Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tiêm vaccine cho trẻ từ 5 tuổi: Chuẩn bị tốt nhất để an toàn nhất

Chu Đức - Tuấn Linh - 17/04/2022 | 7:54 (GTM + 7)

Bắt đầu từ 18/4/2022, khoảng 11,8 triệu trẻ em trong độ tuổi 5 đến dưới 12 sẽ được tiêm vaccine COVID-19. Cần lưu ý điều gì về vaccine? Chuẩn bị ra sao trước, trong và sau quá trình tiêm để đảm bảo điều kiện an toàn tốt nhất cho trẻ em?

  Bắt đầu từ 18/4/2022, cả nước sẽ chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng cho khoảng 11,8 triệu trẻ em trong độ tuổi 5 đến dưới 12 - Ảnh minh họa

  Bắt đầu từ 18/4/2022, cả nước sẽ chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng cho khoảng 11,8 triệu trẻ em trong độ tuổi 5 đến dưới 12 - Ảnh minh họa

Anh Bùi Chiến Thắng, sinh sống tại quận Tây Hồ (Hà Nội) có con đang học tiểu học cho biết, gia đình sẽ cho cháu đi tiêm vaccine phòng COVID-19 ngay khi có lịch thông báo cụ thể.

Theo anh, tác dụng của vaccine với đại dịch đã thấy rõ, sẽ giúp trẻ em được bảo vệ tốt hơn nếu nhiễm virus SarsCoV2: “Dịch dã như này thì cũng nên, thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế thế này thì tốt quá cho trẻ. Không có vấn đề gì vì mình đã có minh chứng ở Hà Nội qua đợt dịch vừa rồi. Khi mình tiêm đầy đủ rồi thì rất tốt”.

Đồng quan điểm, anh Lại Văn Huy, sinh sống ở quận Hà Đông, Hà Nội cũng ủng hộ chủ trương của Bộ Y tế về việc triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi từ tuần tới: “Tiêm thì theo đa số thôi. Nhà trường mà tổ chức thì mình cũng nhất trí, vì tiêm vắc xin tốt cho các cháu”

Trong khi đó, chị Nguyễn Thúy Anh chia sẻ, cả 2 bé nhà chị đều đang theo học cấp tiểu học. Dù con chị trong độ tuổi của chiến dịch bao phủ vắc xin sắp tới, song gia đình chị tỏ ra khá thận trọng, không vội đăng ký tiêm sớm, vì muốn chờ thêm thông tin về mức độ an toàn của vaccine.

“Thực ra bây giờ mình cũng đang suy nghĩ, cũng muốn đợi thông tin về vaccine. Bởi các cháu đang con nhỏ, rồi phản ứng như thế nào và mức độ an toàn của vắc xin. Cũng có tìm hiểu nhưng phải theo thông tin chính thống. Nói chung là đang băn khoăn nhiều”, chị Thuý Anh chia sẻ.

Được biết, trong chiến dịch tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, sẽ có nhiều đợt tiêm vét, tiêm bổ sung để đảm bảo các em nhỏ bị trì hoãn tiêm hoặc chưa đủ sức khỏe có thể được tiếp cận vắc xin công bằng.

Theo dự kiến của Bộ Y tế, đối tượng tiêm của chiến dịch lần này là khoảng 11,8 triệu trẻ em, trong đó 8,2 triệu trẻ sẽ được tiêm trong quý II, còn 3,6 triệu trẻ đã mắc Covid-19 sẽ được trì hoãn tiêm sang quý III năm nay.

Ông Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đã có 53 quốc gia tiêm và có kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, cũng đã có 20 quốc gia thực hiện. Việc bao phủ vắc xin phòng Covid-19 với đối tượng trẻ em là hết sức cần thiết.

Hiện lô vaccine do Australia hỗ trợ Việt Nam đã kiểm định xong và được chuyển về Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, sẵn sàng chiến dịch tiêm chủng toàn quốc bắt đầu từ tuần tới: “Chúng ta có quan điểm tiêm nhiều nhất, nhanh nhất, rộng nhất, an toàn hiệu quả, đảm bảo tất cả mọi người đều được tiêm chủng.

