Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Trả lại thiên chức thiêng liêng cho người thầy thuốc

Hồng Lĩnh - Phan Nhơn - 16/07/2022 | 21:20 (GTM + 7)

TP.HCM đang trong quá trình “cựa quậy” phục hồi thì một lần nữa lại “trọng thương” khi ngành Y tế phải chịu những áp lực, thách thức lớn, có thể nói là khủng hoảng. Ngành Y tế đối diện với nỗi “sợ” - và bệnh nhân nghèo cũng đang đứng trước những nỗi lo.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhiều cuộc họp nhận diện 3 nguy cơ khủng hoảng trong ngành Y tế TP.HCM đã diễn ra với nhiều giải pháp biến “nguy” thành “cơ”.

Tuy nhiên, trên thực tế, công tác triển khai vẫn còn chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt là vấn đề thiếu thuốc và thiếu hụt nguồn nhân lực.

Giữa trùng vây dịch bệnh, bệnh nhân vẫn chạy vạy khắp nơi vì thiếu thuốc men. 2 năm dịch Covid-19 bủa vây, đã có thời điểm tang thương đến kiệt cùng, nhưng dường như chưa nhân viên y tế nào bỏ cuộc, rời vị trí.

Họ không màng cả an nguy của bản thân để giành lấy sự sống cho bệnh nhân.

Họ không nghĩ đến riêng tư, thu nhập, đãi ngộ; không phân biệt y tế công - tư mà lao vào “tâm bão”.

Đó cũng là giây phút hiếm hoi để những thầy thuốc thực sự được thấy mình là “thiên thần áo trắng”, được làm đúng thiên chức của mình.

Khi dịch bệnh tạm lắng, trở lại công việc thường nhật, dường như thiên chức khám chữa bệnh của của các y bác sĩ không còn được trọn vẹn.

Thầy thuốc khám xong, không biết kê toa gì khi thuốc bệnh viện hết hoặc thiếu ngay cả những loại thuốc vốn không hiếm. Không bác sĩ nào là không xót xa khi thấy người có bệnh loay hoay không thuốc điều trị.

Việc “cứu người như cứu hoả” đành phải “chờ quy trình”.

Sự ngưng trệ trong đấu thầu, mua sắm ở các bệnh viện công như căn bệnh trầm kha và khi đại dịch COVID-19 bào mòn sức chịu đựng, đã phơi bày những vấn đề tồn tại âm ỉ từ lâu trong ngành y, khiến cho tất cả như “ngồi trên đống lửa”, từ bệnh nhân lẫn nhân viên y tế.

Nguy cơ “dịch chồng dịch” hiển hiện trước mắt mà thuốc men cứ vơi cạn dần. Những tiêu cực trong thời gian qua tiếp tục kéo chậm quá trình cung ứng thuốc men, trang thiết bị y tế đã khiến cho bức tranh và bầu không khí chung của cả ngành y thêm căng thẳng và mệt mỏi.

Sự so sánh dù không muốn vẫn âm thầm hiển hiện, đó là Tại sao ở các bệnh viện tư, việc đấu thầu thuốc hoặc trang thiết bị không sợ vướng chỗ này chỗ kia?

Ngành Y tế cần có sự thay đổi về hành lang pháp lý để hoá giải cơn khủng hoảng cung ứng, gạt bỏ bất cập trong mua sắm, đấu thầu trang, thiết bị, vật tư, thuốc men.

Một thành phố như TP.HCM chỉ vì thủ tục hành chính cứng nhắc đã chậm khen thưởng 40.000 nhân viên y tế chống dịch. Để rồi Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên phải nhận lỗi “vừa buồn vừa hổ thẹn” với lực lượng tuyến đầu.

Và cho đến giờ phút này, còn lại bao bác sĩ từ dự phòng đến điều trị vẫn đang cố gắng bám trụ từng ngày với đồng thu nhập ít ỏi và bao khó khăn, áp lực. Bởi bên cạnh sự mong mỏi được thoả lòng với thiên chức thầy thuốc chăm lo cho bệnh nhân và được trả về đúng vị trí xứng đáng với tâm huyết, trí tuệ lẫn lòng tự trọng của  người bác sĩ, thì họ cũng không thể nỡ lòng gửi đơn “Nghỉ việc” vì y đức.

Song, về lâu dài, phía sau nhân viên y tế là gia đình, là cuộc sống sau đại dịch vốn đã mong manh. Việc tăng lương, thu nhập có thể có cả một lộ trình dài, nhưng chí ít, giờ đây phải đáp ứng thuốc men, dụng cụ vật tư - thiết yếu để bác sĩ hành nghề.

Bởi vì cứu lấy ngành y, nhân viên viên y tế thoát khỏi cơn “khủng hoảng” là cứu lấy hàng trăm ngàn bệnh nhân hiểm nghèo đang khát sự sống từng ngày.

Ý kiến của bạn
Hà Nội và những 'dòng sông chết'

Hà Nội và những "dòng sông chết"

Nếu tính trên toàn bộ địa bàn Hà Nội, hiện chúng ta đang "sở hữu" 7 dòng sông lớn nhỏ khác nhau. Trong đó chảy qua địa bàn nội thành có các sông như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... Thế nhưng điều đáng nói, trong 4 con sông vừa kể tên, 3 trong số chúng đã... chết, đúng theo nghĩa đen

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Hiện dự án đầu tư hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang trong quá trình thi công. Thực tế tình hình giao thông tại đây như thế nào? VOV Giao thông đã có dịp trò chuyện với những người tham gia giao thông thường xuyên di chuyển qua khu vực này.

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 90% người dân trên cả nước tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT). Khi nâng mức đóng BHYT của hơn 93 triệu người thì không chỉ cần tăng mức hưởng mà còn cần tăng cả khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được BHYT chi trả.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, trong tuần giao dịch vừa qua (18 - 22/3), thị trường hàng hóa biến động mạnh. Điều này thể hiện qua sự phân hóa, giằng co rõ rệt trên diễn biến giá của các mặt hàng.

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Tính đến tuần cuối tháng 3, mức lãi tiết kiệm 5%/năm đã chính thức biến mất khỏi dải lãi suất các ngân hàng quốc doanh.

// //