TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Hơn 3 tháng dịch Covid 19 bùng phát tại TP.HCM là chừng đó thời gian chị Nguyễn Thị Trúc Thùy (ngụ phường 13, quận Bình Thạnh) phải nghỉ việc ở nhà. Mất thu nhập, nhưng các chi phí khác như thuê nhà, điện nước, mua nhu yếu phẩm thì vẫn phải chi khiến gia đình nhỏ 3 thành viên của chị Thùy gặp không ít khó khăn.
Việc TP.HCM sẽ bắt đầu triển khai gói an sinh lần 3 nhằm hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng vì dịch Covid 19 phần nào giúp chị Thùy vơi bớt gánh lo toan: "Em thấy rất là bình đẳng, vì thường trú hay tạm trú cũng được hỗ trợ như nhau.
Em mong muốn tất cả người dân ở TP.HCM ai cũng được nhận gói hỗ trợ đợt 3 này dù lao động tự do hay có hợp đồng của công ty".
Theo thông tin từ chính quyền thành phố thì chị Thùy cùng hơn 7 triệu người khác đang sinh sống lưu trú tại TP.HCM nằm trong 4 nhóm đối tượng sẽ được nhận hỗ trợ từ gói an sinh lần này. Cụ thể các nhóm đối tượng sẽ được nhận hỗ trợ lần này như sau: nhóm 1 là thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng có hoàn cảnh thật sự khó khăn.
Nhóm 2 là người lao động có hoàn cảnh thật sự khó khăn bị mất việc làm, không có thu nhập trong thời gian giãn cách xã hội đang thực tế có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả trường hợp người lao động đang cách ly tập trung, đang trị bệnh…).
Nhóm 3 là những người phụ thuộc của nhóm 2 gồm cha, mẹ, vợ hoặc chồng và các con ở nhà nội trợ hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc trong cùng một hộ đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn tại thời điểm khảo sát và lập danh sách (bao gồm cả trường hợp người đang cách ly tập trung, đang trị bệnh...).
Nhóm 4 là người lưu trú tạm thời trong các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu lao động nghèo, xóm nghèo, có hoàn cảnh thật sự khó khăn trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách và đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Đáng chú ý, những người đang hưởng lương hưu, người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội và được doanh nghiệp trả lương của tháng 8/2021, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động không thuộc diện hỗ trợ của gói an sinh lần 3 này.
Rút kinh nghiệm từ việc triển khai 2 đợt hỗ trợ trước đây, lần này các địa phương đã yêu cầu tất cả các lực lượng cơ sở phải đi từng ngõ, gõ từng nhà rà từng đối tượng để không bỏ sót người dân bị khó khăn cũng như mở rộng các nhóm đối tượng để kịp thời hỗ trợ.
Ông Vũ Ngọc Tuất - bí thư quận ủy quận Bình Thạnh cho biết thêm:
"Chúng tôi có chỉ đạo cho lực lượng công an, xuống rà soát từng hộ một để kịp thòi phát hiện những hộ chưa được chăm lo, hoặc những hộ không nằm trong diện có hoàn cảnh khó khăn, để kịp thời có những chính sách hỗ trợ".
Theo ông Lê Minh Tấn - giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội TPHCM thì điểm mới của gói hỗ trợ lần này là không phân biệt thường trú, tạm trú hay lưu trú, chính sách hỗ trợ sẽ đến với từng người chứ không dừng lại ở hộ gia đình như trước. Ngoài ra thành phố cũng dành sự ưu tiên để giải quyết trước cho các đối tượng khó khăn phát sinh mới ngoài danh sách đã được hỗ trợ từ 2 gói trước đó:
"Đến lúc này bà con đã tương đối khổ lắm rồi, kéo dài khoảng 90 ngày vì vậy việc thành phố triển khai gói hỗ trợ lần này là chưa từng có trong tiền lệ. Thành phố sẽ rà soát các đối tượng còn sót lại từ đợt 1, đợt 2 để kịp thời bổ sung, thà chi nhiều còn hơn là bỏ sót".
Được biết kinh phí dự kiến của gói an sinh lần 3 để hỗ trợ cho 4 nhóm đối tượng vừa nêu vào khoảng 7500 tỷ đồng. Theo đánh giá của ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TPHCM thì đây là nguồn kinh phí rất lớn nhưng thành phố sẽ nỗ lực để có thể giúp người dân thành phố ổn định cuộc sống, qua đó cùng đồng hành với thành phố trong việc từng bước mở cửa và khôi phục lại các hoạt động kinh tế xã hội:
"Kinh phí để hỗ trợ cho gói 3 này cũn lên đến gần chục ngàn tỷ, đây là lượng kinh phí rất lớn vượt rất nhiều so với khả năng của ngân sách. Tuy nhiên đây là việc phải làm, bà con phải được hỗ trợ để đáp ứng được nhu cầu tối thểu nhất cho đời sống của mình trong thời gian giãn cách".
Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đức Lộc - viện trưởng viện nghiên cứu đời sống xã hội SocialLife) cho rằng hơn 3 tháng TPHCM thực hiện giãn cách xã hội theo nhiều cấp độ khác nhau đã khiến cho nguồn lực và sức chịu đựng của người dân ngày một cạn dần. Sự khó khăn đã không dừng lại ở các nhóm người yếu thế mà đã bắt đầu lan nhanh sang các nhóm đối tượng lân cận có mức sống trung bình. Do đó việc có thêm 1 nguồn kinh phí hỗ trợ cho người dân lúc này là thực sự cần thiết, phần nào sẽ giải tỏa được áp lực và gánh nặng cho người dân:
"Việc có thêm 1 nguồn hỗ trợ cho người dân là rất tốt dù trong bối cảnh như hiện nay thì không biết bao nhiêu cho dủ vì kéo dài quá mức. Sức cầm cự của người dân bây giờ không chỉ dừng lại ở nhóm yếu thế nữa mà có thể kéo sang các nhóm lân cận, trung bình cũng bắt đầu bị kéo vào giai đoạn khủng hoảng. Nguồn lực thì có hạn nên theo nguyên tắc về an sinh xã hội thì chúng ta phải luôn ưu tiên cho nhóm người nghèo nhất, được ưu tiên nhất để họ có thể giữ được ngưỡng sinh tồn".
Như nhận định của các chuyên gia và chính quyền TP.HCM thì việc nhanh chóng triển khai gói hỗ trợ an sinh lần thứ 3 cho hơn 7 triệu người dân thành phố lúc này là cần thiết để có thể duy trì các nhu cầu tối thểu cho người dân.
Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine thì việc đảm bảo chính sách an sinh xã hội cho người dân sẽ là tiền đề quan trọng giúp cho thành phố từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội trong trạng thái bình thường mới. Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: Bước đệm cần thiết bên cạnh vaccine để từng bước mở cửa và phụ hồi kinh tế
TP.HCM một lần nữa đi tiên phong khi triển khai thêm 1 gói hỗ trợ an sinh xã hội cho hơn 7 triệu người dân đang sinh sống, tạm trú thậm chí là bị “kẹt lại” nơi này vì dịch bệnh. Bên cạnh các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, chuẩn bị cho các phương án tái khôi phục nền kinh tế thì chính quyền thành phố vẫn dành một sự “ưu tiên lớn” cho công tác an sinh xã hội, đảm bảo đời sống cho người dân.
Với diễn biến dịch bệnh như hiện nay cùng với kinh nghiệm từ các quốc gia khác trên thế giới, có thể nói chúng ta cần có những điều chỉnh chiến lược, không thể cứ mãi đóng cửa vì dịch bệnh, mà phải từng bước khôi phục lại các hoạt động xã hội để bảo vệ sức khỏe của nền kinh tế, sức khỏe của người dân.
Tuy nhiên muốn làm được điều đó, việc quan trọng nhất là phải ổn định được đời sống và tinh thần của người dân thông qua các hoạt động an sinh xã hội.
Đã có nhiều điểm mới từ gói hỗ trợ lần 3 này khi không còn phân biệt thường trú, tạm trú hay thậm chí là lưu trú; không chỉ vậy đối tượng được hỗ trợ sẽ là mỗi cá nhân chứ không chỉ dừng lại ở hộ gia đình. Việc này chắc chắn sẽ giúp nhiều người được tiếp cận với sự hỗ trợ từ phía chính quyền nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết thấu đáo.
Mức hỗ trợ 1 triệu đồng 1 người có thể không quá nhiều nhưng cũng không là quá ít, điều cần thiết là làm sao để số tiền này đến được đúng đối tượng cần hơn là cào bằng, dàn trải dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực từ ngân sách nhưng hiệu quả xã hội lại không cao. Câu chuyện về tính minh bạch và công bằng cũng cần được quan tâm nhiều hơn khi thực tế từ 2 gói hỗ trợ trước đây đã chỉ ra quá nhiều bất cập.
Để gói hỗ trợ lần 3 có thể đến đúng đến đủ đến kip thời những người dân thực sự gặp khó khăn vì dịch COVID-19 thì rất cần đến một tinh thần trách nhiệm cao của các cán bộ địa phương. Cần phát huy tốt nhất vai trò của ban chỉ đạo phường xã, các thành viên tổ Covid cộng động, các tổ trưởng khu phố khu dân cư để đảm bảo không ai bị “lọt sổ” theo đúng tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”.
TPHCM chỉ có thể quay lại trạng thái bình thường mới khi đạt được độ phủ vaccine nhất định và quan trọng hơn là khi cuộc sống người dân được ổn định hoặc cơ bản được đáp ứng các nhu cầu tối thểu.
Hi vọng rằng chính quyền TP.HCM sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc từ 2 lần triển khai các gói an sinh xã hội trước đó để có thể hoàn thiện và làm tốt hơn nữa công tác chăm lo đời sống của người dân.
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Vụ cháy nhà xảy ra rạng sáng ngày 20/12 tại căn nhà 1 trệt 3 lầu trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM khiến 2 người chết, 13 người bị ngạt khói phải nhập viện, cho thấy câu chuyện phòng cháy chữa cháy dịp cuối năm cần phải cảnh giác cao độ.