Mỗi trẻ vẫn có nguy cơ nhất định mắc nặng nhập viện, đặc biệt bệnh nhân đa hệ thống. Tiêm chủng sẽ giảm tối đa các trường hợp đó, giúp các em đi học, tham gia hoạt động xã hội an toàn, giúp giảm thiểu lây nhiễm, đảm bảo một xã hội kế thừa được miễn dịch”

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đề cập thắc mắc một số phụ huynh liên quan tới ảnh hưởng của vaccine tới trẻ em, đặc biệt là các đối tượng chưa dậy thì, bác sĩ Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định, đây là e ngại chính đáng từ dư luận.

Bác sĩ Ngãi cho biết, quy trình sản xuất và đưa vào sử dụng của vaccine rất nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, hai loại vắc xin Moderna và Pfizer mà Việt Nam lựa chọn tiêm cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi được sản xuất dựa trên công nghệ mRNA rất tiên tiến và đã được chứng minh hiệu quả, an toàn. Về lý thuyết, công nghệ này không tác động vào nhân tế bào, cấu trúc di truyền: “Với các dữ liệu hiện nay cũng như bằng cớ về mặt khoa học, chưa có thông tin nào để nói rằng, vaccine phòng COVID-19 hiện nay có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của trẻ”         

Trong khi đó, bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cung cấp thông tin: phản ứng sau tiêm ở lứa tuổi 5 đến dưới 12 cũng tương tự tỉ lệ ở lứa tuổi 12 đến 17.

Cụ thể, phản ứng thông thường như đau đầu, tiêu chảy, ớn lạnh là từ 10 đến 50%, liều 2 phản ứng mạnh hơn liều 1. Phản ứng buồn nôn, sưng tất là dưới 10%; Nổi hạch, phát ban, đau chi, ngủ triền miên khoảng 1%; còn phản vệ sau tiêm chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ 1 phần trăm nghìn, 1 phần triệu.         

Dù vậy, để luôn cảnh giác và có biện pháp ứng phó kịp thời với mọi rủi ro có thể xảy ra trong khi tiêm cho trẻ em, hệ thống tiêm chủng đã được tập huấn, chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc truyền thông trực tiếp cho bố mẹ, thầy cô, người chăm sóc trẻ cũng rất được chú trọng. Trước tiêm cần theo dõi mọi bất thường về sức khỏe của trẻ, trẻ phải thực sự khỏe mạnh mới được cho đi tiêm.

Tại bàn tiêm, phụ huynh cần chia sẻ tiền sử bệnh, dị ứng để được hướng dẫn tiêm an toàn. Sau tiêm, cần ở lại theo dõi khoảng 30 phút và về nhà nếu có biểu hiện tăng nặng cần đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp.         

Bà Dương Thị Hồng nhấn mạnh: “Khi tổ chức tiêm chủng thì ngay trong trường học đó, chúng ta cũng tổ chức tiêm cuốn chiếu theo từng khối lớp. Khối lớp nào thì sẽ tiêm một loại vaccine, hai loại vaccine này đều có thể tiêm cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi, riêng vắc xin Pfizer có thể tiêm chủng cho trẻ 5 tuổi. Vì vậy, chúng ta sẽ cố gắng tiêm liều 2 sẽ cấp số vắc xin tương ứng để đảm bảo chúng ta tiêm đúng liều, đúng loại vắc xin cho các bé”

Hiểu biết của cha mẹ cũng là “vaccine” cho con

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tiêm chủng phòng COVID-19 không chỉ có ý nghĩa quan trọng, là điều kiện thúc đẩy việc trẻ em được tới trường học tập, mà còn giúp các em an toàn hơn khi tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội trong trạng thái “bình thường mới”.         

Như các loại vaccine khác, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cũng có thể gây ra những kích thích phản ứng dị ứng. Thông thường là đau đầu, tiêu chảy, ớn lạnh; nặng hơn có buồn nôn, sưng tấy, nổi hạch, phát ban, đau chi, ngủ triền miên; rất hiếm gặp là sốc phản vệ.         

