Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thiếu kiểm soát cao độ cốt nền xây dựng: Đô thị nhếch nhác, ngập úng liên miên

Hải Hà - 26/06/2022 | 7:35 (GTM + 7)

Cốt nền xây dựng hay là quy hoạch chiều cao nền xây dựng là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo thoát nước và phòng chống úng ngập.

Tình trạng chênh lệch cao độ nền xây dựng giữa các công trình xây dựng và giữa nhà dân với mặt đường, giữa các khu đô thị diễn ra phổ biến tại nhiều khu vực dẫn đến ngập úng và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mỗi khi Hà Nội có mưa lớn, đường Đại lộ Thăng Long đoạn gần cầu vượt đường 70 đến lối rẽ vào đường Lê Trọng Tấn,quận Hà Đông thường rơi vào tình trạng ngập úng kéo dài, trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người tham gia giao thông và cư dân sống gần khu vực này.

GS.TS Nguyễn Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thoát nước Việt Nam phân tích, cốt mặt đường tuyến Đại lộ Thăng Long thấp hơn so với cốt mặt nước sông Nhuệ đi kèm với việc chậm triển khai xây dựng trạm bơm và hệ thống thoát nước dọc tuyến đường này khiến tình trạng ngập úng tiếp tục xảy ra mỗi khi có mưa là điều khó tránh khỏi.

Theo ông Nguyễn Việt Anh, sở dĩ, ngập lụt xảy ra tại nhiều khu vực ở trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng do một phần từ việc buông lỏng trong kiểm soát cao độ nền đường, cốt nền xây dựng tại nhiều nơi: "Cốt xây dựng nâng cao lên khiến cho việc thoát nước trở nên khó khăn hơn và khi xây dựng nhiều công trình không tuân thủ cao độ cốt nền, nước mưa bị dồn từ chỗ này sang chỗ khác".

Không khó để nhận thấy tình trạng các dự án triển khai không đồng nhất về cốt nền xây dựng xảy ra trên nhiều tuyến đường.

Không khó để nhận thấy tình trạng các dự án triển khai không đồng nhất về cốt nền xây dựng xảy ra trên nhiều tuyến đường.

Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt là một nội dung bắt buộc và được tính toán, xác định trong các đồ án quy hoạch đô thị, gồm quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết.

Tuy nhiên, theo KTS Trần Thanh Sơn, Trưởng khoa kỹ thuật, hạ tầng đô thị, Đại học Kiến trúc Hà Nội, nhiều chủ đầu tư không tuân thủ các quy định về cao độ nền trong quá trình triển khai thực hiện: "Tất cả các công trình, các khu đô thị trước khi được phê duyệt dự án đều được phê duyệt cao độ thoát nền bao nhiêu để chống ngập nhưng bắt đầu thực hiện triển khai chi tiết lại vi phạm, chỗ này cao, chỗ này thấp, làm không chuẩn… Quy trình nghiệm thu rất sơ sài vì cũng chẳng ai biết là sai quá vì khi đo người ta không quá quan tâm đến chiều cao công trình".

Không khó để nhận thấy tình trạng các dự án triển khai không đồng nhất về cốt nền xây dựng xảy ra trên nhiều tuyến đường.

Đơn cử như một số tòa nhà văn phòng, chung cư mi ni khu vực phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy có cốt nền xây dựng công trình thấp hơn so với cốt nền mặt đường nên toàn bộ hầm để xe đã bị ngập trong trận mưa lớn hồi cuối tháng 5 vừa qua.

