Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

TP.HCM: Kiến nghị điều chỉnh mức đầu tư Dự án nâng cấp đường Cao Lỗ lên 395 tỷ đồng

Theo TTXVN - 18/04/2023 | 19:20 (GTM + 7)

Ngày 18/4, tại Kỳ họp thứ chín Hội đồng Nhân dân Tp. Hồ Chí minh khoá X, nhiệm kỳ 2021 – 2026, các đại biểu đã thảo luận và thống nhất thông qua nhiều nghị quyết liên quan đến công tác đầu tư công, mức thu phí, mua sắm vật tư y tế…

Quang cảnh Kỳ họp. Ảnh: Xuân Anh - TTXVN

Quang cảnh Kỳ họp. Ảnh: Xuân Anh - TTXVN

Theo đó, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã nêu tờ trình chủ trương đầu tư 6 dự án; điều chỉnh chủ trương, tăng tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện dự án 6 dự án khác; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng trung hạn vốn ngân sách địa phương (lần 3); điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2023 nguồn vốn ngân sách địa phương.

Ở lĩnh vực giao thông, UBND Tp. Hồ Chí Minh xin chủ trương đầu tư đối với dự án Nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1 trên Quốc lộ 13 với tổng vốn hơn 133 tỷ đồng; dự án Nâng tĩnh không cầu Bình Phước 1 trên Quốc lộ 1 với tổng vốn 111 tỷ đồng, từ ngân sách Thành phố.

Ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh, việc nâng tĩnh không cầu Bình Triệu và cầu Bình Phước 1 là rất cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu quy hoạch hạ tầng đường thủy, tiêu chuẩn Quốc gia về phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa đối với tuyến đường thủy quốc gia sông Sài Gòn đạt tối thiểu 7m.

Đồng thời, giảm thiểu nguy cơ phương tiện giao thông đường thủy trên sông Sài Gòn va chạm vào hệ dầm và mặt cầu đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và khai thác tối đa tiềm năng, tăng cường kết nối vùng, góp phần chia sẻ, giảm bớt áp lực giao thông đường bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bên cạnh đó, UBND Thành phố cũng có tờ trình về quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp đường Cao Lỗ, phường 4, Quận 8. Đây là dự án đã được Hội đồng Nhân dân Thành phố cho chủ trương đầu tư từ năm 2015, với quy mô 2 làn xe, tổng mức đầu tư hơn 297 tỷ đồng. Vào năm 2017, dự án được khởi công, khối lượng đạt 70%.

Tuy nhiên, do công tác bồi thường gặp nhiều khó khăn nên chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư dự án tăng, chi phí di dời hạ tầng kỹ thuật phát sinh khiến dự án dừng thi công từ năm 2020 đến nay.

UBND Thành phố kiến nghị Hội đồng Nhân dân Thành phố điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án từ hơn 297 tỷ đồng lên hơn 395 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Cùng đó, điều chỉnh tên chủ dự án từ Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình Quận 8 thành Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Quận 8 và thời gian thực hiện đến năm 2025.

Nhiều người dân quận 8 đang khổ sở vì đường Cao Lỗ chậm tiến độ. Ảnh: Thy Nhung/PLO

Nhiều người dân quận 8 đang khổ sở vì đường Cao Lỗ chậm tiến độ. Ảnh: Thy Nhung/PLO

Đối với tờ trình về mức thu phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn, đồng chí Phan Văn Mãi cho biết, hiện tại Tp. Hồ Chí Minh vẫn áp dụng mức thu phí theo nghị quyết được ban hành từ năm 2017. Mức thu này mới chỉ áp dụng với 33% đối tượng và khối lượng công việc thẩm định, 67% đối tượng và khối lượng công việc còn lại vẫn chưa có mức thu. Ngoài ra, mức thu cũ cũng chưa bảo đảm được mức chi cơ bản và thiếu đối tượng phải thu theo quy định mới của Bộ Tài chính.

Nghị quyết mới của Tp. Hồ Chí Minh về thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được bổ sung thêm các trường hợp cấp lần đầu, cấp mới, cấp đổi, cấp lại và các loại biến động thay vì chỉ áp dụng với trường hợp giao, cho thuê đất, chuyển nhượng đất như trước đây. Ngoài đối tượng áp dụng là hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, Tp. Hồ Chí Minh bổ sung thêm các cơ quan, cơ sở tôn giáo.