Trách nhiệm của nhân viên y tế, phía nhà trường là cần chuẩn bị tốt nhất trang thiết bị, thuốc men và sẵn sàng sơ cấp cứu với các trường hợp trẻ gặp phản ứng nặng sau tiêm.         

Trách nhiệm của phụ huynh, người chăm sóc trẻ là nắm vững kiến thức về lợi ích cũng như nguy cơ của việc tiêm phòng, đồng thời chia sẻ chi tiết, đầy đủ tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ, tiền sử dị ứng, bệnh mãn tính, bệnh bẩm sinh.         

Các nhà chuyên môn đã khuyến cáo, chỉ trẻ em hoàn toàn khỏe mạnh mới nên được đi tiêm. Những trẻ đã mắc COVID-19, sẽ được trì hoãn tiêm chủng khoảng 3 tháng.

Các mốc thời gian trẻ rất cần người lớn theo dõi sát, đó là 30 phút sau tiêm, 24 giờ sau tiêm, 3 ngày đầu, 1 tuần đầu và 28 ngày sau tiêm.

Trẻ tiêm xong cần hạn chế vận động thể chất nặng, dẫn đến khó thở, nhịp tim tăng nhanh, hoặc kích thích các phản ứng không mong muốn, dễ dẫn tới việc nhầm lẫn đánh giá đâu là phản ứng sau tiêm, đâu là phản ứng do hoạt động thể lực.

Phụ huynh cũng cần biết con em mình tiêm vắc xin gì, hàm lượng ra sao, để chắc chắn trẻ được tiêm đúng loại, đúng liều lượng, đề phòng trường hợp có trục trặc ở các khâu khác trong quá trình tiêm chủng.         

Công tác làm tâm lý trước tiêm cho trẻ cũng cần được cha mẹ chú trọng. Cần giải thích, trấn an trẻ để không bị ngợp, sợ hãi khi đến nơi đông người hoặc hội chứng sợ kim tiêm. Nếu có biểu hiện đau thông thường sau tiêm, cha mẹ có thể mang đồ chơi, trò chuyện thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ hít thở sâu, thả lỏng.   

Bên cạnh tiêm phòng Covid-19, các mũi tiêm theo lịch phòng chống các bệnh phổ biến khác, đảm bảo miễn dịch cho trẻ theo mùa cũng cần được cha mẹ tuân thủ và tránh bị xao nhãng, quên lịch, bỏ mũi tiêm.         

Chiến dịch tiêm chủng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên sắp bắt đầu trên phạm vi cả nước. Nếu muốn thành công, nó cần sự đồng hành và sự vào cuộc tích cực từ các bậc phụ huynh.         

Hiểu biết của phụ huynh cũng là “vaccine” đối với trẻ em. 

Ý kiến của bạn
TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.

TP.HCM: Danh tính 2 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Tân Bình

TP.HCM: Danh tính 2 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Tân Bình

Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…

TP.HCM: Cháy nhà 4 tầng, 2 người tử vong

TP.HCM: Cháy nhà 4 tầng, 2 người tử vong

Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.

TP.HCM: 17 tuyến buýt đưa đón khách đi metro số 1 chính thức hoạt động

TP.HCM: 17 tuyến buýt đưa đón khách đi metro số 1 chính thức hoạt động

Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.

Mặt bằng TP.HCM 'ngủ đông': Nỗi buồn cuối năm

Mặt bằng TP.HCM "ngủ đông": Nỗi buồn cuối năm

Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.

Học sinh vi phạm luật giao thông: Đừng chỉ trông chờ vào lực lượng chức năng

Học sinh vi phạm luật giao thông: Đừng chỉ trông chờ vào lực lượng chức năng

2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.

Cấp bách mở rộng, tháo “nút cổ chai” cao tốc  TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Cấp bách mở rộng, tháo “nút cổ chai” cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Sau khoảng 8 năm đưa vào hoạt động, cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc, không chỉ gây bức xúc cho người tham gia giao thông mà còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.

// //