Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tránh nguy cơ lây nhiễm khi đi máy bay

Phóng viên - 24/03/2020 | 16:16 (GTM + 7)

Trong thời điểm hiện tại, các chuyến bay là những môi trường tương đối thuận lợi cho virus phát triển vì đó là một không gian hẹp, nhiệt độ thấp và nếu virus dễ phát tan thì nó rất dễ lây lan cho những người cùng chuyến bay. Vì vậy, lời khuyên là tốt nhất

Đối với các hãng máy bay cần kiểm soát tốt các hành khách lên máy bay cũng như tiếp viên, phi hành đoàn để hạn chế tối đa người mang mầm bệnh lên máy bay
Đối với các hãng máy bay cần kiểm soát tốt các hành khách lên máy bay cũng như tiếp viên, phi hành đoàn để hạn chế tối đa người mang mầm bệnh lên máy bay

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Các chuyên gia y tế khuyến cáo máy bay là không gian công cộng nên tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao, nhất là khi mầm bệnh có thể sống trên bề mặt một khoảng thời gian dài. Đặc biệt, thời gian gần đây, nhiều trường hợp hành khách cùng chuyến bay được xác định dương tính vi rút SARS-CoV-2 khiến người dân lo ngại về nguy cơ lây nhiễm khi đi máy bay. Vậy những người thường xuyên đi máy bay cần làm gì để bảo vệ mình trong mùa dịch?

Liên quan đến vấn đề này, PV Kênh VOV Giao thông đã có trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị.

PV: Thông tin nhiều người mắc Covid-19 vì đi cùng một chuyến bay có bệnh nhân dương tính với virus corona chủng mới đã khiến những người đi máy bay công tác, hay du lịch, thăm thân lo lắng. Vậy hành khách đi máy bay trong mùa dịch cần lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn, phòng chống dịch Covid-19? 

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm: Trong thời điểm hiện tại, các chuyến bay là những môi trường tương đối thuận lợi cho virus phát triển vì đó là một không gian hẹp, nhiệt độ thấp và nếu virus dễ phát tan thì nó rất dễ lây lan cho những người cùng chuyến bay. Vì vậy, lời khuyên là tốt nhất chúng ta hạn chế bay trong thời điểm hiện tại. 

Tuy nhiên, nếu không thể hạn chế được, chúng ta vẫn phải bay thì chúng ta nên có những kiến thức nhất định. Ví dụ: phải đeo khẩu trang khi ra sân bay và ngồi trên máy bay; hạn chế tiếp xúc với các bề mặt trên máy bay, có thể sử dụng các dung dịch khử khuẩn nhanh để lau chùi tay ghế, bàn ăn trên máy bay trước khi tiếp xúc và sau khi tiếp xúc chúng tay cũng phải vệ sinh tay. 

Đặc biệt là sau khi đi vệ sinh tại các nhà vệ sinh trên máy bay thì chúng ta cũng phải vệ sinh tay cẩn thận. Cố gắng hạn chế nói chuyện trên máy bay. 

PV: Mới đây, có ý kiến cho rằng nhà vệ sinh trên máy bay chính là nơi có nguy cơ lây lan Covid-19 lớn nhất. Bác sĩ có khuyến cáo gì cho hành khách để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm chéo? 

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm: Nhà vệ sinh trên máy bay là một không gian cực kỳ nhỏ, hẹp vì vậy mà các bề mặt tiếp xúc trong nhà vệ sinh có thể là nơi virus tồn tại. 

Chính vì vậy, nếu phải sử dụng thì chúng ta cũng cố gắng đừng đụng chạm nhiều vào các bề mặt tiếp xúc trong nhà vệ sinh. 

PV: Các hãng hàng không cần đưa ra những giải pháp ra sao để tăng cường khâu phòng dịch, đảm bảo an toàn bay? 

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm: Đối với các hãng máy bay cần kiểm soát tốt các hành khách lên máy bay cũng như tiếp viên, phi hành đoàn để hạn chế tối đa người mang mầm bệnh lên máy bay. 

Ngoài ra, nên khử khuẩn máy bay trước và sau khi chở khách để giúp môi trường máy bay được an toàn, tương đối sạch sẽ với các loại vi khuẩn, virus. 

PV: Vâng, xin cảm ơn bác sĩ! 

Tags:
Ý kiến của bạn
Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Mới đây ngày 17/4, một ô tô tải lưu thông trên cầu Thanh Trì (Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, đâm vào dải phân cách, làm các thanh sắt nối văng ra, khiến 2 người đi xe máy bị thương.

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận và được các chuyên gia giao thông đề cập tới trong Hội thảo “An toàn giao thông trên cao tốc” do VOV Giao thông vừa tổ chức vừa qua là thiếu trạm dừng nghỉ trên cao tốc.

Những hình ảnh gợi nhắc 'thời COVID'

Những hình ảnh gợi nhắc "thời COVID"

Dù dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã không còn ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của chúng ta, thế nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn, và đôi khi hiện hữu như nhắc nhở cộng đồng cần có ý thức hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh mình...

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Phố Hàng Đường khác trước nhiều, chỉ còn vài nhà giữ nghề làm ô mai nhưng trong tiềm thức người dân tên phố Hàng Đường vẫn gắn liền với món quà đậm đà bản sắc, tạo nên một nét riêng cho Hà Nội.

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Theo Bộ GTVT, đến nay cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường bộ cao tốc, đang xây dựng 1.802km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805km, đang nghiên cứu đầu tư khoảng 729km.

Mỹ tăng 100% thuế đối với xe điện của Trung Quốc

Mỹ tăng 100% thuế đối với xe điện của Trung Quốc

Mỹ công bố gói tăng thuế mạnh đối với loạt hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc, trong đó thuế quan với xe điện tăng lên 100%.

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Nhiều tài xế mong muốn được cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trên cao tốc thông qua các bảng thông tin điện tử không chỉ để quyết định có tham gia giao thông trên cao tốc hay không mà còn đảm bảo sự chủ động của người lái xe khi tham gia giao thông trên cao tốc.

// //