Trong trường hợp thẩm định hồ sơ để chuyển nhượng, các hộ gia đình, cá nhân cần đóng mức phí từ 1.010.000 - 1.400.000 đồng thay vì từ 650.000 - 950.000 đồng như trước đây. Tp. Hồ Chí Minh cũng bổ sung đối tượng là cộng đồng dân cư vào nhóm phải đóng loại phí này. Các tổ chức phải đóng từ 1.800.000 - 2.250.000 đồng khi thẩm định hồ sơ để chuyển nhượng thay vì mức phí từ 950.000 - 1.650.000 đồng như trước đây; bổ sung đối tượng là cơ quan, cơ sở tôn giáo vào nhóm phải đóng loại phí này.

Ngoài các công trình giao thông và thu phí, UBND Thành phố cũng xin chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo và mua sắm trang thiết bị cho 146 trạm y tế tuyến xã với tổng vốn 296 tỷ đồng. Dự án thực hiện từ năm 2023 - 2025, cải tạo, sữa chữa các trung tâm y tế và trạm y tế xuống cấp tại thành phố Thủ Đức và 19 quận, huyện (trừ Quận 7).

Theo ông Phan Văn Mãi, trong những năm gần đây, sự quá tải bệnh viện ngày càng lớn, gây khó khăn, bức xúc cho người bệnh và cả cán bộ y tế, đặc biệt là các bệnh viện tuyến trên, một số nhóm chuyên khoa. Quá tải bệnh viện được xem là nguyên nhân dẫn tới giảm chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh, thời gian điều trị kéo dài. Do đó, việc đầu tư dự án trên là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao cơ sở vậy chất y tế cơ sở tuyến huyện, xã, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân trong tình hình mới.

Trong phiên thảo luận, các đại biểu đều thống nhất cao với nội dung đề xuất của UBND Thành phố. Đại biểu Vương Đức Hoàng Quân cho rằng, các dự án được UBND Thành phố trình lần này là những dự án cấp thiết, cần triển khai nhanh để tạo đòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội hiện nay, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng lâu dài của Thành phố. Tuy nhiên, từ những vướng mắc của dự án cũ sở, ngành liên quan cần có biện pháp tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công, đặc biệt là dự án về hạ tầng giao thông và giáo dục trong thời gian tới.

Đại biểu Trần Quang Thắng đặc biệt quan tâm đến dự án mua sắm trang thiết bị cho 146 trạm y tế với tổng số tiền 296 tỷ đồng. Theo ông Trần Quang Thắng, với số tiền 296 tỷ đồng phân bổ cho 146 trạm y tế thì chỉ mới giải quyết cơ bản chứ chưa thể cải tạo, trang bị một cách đầy đủ vật tư y tế. Ngoài việc mua sắm trang thiết bị, các cơ sở y tế cần có kế hoạch ứng phó nếu dịch COVID-19 và một số dịch bệnh khác diễn biến phức tạp trở lại, đảm bảo an toàn dịch bệnh để tập trung phát triển kinh tế - xã hội./.

Ý kiến của bạn
Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: 'Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: "Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Khác biệt với thái độ nghiêm khắc của các phụ huynh khi con mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có phụ huynh khi con gọi điện, nhắn tin thông báo bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông, lại rất...

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Hà Nội đang thí điểm thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại quận Tây Hồ và từ 15/4 tới sẽ mở rộng sang một số khu vực, một số tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm. Điều này được nhiều người dân mong chờ vì hứa hẹn mang lại nhiều tiện lợi và cơ hội minh bạch.

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là một trong những công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, tạo hành lang Đông - Tây cho khu vực phía Nam.

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Do hạn mặn kéo dài làm mạch nước ngầm và nguồn nước mặt bị nhiễm mặn, một số địa phương ở ĐBSCL đã không còn nước ngọt để sinh hoạt. Những khu vực dân cư ở xa trung tâm xã hoặc ven biển thì buộc lòng phải mua nước ngọt với giá cao gấp 5 lần giá bình quân chung

Loay hoay chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại

Loay hoay chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại

Tiếp nối câu chuyện “Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?”, VOV Giao thông tiếp tục câu chuyện “Người Sài Gòn loay hoay câu chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại”.

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Nếu sống ở Hà Nội, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến tên “Đội bắt chó thả rông”. Thế nhưng, sau những đợt ra quân này thì mọi việc có vẻ như lại đâu vào đấy, chó thả rông vẫn ngang nhiên chỗ đông người. Vậy Hà Nội có đang lãng quên công việc này?

// //