Sự thiếu đồng nhất về cốt nền xây dựng còn gây ra tình trạng lộn xộn kiến trúc cảnh quan

Sự thiếu đồng nhất về cốt nền xây dựng còn gây ra tình trạng lộn xộn kiến trúc cảnh quan

GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Việt Nam nhấn mạnh, những bất cập về chênh lệch giữa cốt nền xây dựng giữa mặt đường và nhà dân; giữa các công trình xây dựng khác nhau đã được cảnh báo từ nhiều năm nay, nhưng nhiều chủ đầu tư chạy theo lợi nhuận vẫn “phớt lờ”

"Nhà đầu tư khá chủ động trong việc xác định cốt nền. Các nhà đầu tư muốn giảm chi phí đầu tư, tăng lợi ích cho mình thường người ta ăn bớt cốt nền trong giấy phép xây dựng, nhiều khi không muốn lấy đất đá cát nơi khác để lấp đầy, nâng cao cốt nền nên đã xảy ra tình trạng ngập úng trong trạng thái thoát nước mưa ở Hà Nội kém", GS.TS Đặng Hùng Võ nói.

Ngoài ra, một số khu đô thị mới khi xây dựng sau luôn cố có cốt nền cao hơn cốt nền đô thị hiện hữu nên có thể xảy ra ngập úng cục bộ ngay chính trong các khu đô thị đó hoặc gây ngập úng cho các khu vực trũng xung quanh.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội cho biết, sự thiếu đồng nhất về cốt nền xây dựng còn gây ra tình trạng lộn xộn kiến trúc cảnh quan: "Bất cập hiện nay là không có sự giám sát cụ thể gây ra ảnh hưởng mỹ quan, diện mạo đô thị. Nhìn vào cốt nền, có những nhà có độ cao thấp khác nhau, không thẩm mỹ.

Do vậy việc liên kết đường giao thông với từng nhà một hoàn toàn có sự khác nhau. VD có  những nhà cao hơn rất nhiều cho nên họ phải làm bậc lên xuống, đường dốc".

Theo một số chuyên gia, sở dĩ xảy ra tình trạng “loạn” cốt nền xây dựng tại một số đô thị là do hiện nay công tác quản lý cao độ nền và thoát nước mặt chủ yếu trên giấy tờ.

Mặt khác, nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến nội dung cốt xây dựng khi cấp phép xây dựng, mà chủ yếu chỉ quan tâm đến diện tích xây dựng, mật độ xây dựng, không gian, hướng phát triển đô thị, mạng lưới giao thông, chỉ giới xây dựng, ít khi đặt vấn đề sâu về chuẩn bị kỹ thuật, quy hoạch chiều cao và các yêu cầu về cao độ nền.

Cần làm gì để ngăn chặn tình trạng “loạn” cốt nền xây dựng?

Cần làm gì để ngăn chặn tình trạng “loạn” cốt nền xây dựng?

Việc xác định và tuân thủ theo đúng cốt nền xây dựng khống chế sẽ đảm bảo việc thoát nước tự nhiên cho khu vực, hạn chế úng ngập, tận dụng diện tích đất vùng trũng và đảm bảo bảo an toàn cho các công trình xây dựng. Bởi vậy cần nhìn nhận hệ lụy của việc buông lỏng kiểm soát cao độ nền xây dựng hiện nay để có sự điều chỉnh tìm ra những giải pháp tốt hơn đối với công tác quản lý cốt nền.

Đây cũng là góc nhìn của kênh VOVGT qua bài bình luận: "Bài học đắt giá từ việc buông lỏng quản lý cao độ nền xây dựng"

Từ cách đây hàng chục năm, vấn đề thiếu đồng nhất cốt nền xây dựng đã được nhiều chuyên gia đưa ra cảnh báo.

Còn nhớ, năm 2016, dự án nâng đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, Tp.HCM lên trung bình 0,7m để chống ngập đã khiến gần 500 nhà dân, cơ quan ở khu vực này đã trở thành “hầm chứa nước” vì thấp hơn mặt đường mới từ 1,8 đến 2m.

Hay dự án cải tạo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài ở Hà Nội đã khiến hàng chục hộ dân có nhà cao hơn mặt đường cả mét vào năm 2016.

