lịch cũ hoặc vải để làm sổ tay.
Ngoài ra lịch cũ mình còn tận dụng phần tranh đẹp để làm thành phong bao lì xì, thiệp. Những phần giấy vụn thừa thì mình sẽ xay ra để làm thành những tờ giấy tái chế mới có thể viết và vẽ và tiếp tục sử dụng những tờ giấy tái chế đó để làm thành các sản phẩm mới khác.
PV: Để có thể tái chế ra những sản phẩm hiện có chị Nhung đã học hỏi cách làm từ đâu?
Chị Nguyễn Hồng Nhung: Để có thể tạo ra những sản phẩm tái chế chỉnh chu và sáng tạo như hiện giờ thì mình học thông qua quá trình thực hành và thử nghiệm liên tục. Sai thì làm lại tới khi ra kết quả như ý thì thôi. Mình luôn luôn tự hỏi: mình cần sản phẩm gì và mình đang có cái gì; và hành trình thực hành tái chế khám phá những con đường kết nối 2 điểm đó.
Ví dụ khi mình cần một quyển sổ tay đẹp, một quyển sổ tay đặc biệt mà nhìn vào không lẫn vào bất cứ một hàng đại trà nào khác. Vậy là mình thử nghiệm hành trình bọc bìa từ quần áo cũ, từ vải xin được của hàng may, từ những trang lịch cũ được cắt ra rồi ghép lại, hoặc là một miếng bìa sổ được ép lại từ rất rất nhiều túi nilon tích góp được.
PV: Theo chị Nhung, trong tương lai những sản phẩm tái chế sẽ đóng vai trò như thế nào đối với đời sống người dân và môi trường?
Chị Nguyễn Hồng Nhung: Các sản phẩm tái chế, nếu làm đúng, sẽ giúp bảo vệ môi trường sống của chúng ta, giúp chúng ta tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên và phát triển một nền kinh tế bền vững.
Các sản phẩm tái chế nếu được làm một chất lượng, có tính thẩm mỹ, có tính hữu dụng thì còn góp phần nâng cao chất lượng sống và đem lại nhiều nguồn năng lượng tích cực cho con người.
PV: Chị có điều gì muốn nhắn nhủ đến mọi người về bảo vệ môi trường?
Chị Nguyễn Hồng Nhung: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Bảo vệ môi trường xuất phát từ những hành vi rất nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ chúng ta bớt sử dụng một túi nilon khi mua sắm, vứt rác đúng chỗ, phân loại rác và gửi tới những địa chỉ phù hợp, tắt bớt một cái đèn không cần thiết. Rất nhiều những hành động nhỏ như thế khi gộp lại sau một thời gian dài với sự hợp sức của nhiều người sẽ tạo ra một khác biệt to lớn.
Và mình cũng mong trong tương lai, sản phẩm tái chế sẽ được sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày. Sẽ thật tuyệt vời nếu mọi người thấy chúng là lựa chọn ưu tiên, không chỉ vì chất lượng và lợi ích mà chúng mang lại cho môi trường mà còn vì tính thẩm mỹ, hữu dụng cho chính cuộc sống người sử dụng nó.
PV: Cảm ơn chị Nhung đã chia sẻ!
Ngày 24/1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) đã bàn giao hồ sơ có liên quan vụ tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên đường cao tốc, tới cơ quan điều tra.
Một thính giả của Kênh VOV Giao thông vừa đưa ra đề xuất về việc tổ chức giao thông nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi -Nguyễn Xiển. nhằm giúp điểm nóng này thoát khỏi cảnh ùn tắc triền miên, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Tối ngày 23/01, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện clip với tiêu đề “Chồng đưa vợ đi cấp cứu vội quá không cầm mũ bảo hiểm Bị CSGT giữ xe rồi mặc kệ Gần 30 phút cũng không ai đưa đi cấp cứu”, Công an thành phố Hà Nội khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 đã chính thức bước vào giai đoạn sôi động nhất với những đợt “Xuân vận” rầm rộ trên phạm vi cả nước.
Mồ hôi mặn chát đổ xuống những ruộng muối trắng xóa - Đó là công việc của diêm dân ấp Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Nhưng Tết này, nỗi lo muối mất mùa đang bao trùm, khiến niềm vui ngày Tết dường như không trọn vẹn.
Cá nhân tôi cũng cảm thấy tương đối “nản” mỗi khi Tết đến xuân về, nhất là khi nhìn thấy các cháu, các em nhỏ mở phong bì lì xì ra ngay trước mặt mọi người, rồi xem có bao nhiêu tiền, hoặc là cuối dịp Tết, bọn trẻ ngồi đếm xem là năm nay được mừng tuổi bao nhiêu...
Những ngày cuối năm tất bật hơn khi hàng triệu người dân làm việc sinh sống tại TP.HCM đều háo hức mong kịp lên chuyến xe, tàu để trở về quê đoàn viên cùng gia đình. Được ăn bữa cơm tất niên sum vầy, cùng đón giao thừa là niềm hạnh phúc biết bao người.