Thay vì được tận dụng làm mảng xanh cho đô thị hoặc sử dụng vào mục đích tiện ích cho người dân thì hàng chục ngàn mét vuông đất ở các gầm cầu, chân cầu trên địa bàn TP.HCM lại trở thành bãi rác công cộng.
Trong nhiều năm qua, khu vực gầm cầu Kênh Tẻ (quận 7 nối quận 4) đã trở thành bài tập kết rác, nhếch nhác, ô nhiễm... Rác thải sinh hoạt, túi nilong, thùng xốp, ly nhựa, bàn ghế hư đến cả xà bần xây dựng… nằm ngổn ngang dưới gầm cầu, chân cầu, xâm chiếm vệ đường, lối đi và tràn xuống cả lòng kênh phía bên dưới gầm cầu.
Nhiều người dân sinh sống gần khu vực này bức xúc cho biết: 'Ngày nào cũng như ngày nào, không bất cứ 1 giờ nào cả. Họ đi làm hay ở nhà miễn tiện là họ tranh thủ vứt rác ở đây. Biển cấm thì có nhưng họ cũng coi thường biển cấm này. Họ ngang nhiên vứt ở đây. Nhiều người cũng nhắc những người vứt rác nhưng không được.
'Đa số là rác không tái chế họ bỏ ở đây rất là nhiều. Thỉnh thoảng ban đêm họ đổ xà bần, họ đổ khu vực cầu thậm chí là trước cửa nhà dân'.
Tại cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu chữ Y (quận 5 nối quận 8), hàng ngàn người tham gia giao thông mỗi ngày đi qua đây đều không khỏi ngán ngẩm trước cảnh rác thải sinh hoạt chất đống ở gầm cầu, dọc chân cầu và trên cả lối đi dành cho người đi bộ trên cầu.
Tại các khu vực này, theo ghi nhận của PV VOVGT, có rất nhiều bọc nilông chứa rác thải bị vứt bừa bãi. Theo như phản ánh của người dân thì nhân viên vệ sinh cũng thường xuyên dọn dẹp tại những khu vực này, nhưng chỉ sau một đêm thì “đâu lại vào đấy” – rác lại tràn lan khắp nơi.
Chị Trần Ngọc Thảo, sống gần cầu Nguyễn Văn Cừ, ngao ngán cho biết: "Không biết rác này ở đâu và do ai vứt nhưng cứ sau một đêm, sáng dậy đi làm thì chị lại thấy rác chất thành đống dưới gầm cầu rồi chân cầu nữa. Rác thải cứ tràn lan như này thì rất là ô nhiễm. Bây giờ lại bước vào mùa mưa nữa, mưa xuống rác thải bốc mùi hôi thối rất khó chịu".
Tương tự, tại cầu Tham Lương - địa bàn giáp ranh giữa 3 quận: quận 12, Tân Bình và Tân Phú cũng “ngập ngụa” trong rác thải. Những ụ rác to nằm “chễm chệ” trên thành cầu, chất đống dưới chân cầu bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bay đầy xung quanh.
Chị Bùi Thanh Phương – một người dân thường xuyên lưu thông qua khu vực này, cũng lắc đầu cho biết: “Lúc trước thì không thấy rác, nhưng dạo gần đây rác trên cầu rồi dưới chân cầu nhiều lắm. Mấy đống rác bự bự không à. Mình thấy rác để tùm lum vầy rất là nguy hiểm. Có hôm mấy người người ta xuýt té do va phải mấy đống rác dưới chân cầu”
Những bãi rác dưới gầm cầu, chân cầu không chỉ gây ô nhiễm môi trường, làm tăng nguy cơ dịch bệnh mà hơn hết nó còn làm mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Dường như việc xử phạt hành vi vứt rác bừa bãi nơi công cộng thời gian vẫn chưa được siết chặt nên tình trạng gầm cầu, chân cầu biến thành bãi rác vẫn đang tồn tại ở khắp nơi. Xả rác không đúng nơi quy định tưởng chừng chỉ là 1 hành động sai phạm nhỏ nhưng lại để lại hậu quả khôn lường mà chính chúng ta sẽ phải gánh chịu.
Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức. Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.
Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.
Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...
Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.
Sáng sớm và giờ tan tầm, dọc 2 bên đường Cô Giang (phường Cầu Ông Lãnh, quận 1), nhiều điểm kinh doanh chiếm dụng toàn bộ vỉa hè che dù bạt, bày biện bàn ghế… để kinh doanh, buôn bán hàng hóa, khiến cho người đi bộ phải đi xuống lòng đường.
Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Việc lưu thông liên tục trên cao tốc là điều thường xuyên và phổ biến. Bên cạnh thuận lợi về điều kiện đường sá, thì người tham gia giao thông phải đối mặt với không ít áp lực, trong đó yếu tố buồn ngủ khi lưu thông liên tục trong khoảng thời gian dài là điều không thể không nhắc đến.