Dù rằng, sau khi người dân lên tiếng, chính quyền các địa phương, các chủ đầu tư dự án đã có sự điều chỉnh, tuy nhiên, tình trạng “loạn” cốt nền xây dựng lại trở nên nóng khi hàng chục hầm để xe ở nhiều tòa nhà bỗng chốc biến thành bể ngầm chứa nước tạm thời.

Xây dựng không theo quy hoạch, mạnh ai nấy làm, thiếu minh bạch thông tin cốt nền xây dựng, thiếu sự phối hợp giữa các ngành trong những năm qua là một trong những nguyên nhân đã khiến thành phố “mấp mô”, phố biến thành sông mỗi khi mưa lớn, gây thiệt hại đến tài sản của người dân, thiệt hại về kinh tế và đe dọa sự phát triển bền vững của đô thị trước biến đổi khí hậu.

Vậy, cần làm gì để ngăn chặn tình trạng “loạn” cốt nền xây dựng?

Trước hết, nghiên cứu kỹ hơn, sâu hơn, cụ thể và chính xác hơn cốt nền xây dựng trong quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết.

Xác định cao độ nền là một trong những thông tin đầu vào không thể thiếu nhằm phục vụ cho cấp phép xây dựng, thiết kế kỹ thuật trong dự án đầu tư xây dựng công trình và trong công tác tổ chức hệ thống thoát nước mặt. 

Bởi vậy, việc xác định chỉ số cao độ nền xây dựng cần được tính toán cẩn trọng dựa trên các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, địa chất, thủy văn; các số liệu thống kê tình hình ngập úng lũ lụt qua các năm…

Minh bạch hóa thông tin về quy hoạch chi tiết, thông báo với người dân, các chủ đầu tư các dự án, công trình xây dựng thông tin về cốt nền xây dựng khi thực hiện cấp phép xây dựng.

Theo Luật Quy hoạch đô thị, UBND thành phố, thị xã công bố công khai đồ án quy hoạch chung, UBND quận, huyện thuộc thành phố trực  thuộc trung ương công bố đồ án quy hoạch phân khu

Khi thẩm định, phê duyệt các dự án cải tạo, nâng cấp đường đô thị phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng và tuân thủ đúng cao độ nền xây dựng, có tính tới những yếu tố liên quan đến độ dốc, khả năng thoát nước mặt của khu vực đó.

Đặc biệt, để ngăn chặn tình trạng “loạn cốt nền xây dựng” như thời gian qua, cần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý quy hoạch, chính quyền địa phương trong việc tổ chức kiểm tra, rà soát quá trình khai thực hiện dự án xây dựng hạ tầng đô thị.

Tăng cường kiểm soát cao độ xây dựng trong quá trình cấp giấy phép quy hoạch, giấy phép xây dựng và nghiệm thu công trình; nghiêm túc và mạnh dạn xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về cao độ nền xây dựng.

Đối với các công trình, dự án cố tình vi phạm cốt nền xây dựng gây hậu quả ngập úng, cần có quy định về việc ràng buộc trách nhiệm, bồi thường cho các hậu quả gây ra.

Cùng với đó, bố trí nguồn lực hợp lý để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước phù hợp với quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị.

Trong điều kiện tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương xem xét áp dụng các giải pháp mềm, linh hoạt trong quy hoạch, quản lý cao độ nền đô thị đảm bảo nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ địa hình tự nhiên, các trục tiêu thoát nước chính và hành lang bảo vệ.

Và chỉ khi không còn giải pháp nào khác mới tính đến việc điều chỉnh cao độ nền hiện trạng.

Bài học về sự tùy tiện điều chỉnh cao độ nền xây dựng của nhiều công trình thời gian qua đã khiến Hà Nội phải trả một cái giá quá đắt vẫn còn nguyên giá trị.

Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Nhận diện bức tranh kinh tế những tháng đầu năm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, bất ổn với nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, quý 1-2024, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,66%, cao nhất các quý 1 kể từ năm 2020. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế không tránh khỏi những gam màu xám.

// //